Tấm lòng cha mẹ


Giờ đây bố nó mất rồi, gánh nặng gia đình chuyển sang vai nó. Cánh cửa bước vào trường Đại học dường như đang khép lại…

 Nhà ông Khểnh đã ba đời bần cố nông. Ông nội thì suốt đời đi ở đợ cho địa chủ. Đến bố ông cũng chỉ là tá điền nhờ có chút tích cực đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất. Ông được chia căn nhà lợp ngói và mảnh vườn kha khá. Nhưng cái tố chất nông chi điền ấy là bản chất thâm căn cố đế rồi nên dẫu được chia nhà chia ruộng vẫn cứ nghèo.
Đến đời ông cũng chỉ làm ruộng và đi phụ hồ. Học hành cũng chỉ gọi là biết đọc biết viết thì bỏ học. Lúc còn nhỏ, ông đi học ba năm một lớp. Học cố hết cấp một thì ông bỏ học ở nhà đi chăn trâu, lớn lên thì cày sâu cuốc bẫm rồi lấy vợ. Suốt đời mặt người ngang đít con trâu chẳng bao giờ khá lên được. Vì vậy ông rất thấm thía và nhục nhã về sự nghèo nàn và ít học. Cái nhục của người nghèo như nỗi nhục của người dân mất nước. Trong xóm ngoài làng ông luôn là người thấp cổ bé họng, không bao giờ dám to tiếng với ai.
Đến đời Thằng Khởi con ông lại khác. Nó rất thông minh sáng dạ, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi – toàn điểm chín, điểm mười. Ông đặt hy vọng vào nó rất lớn, mong nó là người có học làm rạng rỡ tổ tông. Ngặt một nỗi, ông nghèo quá mà vợ ông đau yếu luôn. Số tiền ông đi phụ hồ chả được là bao còn phải chi tiêu đủ thứ, hết ốm đau lại ma chay hiếu hỉ. Có tháng đi bảy đám ma ba đám cưới – kiếm tiền sao cho kịp.
Ở nhà quê rất nhiều hủ tục lạc hậu rườm rà ngoài ra còn đám giỗ và làm mả. Hết những việc đó lại tới tiền học, tiền sách cho thằng Khởi. Dưới thằng Khởi còn hai đứa em gái cũng đều đang đi học.
Thắng Khởi học cấp ba thì gánh nặng tiền bạc càng oằn lên đôi vai của ông Khểnh. Hiểu được sự hy sinh của bố mẹ nên Khởi càng chăm chỉ học tập. Nó là đứa có hiếu, biết suy nghĩ thấu đáo. Một lần trong bữa cơm nó nói :
– Thời buổi bây giờ học xong Đại học cũng thất nghiệp đầy. Con đã lớn rồi hay để con nghỉ học đi làm lấy tiền giúp đỡ bố mẹ.
Chỉ nghe nói vậy, ông Khểnh đã vằn mắt lên :
– Đời bố coi như đã bỏ đi, nhà mình mấy đời không có ai học hành ra gì. Giờ mới có mày là niềm hy vọng của cả nhà, chỉ cần mày đỗ đại học vất vả mấy bố cũng chịu được.
– Mẹ thì đau yếu không làm được việc nặng. Một mình bố cáng đáng cả nhà vất lắm. Cứ để con nghỉ học đi làm cũng được nhà mình nghèo vậy học cũng chả đến đâu cả.
Ông khểnh đập vỡ cái bát đang ăn cơm quát lớn :
– Chừng nào tao còn sống vẫn nuôi được ba đứa mày ăn học. Nếu mày bỏ học tao chết ngay cho mày xem. Sáng mày bỏ học thì chiều về đưa tao ra đồng mua mà chôn.
Thằng Khởi cúi gằm mặt không dám hé răng lời nào nữa. Bà Khểnh nước mắt lăn dài, nuốt không trôi cơm.
 Mẹ Khởi là người có chút tật nguyền, bị khèo một bên tay nên không thể lao động nặng. Hàng ngày chỉ ở nhà cơm nước và cho lợn gà ăn.
Mấy hôm sau, ngày nào bà cũng dậy rất sớm mặc bộ quần áo rách, tay cắp chiếc nón đã xổ lua tua rồi đi tới tối mịt mới trở về. Mỗi hôm bà cầm về được một nắm tiền lẻ khoảng vài chục nghìn. Ai hỏi bà nói lên coi hàng đỡ người bà con trên thị trấn.
Một hôm có mấy đứa học cùng lớp thằng Khởi ra chợ chơi. Lúc trở về có đứa gọi thằng Khởi ra bảo :
