Bông hoa thanh xuân


 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoan đã ! Mình đã nghe bài này ở đâu rồi thì phải…? Để nhớ lại xem nào…à…phải rồi, đó là khung cảnh ấy, tôi và cả lớp đều đang vỗ tay và hát một bài hát, tôi nhớ ra rồi đó chính là Mái Trường Mến Yêu.

– Làm gì mà ngồi ảm đạm vậy Tú ? Lại còn nghe mấy bản nhạc thiếu nhi nữa chứ, ông bị làm sao vậy ?

Đó là Hiền bạn thân của tôi và cũng là người bạn đời lâu năm nhất của tôi, cậu ấy hiểu rõ tôi cần gì lúc này hơn ai khác. Tôi trở lại với ký ức hồn nhiên tuổi mộng nhỏ bé ấy cùng ngân nga lại bài hát ấy, khung cảnh tuổi thơ dần hiện rõ trước mắt như một bức tranh. Nếu ai đó ước có cỗ máy thời gian để quay lại tuổi thơ ấy thì với tôi…não bộ của tôi mới chính là cỗ máy thời gian và trái tim tôi chính là nhiên liệu để hoạt động nó. Những gì đã xảy ra hôm nay cũng chính là kỷ niệm trong quá khứ của ngày hôm sau…xa dần…xa dần…và cứ xa dần. Tôi nhớ lần đầu tiên mẹ đưa tôi đến trường mầm non, mọi thứ xung quanh tôi như một thế giới mới, cây cối, hoa lá, những dòng chữ đủ màu sắc của Trường Mầm Non 14 trông thật đẹp mắt nhưng với tôi nó chẳng đẹp bằng ngôi nhà của mình. Tôi có thời gian dài vui học vui chơi ở nơi đây, nào là học chữ học số, nào vẽ mỹ thuật xé dán thủ công, hay thậm chí là xây dựng công trình bằng mô hình,…Tôi còn nhớ ngày cuối cùng tôi học ngôi trường này khi cô giáo tập hợp các bạn lại ngồi thành một vòng tròn rồi sau đó giới thiệu cho mọi người về các dụng cụ học tập khi lên lớp một. Cô cho các bạn xem 1 chiếc cặp và các ngăn cặp, những quyển sách vở, bút mực có thể bơm mực và những cục tẩy, thước, viết chì. Nhìn thoáng qua thì tôi lại yêu thích những cái mới mẻ và muốn thời gian trôi qua thật nhanh để bước vào lớp một, với tôi những dụng cụ ấy đều là những món hành trang quý giá trong tương lai của tôi.

Ngày 23 tháng 7 năm 2007 là khoảng thời gian tôi đến nhận lớp mới tại trường tiểu học Tân Sân Nhì tọa lạc tại quận Tân Phú cách trường mầm non tôi từng học hai trăm mét. Tôi bỡ ngỡ và choáng váng với sự rộng rãi và cao lớn của ngôi trường, tôi tự nghĩ trong đầu rằng đi hết ngôi trường này đến tối cũng chẳng hết. Để không cảm thấy bị bơ vơ lạc lõng giữa chốn lạ mà tôi đang nghĩ, mẹ tôi đã theo tôi đến tận lớp và đứng ngoài cửa để theo dõi tôi, nhưng không chỉ có mẹ, còn có những phụ huynh khác cũng đang theo dõi con mình, điều ấy giúp tôi có thêm động lực vì không phải chỉ có mình tôi biết sợ là gì. Tôi băn khoăn tìm chỗ ngồi, càng tìm càng rối vì tôi vốn đang sợ mà chẳng nhìn ra ghế trống, chẳng lẽ lớp mới không chào đón tôi ? Bỗng có một bạn gái ngồi bàn cuối cùng ở dãy giữa vẫy tay gọi tôi lại rồi chỉ tay vào chiếc ghế trống bên cạnh bạn, tôi háo hức ngồi bên cạnh bạn và nói “cảm ơn” và chúng tôi cùng học các quy tắc lớp học, phép chào hỏi giáo viên và phát thời khóa biểu.

