[Kĩ năng làm thơ – phần 2]: Luật trong thơ 8 chữ và cách gieo vần


Có rất nhiều thể thơ từ cơ bản đến phá cách, tuy nhiên có một số thể thơ rất thường xuyên được mọi người lựa chọn bởi nó có thể nnah chóng ngẫu hững bất kỳ lúc nào cho cảm xúc. Hôm nay CAYBUTRE.VN xin tổng hợp chia sẻ một số kiến thức cơ bản về thể thơ 8 chữ, luật và cách gieo vần của thể thơ 8 chữ nhé các bạn!

Trong thơ ca văn học Việt Nam ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và cho tới hôm nay đã có rất nhiều những thành tựu đã đạt được do ông cha ta phát triển và được kế thừa cho tới hôm nay.

Một trong số đó là thể thơ 8 chữ hay còn gọi là thơ bát ngôn. Đây là một thể thơ tương đối đơn giản mỗi dòng thơ có 8 chữ và có từ hai dòng trở lên để ghép thành một bài thơ,về luật thơ cũng rất đơn giản không bị gò bó về quy luật quá nhiều.

Để có một bài thơ bát ngôn hay kinh nghiệm cho chúng ta là, câu đầu tiên có thể thoải mái viết theo cảm xúc chủ đề bài thơ, tiếp theo đến câu 2 và 3 chúng ta sẽ chú ý cho chữ cuối của 2 câu này cùng vần với nhau. Có thể cùng vần trắc hoặc vần bằng. Cứ hai cặp trắc rồi lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cũng tương tự như câu đầu tiên có thể tự do viết theo đúng tinh thần bài thơ không cần theo khuôn khổ, nhưng nếu chữ cuối của câu này vần với chữ cuối của câu đầu sẽ tạo nên sự uyển chuyển, xuôi tai và trọn vẹn hơn cho bài thơ. Sau đây hãy cùng CAYBUTTRE.VN  tìm hiểu xem rằng Thơ 8 chữ là gì, luật thơ 8 chữ, cách gieo vần làm một bài thơ bát ngôn sẽ phải có những gì để có một bài thơ đúng chuẩn nhé.

I)Luật Thanh trong thể thơ

Đầu tiên là về luật thanh trong làm thơ bát ngôn:

Như ta đã biết thơ bát ngôn sẽ có 8 chữ mỗi câu thơ và cứ thế đến hết bài thơ nên luật bằng trắc đối với thể thơ này rất quan trọng nó sẽ làm bài thơ không bị nghe ngang tai mà sẽ nhấn nhá hợp lý để tạo cho âm điệu dương của bài thơ muốn vậy chúng ta chỉ cần theo quy luật chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng; chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc.

Chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ ba là thanh trắc, thứ năm hoặc sáu là thanh bằng

Ví dụ minh họa:

Thanh bằng ở chữ thứ 5 : x x T (b) B x x T VD: Ta nghe rõ(T) con thuyền(B) trôi phấp phới(T)
Thanh bằng ở chữ thứ 6: x x T x (b) B x T VD: Vòm nho nhỏ(T) còn ghi thương(B) nhớ cũ(T)

Ở đây ta thấy được rằng Chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ ba là thanh trắc, thứ năm hoặc sáu là thanh bằng

Giải thích ký hiệu :

– B : phải là bằng
– T : phải là trắc
– b : nên là bằng, nhưng không bắt buộc
– t : nên là trắc, nhưng không bắt buộc
– x : bằng hoặc trắc đều được

II) Cách gieo vần trong thơ

Về cách gieo vần trong thơ bát ngôn cũng rất đơn giản và dễ hiểu có những cách gieo vần sau đây

a)Vần liên tiếp:

Sẽ là hai vần bằng tiếp theo là hai vần trắc,hoặc ngược lại

Như vậy Câu 1 vần câu 2, câu 3 vần câu 4

Ví dụ:

