Baga trước của chiếc Honda


 Có ai đã từng ngồi trên baga trước của chiếc Honda?

Ngày tôi còn bé, tôi thường theo mẹ ra phố bán hàng. Mẹ chất hàng lên chiếc Dream cũ kĩ. Tôi có một kỉ niệm nhớ đời với chiếc Dream này, hồi 4 tuổi ba tôi cũng chất xe hàng như mẹ, rồi ba lấy cái cây ngang tầm cổ tay, dài hơn 1 cánh tay người lớn chống xe để chiều đi bán. Con nít thường hiếu kì. Bạn biết mà. Tôi tò mò không biết ba chống thêm cây làm gì trong khi xe đã có chân chống rồi,  vậy là tôi rút ra thử. Và chuyện gì đến cũng đến, xe hàng ngã về phía tôi. Cũng may có ông bà phù hộ, tôi lọt thỏm vào khoảng trống chỗ chiếc baga với tay lái nên không sao. Hồi đó tôi cũng lì đòn lắm, bị xe đằng vậy mà không kêu la gì hết. Ba mẹ tôi ngoài vườn có biết gì đâu, chỉ nghĩ nay tôi ngoan đột xuất. Sau này tôi có con, tôi mà nghe chúng nó im lặng chắc phải chạy ra xem tình hình mới được. Biết đâu chúng nó lại như tôi.

Lần đó, hàng xóm đi ngang nhà thấy tôi vậy, vội vã báo cho ba mẹ. Ba tôi vào, lấy roi quất cho tôi thêm vài cái cho nhớ đời. Quất xong rồi ba mới bảo mẹ lấy dầu xoa cho tôi, xem tôi bị thương ở đâu nữa không. Ba luôn vậy mà. Chẳng dịu dàng như mẹ. Đó, mới 4 tuổi mà tôi có kỉ niệm nhớ đời với chiếc Dream như vậy rồi đấy. Kể ra lần đó chỗ baga cứu tôi một mạng.

Hồi ba còn sống, ba không cho mẹ chạy xe máy, sợ nguy hiểm. Đến khi ba mất, mẹ mới dùng chiếc Dream này để đi bán hàng nuôi chị em tôi. Mẹ chạy 1 2 năm thấy ổn, mẹ rủ thêm 1 đứa trong mấy chị em tôi đi bán hàng cùng. Chị em tôi lúc đầu khoái lắm, tranh nhau đi. Hồi ấy, dù là tôi hay mấy chị đều mê tít dãy đèn Led ở ngay Ngã Sáu với Cổng chào Buôn Mê Thuột, suốt ngày tranh nhau đi với mẹ. Được vài bữa, chỉ còn tôi là kiên trì đi với mẹ. Mẹ chất hàng lên yên xe, còn tôi ngồi lên baga phía trước (chỗ dưới yên xe). Tôi ngồi đó, ngắm nhìn cảnh vật thay đổi. Càng xa nhà, càng nhiều ánh đèn rực rỡ. Tôi được nghe tiếng nhạc sập sình trên phố xá, được ngắm nhìn những ánh đèn nhấp nháy từ cổng chào, các quán ăn lớn (lúc ấy chỗ tôi không gọi là nhà hàng). Không có gì sướng bằng. Vì cảnh không thay đổi nên được một thời gian mấy chị tôi bắt đầu thấy chán, quãng đường lại xa nên ngồi chỗ baga thường bị “ thốn”. Hơn nữa, mấy chị cũng dần cao lên, ngồi phía trước mẹ không thấy đường lái xe. Thế là nghiễm nhiên vị trí ấy dành riêng cho tôi – đứa nhỏ con nhất nhà.

Những ngày đi với mẹ, tôi được nghe rất nhiều câu chuyện, chuyện từ thời mẹ còn ở với bà, chuyện của mẹ với  ba. Mẹ kể, hồi mẹ còn trẻ, mẹ cũng được đi học. Nhưng sau vì nhà khổ quá, ông bà lớn tuổi, mẹ là chị cả nên mẹ chonjhi sinh, nghỉ ở nhà phụ ông bà đi cắt lúa mướn nuôi cậu mợ tôi ăn học. Mẹ bảo, hồi ấy cả xóm không ai cắt lúa nhanh mà dẹp được như mẹ. Trên chiếc ba ga áy tôi mới được biết, thì ra mẹ cũng có ước mơ, chỉ là mẹ không có dịp để kể. Mẹ lại kể chuyện mẹ với bao, trước ba đi bán hàng cũng thường chở mẹ theo, mẹ cũng ngồi ở trên baga phía trước giống tôi. Cứ hễ mẹ ngủ gật là bị ba cốc đầu. Kể chuyện chiếc ti vi đầu tiên có ở xóm tôi, mọi người dùng đầu xe cày để chạy máy, cả xóm tụ lại nhà tôi xem. Vui lắm. Rồi mẹ kể tôi nghe chuyện ba mẹ làm sao sống được ở nơi đất khách quê người, 2 vợ chồng chỉ dám ăn bánh mì không để dành tiền cuối tuần đi mua vàng, gom góp mua đất, xây nhà.

Đi bán hàng với mẹ vui mà cực lắm. Tôi nhớ có những hôm trời mưa, khách hối giao hàng nên mẹ con tôi vẫn phải đi. Mưa cứ tạt mạnh vào mặt, tôi ở trước có nhiệm vụ cao cả là giữ chặt tà áo mưa che hai mẹ con, lỡ mà tuột ra là gió hất ngược lại, thế nào cũng có tai nạn. Tôi bắt đầu giữ tà trước của áo mưa từ khi 7 tuổi, khi ấy tay tôi bé xíu, phải dùng hết sức mới giữ nó khỏi những cơn gió, nhất là lúc đi ngược hướng gió. Có mấy cô chú qua đường thấy mẹ chở nặng, lại gặp mưa nên có nhã ý chở tôi hộ cho mẹ, cô chú đó toàn đi ô tô. Mẹ cũng muốn để tôi lên đó cho đỡ ướt nhưng dễ gì tôi chịu. Tôi lên đó,lấy ai giữ tà áo mưa cho mẹ. Rồi lỡ hàng bị nghiêng phải chỉnh lại, lấy ai đi tìm gạch cho mẹ kê chân chống, lấy ai phụ mẹ giữ xe? Cứ thế, tôi ngồi trên baga của chiếc Dream đến năm lớp 12 (vì cơ địa tôi nhỏ nhắn nên không làm ảnh hưởng tầm nhìn như mấy chị).

Nhà có mỗi mẹ là lao động chính nên chị em tôi rất ít khi được trò chuyện với mẹ, mẹ quá bận vì phải lo cho 5 miệng ăn. Chỉ có khi đi làm với mẹ, tôi mới được trò chuyện với mẹ nhiều hơn. Có thể vì thế mà tôi là đứa hiểu mẹ nhất nhà. Mẹ tôi tính nhẩm rất nhanh, nhờ đi với mẹ mà tôi cũng khá nhạy khoản này. Đỉnh điểm có lần trong tiết Vật Lý lớp 6, cô cho một câu hỏi rất khó, tôi trả lời được ngay và nhận được điểm 10. Sau cô lại hỏi lớp một phép tính, tôi lại nhanh nhảu trả lời ngay đáp án vì tôi đi bán hàng với mẹ nhiều, đã quen tính nhẩm. “ Bạn T rất xứng đáng được 10 điểm”. Được cô khen làm tôi vui tít.

Trên chiếc baga làm tôi đau háng ấy, tôi lớn dần. Tôi  vô tình học được những đức tính quý báu từ mẹ.

Tôi cùng mẹ trải qua nhiều chuyện, tôi không thể đếm được số lần xe hỏng giữa đường, hai mẹ con phải chất hàng xuống để mang đi sửa rồi quay lại chất lên, tiếp tục hành trình. Có mấy lần, mẹ con tôi phải đẩy xe lên con dốc cao ngất ngưởng, tôi tưởng tượng người trên dốc nhìn xuống chắc chỉ thấy 2 con kiến đen đen nhấp nhô, nhấp nhô. Nhờ những lần như thế mà giờ tôi biết một vài thứ cần kiểm tra khi xe hỏng mà không phải đứa con gái nào cũng biết.

Vị trí ở baga phía trước chiếc Dream ấy, với tôi là cả một vùng trời kí ức. Đó là nơi mẹ tôi ngồi để cùng ba đi kiếm những đồng tiền đầu tiên, để cho chúng tôi có một mái nhà. Đó là nơi tôi của ngày bé, líu lo kể mẹ nghe những câu chuyện của trường học. Đó là nơi tôi được nghe về ước mơ của mẹ. Đó có lẽ cũng là nơi mẹ thấy sự lớn lên của tôi từng ngày. “Cuối thấp thấp cái đầu xuống xem T”. Đó là nơi tôi của những năm trung học, thầm nghĩ sau này sẽ không để mẹ vất cả như thế nữa.

Lớp học về đời đầu tiên của tôi là trên chiếc baga ấy. Tôi đã đi qua nhiều ngôi nhà, bên cạnh những ngồi nhà lớn gấp mấy lần nhà tôi thì cũng có những cái chòi lụp xụp. Tôi học được cách sống tử tế, chân thành, biết thương người. Mẹ tôi hay mua đồ giúp mấy cụ già và những người khuyết tật. “ Thấy mình đã khổ, mà sao còn có người khổ hơn mình”. Mẹ không bảo tôi phải yêu thương mọi người, tôi cứ nhìn mẹ rồi làm theo. Lâu dần lại thành thói quen. Trên chiếc baga, tôi học được nét đẹp của lao động. Dù mẹ chưa từng nói tôi nghe những khái niệm về lao động như trong lớp học nhưng tôi đã cảm nhận được nó, bằng chính những giọt mồ hôi me rơi xuống nón bảo hiểm tôi. Tôi hay trêu mẹ tìm cho mình một đại gia,mẹ chẳng phải làm gì. “ Tiền mình làm ra mới là của mình”. Tôi nhớ mãi câu nói đó của mẹ.

Nơi đó, có một đứa bé dần trưởng thành. Trước khi ngồi lên đó, nó buồn vì bạn bè không giống mình. Sau khi không còn ngồi trên đó nữa, nó lại thấy may mắn vì không phải ai cũng như mình.

Trên chiếc baga ấy, có ước mơ của lũ trẻ từng ngồi trên đó lớn lên và dần dần thành hiện thực: “ Mình phải ráng học để mẹ được an nhàn khi về già”. 

Trinh Lê

► Bạn đang đọc bài tham gia thi cuộc thi viếtNơi ấy trong conđược tổ chức từ ngày 02/10 – 20/12/2024. Quý tác giả, bạn đọc có thể tham dự, gửi bài về hòm thư  cuocthiviet.caybuttre@gmail.com . Xem chi tiết về thông tin và thể lệ cuộc thi tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Quả thật khi viết về chủ đề này, tôi đã thử viết về nhiều ngữ cảnh, về cô ấy, anh ấy, họ… Nhưng nó rất kịch, ki...
Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn chúng tôi có dịp đến Gò Công – một thành phố trẻ của tỉnh Tiền Giang....
Cơn gió buổi chiều mát quá, tôi ngồi một góc dựa vào tường lim dim ngủ. Tôi nhớ ngày xưa ấy, tôi thích nhất cảm giác ...
Đêm hôm qua, mình mơ thấy một giấc chiêm bao rất lạ thường. Giấc chiêm bao cuốn mình vào cuộc sống gia đình đầy bận r...
Chúng ta ai cũng nuôi trong mình một giấc mơ, đó có thể là sứ mệnh khi ta đến với thể giới này, cũng có thể chỉ đơn g...
Hơn sáu năm trôi qua, tôi rời xa quê hương, xa ngôi nhà thân thương, nơi có những kỷ niệm đẹp đẽ đọng lại trong tâm t...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Quả thật khi viết về chủ đề này, tôi đã thử viết về nhiều ngữ cảnh, về cô ấy, anh ấy, họ… Nhưng nó rất kịch, kiểu như giả tạo và không thực tế. Tôi cần một bài viết tả thực hơn, nên tôi định ...
Một thoáng Gò Công!
Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn chúng tôi có dịp đến Gò Công – một thành phố trẻ ...
Một mảnh ký ức!
Cơn gió buổi chiều mát quá, tôi ngồi một góc dựa vào tường lim dim ngủ. Tôi nhớ ngày xưa ấy, tôi ...
Nỗi nhớ mẹ gọi từ quê nhà!
Đêm hôm qua, mình mơ thấy một giấc chiêm bao rất lạ thường. Giấc chiêm bao cuốn mình vào cuộc sốn...
Giấc mơ ta lớn!
Chúng ta ai cũng nuôi trong mình một giấc mơ, đó có thể là sứ mệnh khi ta đến với thể giới này, c...
Nỗi nhớ trong tôi!
Hơn sáu năm trôi qua, tôi rời xa quê hương, xa ngôi nhà thân thương, nơi có những kỷ niệm đẹp đẽ ...
Ông chính là nơi bình yên nhất con muốn về
Bắc Kinh chuyển thu. Lá vàng dần, nhưng gió thì đã lạnh. Năm thứ ba, cũng là năm cuối đi học xa n...
Thứ Bảy, Tháng Chín 14, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Chín 12, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 31, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