Kết thúc buổi nhận lớp, tôi thật sự rất hào hứng với những điều mới mẻ được học, tôi trông chờ đến giữa tháng tám bắt đầu khai trường khi chúng tôi bắt đầu học chính thức. Tôi bắt đầu ngày học đầu tiên chỉ sau đó hơn nửa tháng, tôi háo hức đi đến bên bàn của Diễm Trúc, người mà đã nhường chỗ ngồi cuối cùng cho tôi vào ngày nhận lớp ấy và mở lời “chào bạn”. Tôi nhớ rằng chỉ mới hào hứng được mười lăm phút thì cô giáo đã đưa ra một đề nghị như sét đánh ngang tai đó chính là “đổi chỗ”, tôi vẫn không thể nào hiểu nổi lý do cô đổi chỗ chúng tôi để làm gì trong khi cô vẫn chưa hề biết được thực lực hay tính cách của chúng tôi để chọn chỗ cho hợp lý. Sau một khoảng thời gian hỗn độn di chuyển thì tôi được xếp ngồi kế bên bạn nam ở bàn thứ hai, tôi ngoảnh mặt lại nhìn Trúc, tim tôi như thắt lại khi ngồi xa một người bạn mình vừa mới quen được. Ngày qua ngày mỗi tiết trôi đi tôi đều lặng lẽ nhìn Trúc, cô ấy dường như không ngó ngàng gì tới tôi và gần như nói chuyện rất thân mật với bạn nữ ấy…thôi thì có duyên không nợ vậy.

– Chào bạn ! Tui tên Hiền…còn ông tên gì ?”

        Tôi vốn rất nhút nhát nên may mắn thay bạn nam đó đã chủ động tự giới thiệu trước và tôi chỉ việc nối đuôi theo lời giới thiệu đó và nói “Còn tui tên Tú.” Vào tiết học cả hai đứa chúng tôi lại im lặng mà chăm chú bài giảng thay vì xì xào nói chuyện như những bạn bàn khác, có lẽ vì chúng tôi vẫn còn quá xa lạ để bắt chuyện hay do tôi và bạn ấy đang tuân thủ nội quy lớp ? Bầu không khí im ắng trong chúng tôi bỗng bị đánh tan khi ba tiếng trống vừa vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tôi thoặt nhìn Hiền một cái thì bạn ấy đã vội chạy sang dãy khác và đi cùng một nhóm khác xuống sân chơi, vậy là tôi lại bước đi lẻ loi trên hành lang chẳng có ai ngó ngàng. Mặc dù tôi chỉ đi một mình nhưng tôi vẫn có cảm giác như ai đang đi sau lưng mình…tôi bất chợt quay lại nhìn thì mới biết hóa ra là thằng bạn học cùng lớp tôi, trông cậu ta thật sự rất nhỏ con.

– Ê đi chơi với tui nè, tui tên Tuấn, còn ông là Tú đúng không ?

– Gì ? Ông nhớ tên tui hả ?

Chúng tôi đi dạo vòng quanh sân trường để thám hiểm, đột nhiên có một thằng nhóc ở ngoài trường đang nhìn vào chúng tôi qua hàng rào, trên tay cầm một cây súng nước và hướng về phía bọn tôi. Một dòng nước nhỏ bắn trúng tôi, rồi nó quay sang bắn vào Tuấn. À ha ! Được rồi nó muốn chiến với chúng tôi đây mà, tôi cùng Văn Tuấn thống nhất dùng cọng thun nhỏ mắc vào đầu ngón tay hóa thành ná thun và dùng lá để làm đạn. Một hai ba…chúng tôi giao chiến với thằng nhóc đó, Tuấn bị nước bắn vào người liền nhảy lùi về phía sau còn tôi thì nhìn Tuấn cười hả hê, sau một cuộc chiến cân sức thằng nhóc cuối cùng đã bỏ đi, chúng tôi liền đập tay nhau ăn mừng vũ điệu chiến thắng. Sau một cuộc chiến vất vả thì chúng tôi quyết định chọn đi ngắm cảnh sân vườn của trường, tôi đột nhiên choáng ngợp với khung cảnh tươi mát xanh ngát của hàng cây kiểng, cây ăn trái ở sân vườn sau trường. Các thầy cô gọi đó là vườn sinh thái, tôi nhớ năm ấy trường tôi là trường tiểu học duy nhất tạo ra hệ sinh thái nhỏ trên chính mảnh đất sân sau ấy nhờ có nhiều mảng xanh và sắc màu của hoa, có ba đến bốn căn chòi nhỏ phục vụ cho việc họp nhóm của mỗi phong trào trường tổ chức. Thứ duy nhất bắt mắt nhất chính là thú nuôi của trường học, một bên chuồng là nuôi vịt, một bên chuồng thỏ và chuồng giữa chính là một con dê, chính những yếu tố này đã tạo nên khu vườn sinh thái của trường học trở nên phong phú hơn và thích hợp trong việc học tập thêm về bộ môn khoa sinh học.

