Vĩnh biệt nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – người đã truyền động lực về sự nỗ lực phi thường cho nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
Theo Tuổi trẻ, vào 2h05p rạng sáng ngày 28.9 nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời tại nhà riêng ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức (TP.HCM) sau thời gian dài chiến đầu với bệnh suy thận. Sự ra đi của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký khiến nhiều thế hệ học sinh không khỏi xót xa khi câu chuyện của ông đã làm nguồn động lực, cảm hứng cho tuổi thơ của nhiều học sinh Việt Nam.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường.
Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học. Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.
Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: “Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo đã cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được”. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Hình ảnh cậu bé quặp viên gạch non trong hai ngón chân tập viết trên sân được tái hiện trong sách giáo khoa đã trở thành ký ức không bao giờ quên với nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.
Lên cấp 3, theo lời động viên của bạn bè, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn học ngành Ngữ văn. Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Năm 1970, ông bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cũng trong năm này, ông cho ra đời tập truyện kí viết bằng chân đầu tiên với tựa đề “Những năm tháng không quên” (sau đổi là “Tôi đi học” và đã được tái bản nhiều lần).
Đã từ 60 năm kể từ ngày ‘cậu bé Ký’ dùng đôi chân viết nên câu chuyện Tôi đi học trên những cánh đồng Hải Hậu, Nam Định. Từ câu chuyện đầy ý nghĩa và truyền cảm hứng này, ông đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ về nghị lực phi thường, sự cố gắng không ngừng nghỉ trong việc học tập cũng như đến thành công.
Hình ảnh cậu bé quặp viên gạch non trong hai ngón chân tập viết trên sân được tái hiện trong sách giáo khoa đã trở thành ký ức không bao giờ quên với nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.
Dù đối diện với khuyết điểm lớn khi bị liệt hai tay, ông Nguyễn Ngọc Ký đã nỗ lực trong việc học tập, trở thành học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, sinh viên duy nhất có tác phẩm xuất bản ngay khi vừa tốt nghiệp của khoa văn.
Ông bắt đầu chuyển từ Nam Định vào TP.HCM sinh sống, làm việc tại quận Gò Vấp vào năm 1994. Dù phải đối diện với bệnh tật vào những năm cuối đời nhưng người nhà giáo kính mến vẫn cống hiến không ngừng nghỉ. Ông thường xuất hiện trong các buổi giao lưu giáo dục lẽ sống cũng như bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một cách để động viên và tiếp cho các thế hệ học sinh về ý chí vươn lên trong học tập. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.
Hiện ông đã nghỉ hưu, dù tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo, song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lý qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại TP.HCM. Ông vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những vần thơ, câu đố hay trang sách của mình. Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông qua đời sáng ngày 28/9/2022. Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam xin cúi đầu tiễn biệt ông – Vĩnh biệt nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – người đã truyền động lực về sự nổ lực phi thường cho nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn! |
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM |
Các cuộc thi viết | Podcast Cây Bút Trẻ | Quy định hoạt động |
Cộng đồng trên Facebook | Cộng đồng nhóm Zalo | GIỌNG THU VÀNG 2025 |
0 Comments