Ta nghe rõ con thuyền trôi phấp phới
Non động hoang mang, tình xưa bạn mới
Hoa chờ, tươi: mây đợi, thắm lưng đèo
Suối quanh co bờ đá dựng cheo leo
Sườn bích lập nâng cao trần thạch nhũ
Vòm nho nhỏ còn ghi thương nhớ cũ
Lệ chia phôi ngàn thuở đọng lưng chừng
Lối vào sâu mấy khoá nẻo sau lưng
Khe nước hẹp khép dần sau bánh lái
Đôi bờ gấm chập chờn xê xích lại
Nóc rêu nhung buông rủ sát ngang đầu
Hồn phiêu dao tưởng cõi chiếc thuyền câu
Lách hang đá bay về non nước Tấn
(Đào Nguyên lạc lối – Vũ Hoàng Chương)

Hoặc là câu 2 vần câu 3, câu 4 vần câu 5.

Ví dụ:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử
(Lời kỹ nữ – Xuân Diệu)

2. Vần chéo (Vần gián cách)

Một vần bằng rồi tới một vần trắc. Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4.

Ví dụ:

Đuốc hoa toả, xiêm y càng rực rỡ
Khói trầm dâng, son phấn ngát lây hương.
Da thịt cháy, nhưng còn hơi bỡ ngỡ,
Nấp sau rèm tơ lụa mỏng hơn sương.
(Động phòng hoa chúc – Vũ Hoàng Chương)

3. Vần ôm

Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần câu 3.

Ví dụ:

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào… tôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng
(Tuổi mười ba – Nguyên Sa)

Đêm thân ái có muôn hoa hồng nở
Em tới đây tình tự một đôi lời
Hồn phong hương trầm tuổi mộng hai mươi
Ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ
(Ân tình dạ khúc – Đinh Hùng)

Trên đây là bài viết rất cơ bản để hướng dẫn tường tận cho các bạn dễ hiểu và có thể tự làm được cho mình một bài thơ bát ngôn hay và đúng chuẩn nhất chỉ cần các bạn có cảm xúc có vốn từ phong phú,và nắm rõ các bước và quy luật bằng trắc thì đã có ngay cho mình một bài thơ siêu hay rồi .Chúc các bạn thành công.

Nguồn đọc chi tiết bài viết: https://vforum.vn/diendan/showthread.php?128734-Tho-8-chu-la-gi-luat-tho-8-chu-cach-gieo-van
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viết Podcast Cây Bút Trẻ Quy định hoạt động
Cộng đồng Người Nhặt chữ Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO
 

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Xuân đã về rồi đấy Xua lạnh giá mùa đông Cho đất trời thay áo Tô má ai thêm hồng Xuân đã về rồi đấy Cho đàn én rợp t...
  Mẹ … con gái đây Chưa vỗ đầy giấc ngủ Đông sang rồi tấm ảnh cũ con nâng Lời ru buồn thuở xưa ấy mẹ ngân ...
  Tháng Mười Hai rồi đấy Anh có thấy gì không Cây sấu nhỏ bên đường Lặng lẽ chờ ai đó…? Hoạ mi cúc đang nở...
Kính tặng Thầy, Cô và các em học sinh  o Tôi nhìn thấy chiếc lá rơi Ngẫm nghĩ xa xôi cuộc đời nghề giáo Giáo án: Hàn...
Khúc giao mùa Mùa thu Là màu nắng mà trời hè đánh rơi Là trời chiều ru hạ về dịu mát Là hơi thở ngọt lành trong ngột...
Nếu ngày mai cuộc sống chẳng êm đềm Thì anh nhé bên em đừng xa nữa Hãy gìn giữ những lời anh từng hứa Để thấy rằng em...
Căn cứ theo Quy định hoạt động của Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam Căn cứ theo cơ sở và tình hình hoạt động hiện tại CBT Việt Nam xin trân trọng thông báo về việc bổ nhiệm tân Tổng Phụ trách tại ...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
Hoài niệm
Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
Biến cố và trưởng thành!
Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
Góc nhỏ trong tim BiBo
BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
Khoảng trời màu trắng
Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
Bông hoa thanh xuân
 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 23, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 16, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Chín 14, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Chín 12, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 31, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