– Tui không ngờ trường mình lại tuyệt vời tới vậy, ông có thấy bất ngờ không ?

 – Có chứ ! Tui thấy quá lý tưởng rồi…Ê kia có phải là đứa ngồi kế ông không ?

Tôi và Văn Tuấn đi lại căn chòi mà nhóm của Hiền đang ngồi tán gẫu, chúng tôi vẫy tay chào hỏi thân mật nhưng họ lại trả lời một cách đuổi khéo.

– Tụi này quen lâu rồi mới thành nhóm, hai bây ở đâu xộc vô tự tiện vậy ?

 Hiền đột nhiên đứng dậy ngay lập tức, Văn Tuấn liền kéo tay tôi ra giữ khoảng cách với bọn chúng để đề phòng bị gây sự, nhưng chúng tôi đã nghĩ lầm, Hiền kéo tay hai người chúng tôi ra chỗ khác rồi nói nhỏ.

– Tụi tui chơi với nhau lâu từ lúc còn học mẫu giáo, tụi nó khó gần lắm. Mặc dù chung lớp nhưng mà tụi nó thấy lạ là sẽ không tiếp đâu, đi theo tui chơi nè. 

Hiền dẫn chúng tôi rời khỏi vườn sinh thái để trở về lớp, tôi băn khoăn giờ ra chơi vẫn chưa kết thúc tại sao cậu ta lại dẫn chúng tôi về lớp ? Chúng tôi đến bên bàn của một bạn nam đang ngồi vẽ, cậu ấy là Gia Bảo và cũng chỉ có một mình chứ không có hội nhóm như Hiền. Còn tôi vẫn đảo mắt sang bàn của Diễm Trúc đang vui vẻ trò chuyện với bạn nữ kia nhưng thực sự Trúc vẫn không có lời chào tôi khi nhìn thấy tôi. Hiền nói chuyện với Gia Bảo một lúc lâu thì quay sang nói chúng tôi có thể trò chuyện với Bảo và kết bạn với nhau.

– Ông vẽ gì vậy ?

– Tui vẽ nhân vật hoạt hình, tuy không chuẩn xác nhưng nhìn đẹp không ?

 – Đẹp đó ông…tụi tui còn không vẽ được như vậy nữa là.

Chúng tôi có khoảng thời gian dài chơi với Gia Bảo, cả ba chúng tôi đều rất thân thiết và không thể thiếu ai vào mỗi giờ ra chơi. Một lần nọ tôi đã kể chuyện này cho mẹ tôi biết về hai người họ, mẹ tôi nói rằng đã biết nhà của Hiền rồi vì cậu ấy thường ăn sáng ở ngay một quán hủ tiếu mặt tiền đường Nguyễn Thế Truyện, hoàn cảnh của Hiền rất khó khăn. Chúng tôi vẫn chung lớp nhau từ lớp một đến lớp năm, qua các khóa học như vậy nhưng Hiền lại không thể mua được một bộ đồ mới, tôi và Gia Bảo mỗi năm học mới thì luôn sẵn sàng cho một chiếc áo trắng mới tinh và tươm tất nhưng áo của Hiền gần như đã bị phai mất màu trắng vốn có, nhìn vào như cậu ấy chỉ đang mặc một cái áo sơ mi xám mà đi học thôi. Cuối cùng vào năm lớp ba, mẹ tôi đã quyết định tặng lại chiếc áo sơ mi cũ cho Hiền vì tôi đã có áo mới, áo cũ của tôi giữ rất kỹ nên vẫn còn nguyên vẹn màu trắng không hề bạc phai. Từ đó tình bạn giữa tôi và Hiền lại càng gắng kết hơn nữa, cậu ấy tìm cách cho tôi gia nhập vào hội nhóm và chơi cầu lông cùng với nhau, tôi dần cảm nhận được sự hạnh phúc có được sau bao năm tháng đợi chờ một cuộc chơi thú vị tới như vậy. Tôi cũng ngỏ lời có nên tặng áo cho Văn Tuấn nhưng Tuấn nhất quyết từ chối vì cậu ấy nói rằng cậu vẫn có đủ tiền để mua một chiếc áo mới mỗi năm, nên Tuấn đã khuyên nhủ tôi rằng hãy cố gắng nâng đỡ cho Hiền. Gia Bảo và Văn Tuấn cùng nhau vẽ vời cho ra những bức tranh sáng tạo, Hiền và tôi cùng nhóm bạn cùng chơi chọi cầu ở sân trường rèn luyện thể lực lẫn tình đoàn kết.

Vậy là chúng tôi gần như đã hoàn thành chương trình tiểu học sau kỳ thi học kỳ hai lớp năm, trong mỗi người chúng tôi đều học sinh khá giỏi mà chẳng có ai trung bình hay phải thi lại. Đó chính là thành quả mà chúng tôi gắn bó với nhau để cùng nhau đi lên chứ không hề cạnh tranh để bước qua trình độ của nhau, nhóm bốn người chúng tôi nhìn nhau cười tươi với bộ trang phục tốt nghiệp, trông chúng tôi thật sự đã trưởng thành rồi. “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu, có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói.” Trong lúc chờ nhận thưởng và bằng tốt nghiệp, chúng tôi được theo dõi các tiết mục văn nghệ của trường, đặc biệt hơn đó là bài hát Mái Trường Mến Yêu vẫn văng vẳng trong tâm trí tôi cho tới tận ngày hôm nay. Tôi và Thanh Hiền lúc này đang ngồi uống nước ở quán nước đối diện trường cũ, trường tiểu học Tân Sơn Nhì ngay lúc này đã là một ngôi trường màu xám chứ không còn là màu vàng như khóa của chúng tôi, thậm chí vườn sinh thái giờ đây đã không còn như trước nhưng mảng xanh còn lại ấy sẽ là những hoa lá đại diện cho thế hệ trẻ luôn tươi sáng và muôn màu.

– Ông còn liên lạc với Văn Tuấn không Hiền ?

– Không á ông ! Tuấn chuyển nhà đi đâu tui không biết nữa, tui chỉ biết nó đã đi nghĩa vụ quân sự rồi. Còn Gia Bảo vẫn còn ở nhà cũ, nếu ông muốn thì tui dẫn ông qua nhà nó chơi, còn tiền nước lần này để tui trả cho.

– Cảm ơn ông!

Tôi cảm thấy đượm buồn vì đã không gặp được Tuấn lúc này, năm xưa tôi và bạn đã từng giao chiến với một thằng nhóc bằng ná thun giả và súng nước nhưng giờ đây bạn đã được trải nghiệm súng đạn thật sự rồi, chúng tôi vẫn sẽ luôn chờ đợi cậu ấy quay trở lại để họp mặt với chúng tôi.

Minh Thượng

► Bạn đang đọc bài tham gia thi cuộc thi viết “Nơi ấy trong con được tổ chức từ ngày 02/10 – 30/12/2024. Quý tác giả, bạn đọc có thể tham dự, gửi bài về hòm thư  cuocthiviet.caybuttre@gmail.com . Xem chi tiết về thông tin và thể lệ cuộc thi tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viết Podcast Cây Bút Trẻ Quy định hoạt động
Cộng đồng Người Nhặt chữ Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO
 

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê Hà Tĩnh thân thương. Con người nơi đây hiền lành, thật thà, chịu thương chịu k...
Này mắt ngọc lả lơi vùi lệ đẫm Rót vô ưu khoảng lặng giữa dương trần Ta có phải người mang sầu đêm muộn Lạc tim khờ d...
“Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa” Giấc mơ hoang tắt lịm phía chân trời Nơi có nụ cười ấm áp mẹ tôi Đàn trẻ nhỏ ùa ...
Phố nhỏ mưa Hối hả phận người Chiều hối hả, nỗi lo tất bật Ướt niềm sầu trăn trở ngược xuôi MMM Phố nhỏ mưa buồ...
Mẹ vẫn ngồi nơi phố thị phồn hoa Vẫn âm thầm cũng như là chờ đợi Đứa con xưa nơi quê nghèo lui tới Bom đạn về con mẹ ...
Em đi rồi, trời đông đang buồn bã Phố thưa người, đôi ngã đã chia ly Có còn đâu những khoảnh khắc diệu kỳ Giờ chỉ cò...
Căn cứ theo Quy định hoạt động của Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam Căn cứ theo cơ sở và tình hình hoạt động hiện tại CBT Việt Nam xin trân trọng thông báo về việc bổ nhiệm tân Tổng Phụ trách tại ...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
Hoài niệm
Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
Biến cố và trưởng thành!
Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
Góc nhỏ trong tim BiBo
BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
Khoảng trời màu trắng
Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
Bông hoa thanh xuân
 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 23, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 16, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Chín 14, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Chín 12, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 31, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