– Khởi ơi! Mày học giỏi để làm gì, mẹ mày đang ăn xin ngoài cổng chợ kia kìa!
Thằng Khởi nói lại :
– Đừng có ăn nói bậy bạ! Mẹ tao sao lại phải đi ăn xin.
Đứa bạn nói :
– Nếu mày không tin ra cổng chợ huyện mà xem – mẹ mày đang ngửa nón, lạy ông đi qua lại bà đi lại để xin tiền đấy.
Thằng Khởi điên tiết xông vào tóm cổ áo định đánh thằng bạn. Mọi người phải can ngăn mãi mới được.
Một đứa khác bảo :
– Chợ cũng cách trường mình không xa, cứ ra xem thực hư thế nào.
Thằng Khởi nửa tin nửa ngờ, chạy một mạch ra cổng chợ huyện. Đến nơi nó vẫn đang thở hổn hển thì bỗng hai chân khuỵu xuống, tim như bị ai bóp nghẹt khi thấy hình ảnh mẹ nó đang chìa cái nón rách bằng cái tay tật nguyền ra xin tiền. Mấy người đi qua thi thoảng lại có người thả cho mấy đồng bạc lẻ.
Thằng Khởi không nói không rằng rằng kéo tay xềnh xệch mẹ nó về. Tới nhà nó mếu máo nói :
– Mẹ làm vậy con còn mặt mũi nào mà đi học nữa.
– Không có thì đi ăn xin có trộm cắp gì mà phải xấu hổ.
– Ở trường chúng nó đang gọi con là con của kẻ ăn mày kia kìa.
Nói xong thằng Khởi vào đắp chăn nằm khóc hai ngày không đi học. Cả nhà dỗ dành mãi nó mới chịu dậy ăn cơm. Sau đó bà Khểnh phải hứa không đi ăn xin nữa nó mới chịu đi học.
Đến năm lớp mười hai việc học thêm học nếm của thằng Khởi tốn rất nhiều tiền. Ông Khểnh oằn lưng ra để kiếm tiền. Cả nhà chắt chiu tiết kiệm để lấy tiền cho nó ăn học.
Hôm nó đi thi ông Khểnh bán một con lợn cho nó lấy tiền lộ phí. Ông dậy sớm thịt gà thổi xôi thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho con đi thi được thuận lợi. Thi xong trở về cả nhà hồi hộp ăn ngủ không ngon mong chờ kết quả.
Được mười mấy ngày thằng Khởi xem điểm trên mạng được 29,5 điểm – gần như điểm tuyệt đối đủ vào Đại học Y Hà Nội. Nó về báo cho cả nhà. Ông Khểnh mừng quá suốt đêm không ngủ được. Hôm sau gặp ai ông cũng khoe con mình đã đủ điểm đỗ Đại học, chỉ còn chờ giấy báo nữa là xong.
Nhưng đằng sau niềm vui ấy lại là nỗi lo. Đỗ Đại học thì phải có tiền đi nhập học, tiền thuê nhà trọ, tiền ăn học hàng tháng. Rồi phải tổ chức một bữa liên hoan cho nó đi thật hoành tráng nữa.
Để lo cho việc ấy, ông Khểnh ngày đêm kiếm tiền. Ban ngày đi làm phụ hồ, tối ông lại đi theo toán thợ đổ bê tông đêm. Do cố sức mệt mỏi nhiều ngày, ông Khểnh hoa mắt trượt chân ngã từ giàn giáo tầng ba xuống. Ông được đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu. Do chấn thương quá nặng ông rơi vào tình trạng bán hôn mê lúc tỉnh lúc mơ.
Câu đầu tiên ông hỏi lúc tỉnh là:
– Thằng Khởi đâu, đã có giấy báo đỗ Đại học chưa?
Ba ngày sau ông Khểnh chết. Trước khi tắt thở, ông cũng được nhìn thấy cái giấy báo đỗ Đại học rồi mới nhắm mắt xuôi tay.
Cả gia đình lẫn làng xóm đều khóc thương ông. Người đau khổ nhất là thằng Khởi, nguyện  vọng cuối cùng của bố nó là tấm bằng đại học. Giờ đây, bố nó mất rồi, gánh nặng gia đình chuyển sang vai nó. Cánh cửa bước vào trường đại học dường như đang khép lại. Nó không biết phải làm sao để thực hiện lời hứa với bố. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nó.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viếtPodcast Cây Bút TrẻQuy định hoạt động
Cộng đồng trên FacebookCộng đồng nhóm ZaloGIỌNG THU VÀNG 2025
 

0 Comments

    Leave a Reply

    You must be logged in to post a comment.

    Mình lớn lên từ quê – trong một gia đình nông dân, nơi từng giấc mơ đều phải đánh đổi bằng rất nhiều nỗ lực. Mọi điều...
    Tham gia một chương trình, ai cũng mong là mình chiến thắng. Nhưng giải thưởng thì cũng chỉ có những số lượng nhất đị...
    Chẳng thể nào giấu mọi thứ vào đêm Ta khờ khạo tin vào những điều thiêng liêng nơi cõi thế Trăng vẫn tròn vành mỗi m...
    Khánh thành Từ Đường họ, trong danh sách dài dằng dặc nhi nhít chữ không khác nào tờ sớ của Táo Quân cuối năm lên chầ...
    Bạn biết đấy! Có vài thời điểm trong cuộc đời mà bạn không thể nào quên được. Và tôi cũng đang trải qua một trong nhữ...
     Có ai đã từng ngồi trên baga trước của chiếc Honda? Ngày tôi còn bé, tôi thường theo mẹ ra phố bán hàng. Mẹ chất hàn...
    Nhưng có ai chạy mãi không mệt? Chúng ta cũng ví như một động cơ sử dụng nhiên liệu năng lượng làm nguồn sống. Nếu kh...
    Dù cho có lớn lên ở Sài Gòn, cô vẫn mang dáng dấp của một người con gái Hà Nội. Thích quà quê. Nhẹ nhàng. Từ...
    Thạch Hãn đêm Hoa Đăng Bài diễn văn tri ân trầm buồn vang vọng Những ngọn nến dập dìu lan theo con sóng Bồi hồi n...
    Hưởng ứng tinh thần kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, CBT Việt Nam đã phát động mini game cho các giọng đọc trong GROUP GIỌNG THU VÀNG. Theo đó, mini game có chủ đề các g...
    BTC Giải thưởng Giọng Thu Vàng 2025 nhận được một số thư từ bạn đọc, các thí sinh và người nghe và theo dõi chương trình có kiến nghị về việc thay đổi thời gian diễn ra của 2 vòng thi trong khuôn k...
    Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
    Hoài niệm
    Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
    Biến cố và trưởng thành!
    Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
    Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
    Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
    Góc nhỏ trong tim BiBo
    BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
    Khoảng trời màu trắng
    Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
    Bông hoa thanh xuân
     “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
    Thứ Hai, Tháng 4 07, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Hai, Tháng 4 07, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
    Thứ Tư, Tháng 4 02, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
    Thứ Ba, Tháng 4 01, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
    Thứ Ba, Tháng 4 01, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
    Thứ Bảy, Tháng 2 01, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Tư, Tháng 1 29, 2025 CBT Việt Nam Thông báo Quản trị
    Chủ Nhật, Tháng 1 26, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Ba, Tháng 1 21, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
    Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
    Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