Những mùa đông của mẹ


Cô con gái vô tâm đã leo cầu thang lên phòng ngủ tự bao giờ. Chẳng màng đến ánh mắt mẹ cô đang nặng trĩu đầy tâm sự. Vi Thư là cô gái thông minh lanh lợi, cô rong ruổi hết mình nơi biển rộng trời cao. Cô mạnh mẽ giỏi giang tiếp xúc với biết bao kiểu người tốt xấu. Ấy vậy mà thứ gần gũi nhất là trái tim người mẹ, cô lại chẳng tinh ý để nhận ra và thấu hiểu.

 

Chuyến bay cuối ngày hạ cánh xuống Liên Khương đưa cô gái Vi Thư trở về với mảnh đất cao nguyên phố núi. Vừa đặt chân bước xuống khỏi phi cơ, luồng không khí lạnh lẽo của buổi đêm phả vào da thịt khiến Vi Thư cau mày nhăn nhó. Tự bao giờ cô lại thấy thờ ơ, xa lạ với chính mảnh đất quê hương. Có lẽ cô của ngày hôm nay đã thuộc về Sài Gòn đầy nắng.Cô quen với nhịp sống bận rộn hối hả, cô quen với khí trời nóng bức, oi ả của thành phố xa hoa.Đến mức cô cau mày khó chịu khi trở về nhà, trở về với thành phố nhỏ nhoi quanh năm lạnh giá. Cô còn nhớ hay đã quên, ngày đầu tiên tạm biệt gia đình để đến Sài Gòn nhập học. Cô sinh viên năm nhất đã quyến luyến mãi không muốn rời xa, cô phụng phịu ngã vào lòng mẹ mà nức nở. Tưởng chừng như yêu thương gắn bó, ấy vậy mà vẻn vẹn chỉ mấy năm trời, thời gian trôi qua, con người cũng dần đổi khác.

Thư sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt – một thành phố nhỏ nằm khép mình khiêm tốn trên dải đất Tây Nguyên. Khí trời nơi đây quanh năm se lạnh ngọt ngào, bởi vậy trong kí ức của Thư và cả những người con của cao nguyên phố núi, những chiếc áo len đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, như một phần kỉ niệm gắn liền với mảnh đất quê hương. Ngày còn thơ bé, mỗi lần được mẹ đan áo mới, cô sẽ thích thú mừng vui đi khoe khắp xóm giềng. Nhưng chỉ là ngày xưa thôi, Vi Thư của hiện tại đã trở thành cô gái có gout thời trang sành điệu. Cô ưa chuộng những món đồ xa xỉ, cô mê mệt những thứ hàng hiệu đắt tiền. Bây giờ Thư đã không còn trầm trồ với những chiếc áo len quê mùa thô kệch, cho dù đó là chiếc áo mẹ đan.

Chiếc taxi trườn đến rồi đỗ xịch trước căn nhà cũ kĩ. Sắp sửa 12 giờ nhưng bên trong đèn điện vẫn thắp sáng trưng. Vi Thư tặc lưỡi thở dài, vì cô biết chắc chắn mẹ cô lại thức đêm chờ con gái, dù cô đã nhắc đi nhắc lại rằng cô đi chuyến bay muộn nhất và sẽ về nhà lúc nửa khuya. Nhưng mẹ cô lúc nào cũng thế, bà luôn yêu thương lo lắng cho con và đôi khi trong mắt Vi Thư sự lo lắng ấy lại trở thành thái quá.

Vừa nghe thấy tiếng cổng sắt kêu lên kèn kẹt, biết là con gái đã về, bà Ân chạy ùa ra, nét mừng vui long lanh trong đáy mắt. Nhìn thấy Vi Thư chỉ mặc trên người chiếc váy mỏng tang rồi khoác thêm chiếc khăn đắt tiền có lẽ dệt từ lông thú. Bà vội vã khoác chiếc áo len cho con gái rồi quở trách dịu dàng:

– Trời lạnh mà sao ăn mặc phong phanh thế hả con? Mặc thêm cái áo này vào, không cẩn thận lại cảm lạnh là khổ đấy.

– Ôi mẹ tôi không theo kịp thời đại gì cả. Cái này là khăn choàng lông thú mắc tiền lắm đấy! Tất nhiên phải ấm hơn áo len của Đà Lạt rồi. Mẹ đừng lo cho con quá nhé.

Thư cười nhẹ rồi đáp lại thật vô tư, cô không màng đến ánh mắt mẹ cô đang lặng đi như sững sờ, như buồn bã. Vừa bước vào nhà, nhìn thấy những cuộn len đang đan dở, Thư không ngần ngại cất hết sang một bên. Cô mở vali lấy ra những chiếc áo khoác đắt tiền rồi dúi vào tay mẹ bằng điệu bộ tự hào vui vẻ:

– Mẹ, con mua quà tặng mẹ đây. Áo lông thú con mua từ lần đi Hàn Quốc, cả giày da, cả khăn choàng cổ nữa.

– Nhưng mà…mẹ không quen dùng những thứ xa xỉ thế này. Mẹ chỉ cần…

– Thôi mà mẹ, con gái đi làm rồi phải để con báo hiếu mẹ chứ. Mùa đông này mẹ không sợ lạnh nữa đâu! Vậy nên mẹ đừng phí thời gian ngồi đan len nữa, vừa đau lưng vừa mỏi mắt lại chẳng được gì!

Mẹ còn chưa nói hết câu, Thư đãđáp lại thẳng thừng rồi gạt chiếc rổ đựng len vào một góc, những cuộn len đầy màu sắc nằm chỏng chơ dưới gầm bàn. Bà Ân sững sờ nhìn con gái nhưng rồi vẫn điềm tĩnh xoa đầu cô nhắc nhở:

– Đồ đắt tiền thì chắc chắn dùng sẽ tốt. Nhưng chưa chắc đã đáng quý trọng con à…

– Thôi tuỳ mẹ vậy, con đi ngủ đã. Sáng sớm mai con đi ký hợp đồng với đối tác, rồi chiều con về lại Sài Gòn luôn.

– Sao đường đột thế con? Không ở chơi với mẹ vài ngày?

– Công việc bận bịu quá mẹ à. Vậy nên con mới nói mẹ về Sài Gòn sống với con. Ở Sài Gòn thứ gì cũng có, cái gì cũng tốt, con cũng dễ bề chăm sóc mẹ hơn.

Bà Ân bỗng lặng đi rồi quay về phía khác. Vầng trán chùng lại như đang băn khoăn nghĩ ngợi điều gì, những nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ xê dịch lại với nhau, ánh nhìn cũng loang loáng nước. Bà nhoẻn cười mà khoé mắt như chực khóc:

– Cái gì cũng có, thứ gì cũng tốt nhưng điều mẹ cần nhất thì không nơi đâu thay thế được Đà Lạt con à…

Cô con gái vô tâm đã leo cầu thang lên phòng ngủ tự bao giờ. Chẳng màng đến ánh mắt mẹ cô đang nặng trĩu đầy tâm sự. Vi Thư là cô gái thông minh lanh lợi, cô rong ruổi hết mình nơi biển rộng trời cao. Cô mạnh mẽ giỏi giang tiếp xúc với biết bao kiểu người tốt xấu. Ấy vậy mà thứ gần gũi nhất là trái tim người mẹ, cô lại chẳng tinh ý để nhận ra và thấu hiểu. Thứ mẹ cô cần không phải là những vật dụng đắt điền hay đôi ba món quà xa xỉ, bà chỉ cần những bữa cơm sum họp, những giấc ngủ an lành có con gái kế bên. Những thứ vật chất bóng bẩy đắt tiền, làm sao lấp đầy nỗi đơn độc tủi thân của bà giữa mùa đông lạnh lẽo.

Vi Thư ngày hôm nay trưởng thành khôn lớn, cô quay lưng lại với quá khứ cơ hàn. Cô sẵn sàng ném những cuộn len vào một góc bàn, chẳng lẽ cô không còn nhớ, chính mẹ cô từng ngồi đan len tới sáng, chỉ mong mang ra chợ bán đủ tiền đong gạo cho con. Những thứ ngày hôm nay cô hắt hủi xem thường, lại chính là kế mưu sinh một thời nuôi cô khôn lớn. Bà không trách Thư vô tâm hời hợt, chỉ trách mình tuổi già đa sầu đa cảm, cứ mãi hoài niệm về quá vãng xa xôi.

Sáng ngày mai, Vi Thư vội vã đi gặp khách hàng rồi cuống quýt về nhà xếp vali quần áo. Đến bữa cơm mẹ nấu cô cũng ăn qua loa đôi chút vì sợ trễ giờ bay.Cô chào mẹ vội vàng rồi lại lên taxi lướt đi nhanh chóng. Căn nhà còn chưa kịp ấm áp bỗng chốc đã nguội lạnh như những ngày thường. Chiếc áo mẹ đan, cô còn chưa kịp mở ra xem vừa hay chật. Bao nhiêu thức ăn ngon mẹ nấu cô cũng không kịp nếm qua. Bà Ân cứ đứng ngoài đầu ngõ dõi theo cô con gái cho đến lúc chiếc taxi nhỏ dần rồi khuất hẳn phía sau những con dốc ngoằn ngoèo. Bà gạt nước mắt rồi lầm lũi bước vào căn nhà lặng im tĩnh mịch. Khí trời giá lạnh của cao nguyên phố núi lại càng khiến bà thêm hiu quạnh cô đơn, nỗi nhớ mong con cứ thế chất chồng lên cao ngất. Đã đôi lần bà ước mong, giá như thời gian quay trở lại, để Vi Thư mãi là cô con gái bé bỏng quấn quýt bên mẹ không rời. Đã có khi, bà chỉ muốn ôm lấy con thật chặt mà thủ thỉ: “Đừng đi con nhé, ở nhà với mẹ một ngày thôi”. Bà cứ thế chờ đợi mỏi mòn, để rồi cô con gái cứ về vội vàng rồi lại ra đi chớp nhoáng.

Lại một ngày trôi qua hối hả, Vi Thư vẫn quay cuồng với nhịp sống bận rộn ganh đua. Cô ra khỏi nhà từ sáng sớm, hết giải quyết công việc cô lại lao vào những cuộc vui với đồng nghiệp bạn bè, khi phố xá đã lên đèn cô mới trở về nhà trong trạng thái bơ phờ mỏi mệt.

Ngày hôm nay cũng vậy, Thư loay hoay mở khoá căn hộ chung cư rồi mệt nhoài ngã phịch xuống chiếc giường lạnh lẽo. Chiếc điện thoại đã cạn pin đến mức tự sập nguồn, vừa mở máy lên Thư đã chau mày khi nhìn thấy vô số cuộc gọi nhỡ từ vài người hàng xóm. Tại sao những người không mấy thân thuộc lại gọi điện cho cô nhiều như thế, vào lúc đêm muộn thế này. Tim cô bỗng đập nhanh loạn nhịp, những dự cảm không lành ập đến, cô run rẩy lắng nghe từng tiếng tút thật dài, cho đến khi đầu dây bên kia nghe máy và báo cho cô những tin tức không hay.  Vi Thư thất thần hoảng loạn, cô đã không còn nhớ bằng cách nào đó cô có thể gượng dậy để đến phi trường. Trong tâm trí cô chỉ quẩn quanh những mối lo về bệnh tình của mẹ.

Đà Lạt mùa giáng sinh, những con phố được trang hoàng rực rỡ, nhà ai cũng thắp đèn led nhấp nháy cả đêm, những cây thông noel lung linh màu sắc hoà trong điệp khúc thánh ca rộn rã tươi vui. Chỉ duy nhất ngôi nhà nhỏ bé của cô nằm im lìm heo hắt, ánh đèn cũng le lói ảm đạm làm sao!

Thư lao vội vào trong, cô sững người đi khi nhìn thấy mẹ nằm lặng yên trên chiếc giường lạnh lẽo. Đôi mắt nhắm nghiền mệt mỏi nhưng vầng trán vẫn hơi nhăn lại như đang lo lắng suy tư. Người mẹ đáng thương của cô, ngay cả giấc ngủ cũng chưa bao giờ được bình an thư thái. Cô quỳ xuống bên mẹ mà gào khóc như đứa trẻ, bao nhiêu nước mắt là bấy nhiêu niềm ân hận không đong đếm nên lời. Cô nhìn khắp những người xung quanh rồi thất thần cầu cứu:

– Mẹ con thế nào rồi? Mẹ con sẽ không sao chứ? Mẹ… Mẹ ơi…

Những người hàng xóm lắc đầu nhìn cô, không ai giấu được những lời trách móc:

– Con làm gì mà bận rộn đến mức đó hả Thư? Cô gọi điện cho con hoài không được, hôm nay mà không có người phát hiện kịp thời, mẹ con sẽ thế nào con có biết không?

Vị bác sĩ già điềm tĩnh chỉnh lại dây truyền nước rồi trấn an cô:

– Mẹ con chỉ suy nhược cơ thể, nghỉ ngơi điều độ sẽ khoẻ lại thôi. Nhưng vấn đề khó chữa nhất là “tâm bệnh”, con đừng để bà ấy phải suy nghĩ quá nhiều.

Vi Thư khẽ nắm lấy bàn tay mẹ, đôi bàn tay xanh xao gầy guộc đã trải qua biết bao mưa nắng cuộc đời. Mẹ cô nằm đó, làn da khô sạm và mái tóc hoa râm.Vẫn là chiếc áo len quê mùa cũ kĩ mẹ đã mang suốt nửa đời người. Những thứ hàng hiệu đắt tiền kia, chưa một lần mẹ mang ra trưng diện. Vì sao thế mẹ ơi?Sao bao nhiêu đắng cay khắc khổ mẹ cứnhận hết về mình. Sao mẹ cứ mãi cam chịu hy sinh để nhường cho con phần ấm áp?

Đêm hôm ấy, Vi Thư lặng lẽ ngồi bên chăm sóc mẹ. Cơn mệt mỏi ùa đến khiến đôi mắt cô chùng lại chỉ muốn được ôm mẹ ngủ một giấc thật dài. Nhưng cô lo sợ chỉ cần khép mắt một chút thôi, liệu mẹ có bỏ rơi cô đơn độc trên thế gian này. Suy nghĩ ấy lướt qua đầu khiến Vi Thư bừng tỉnh. Cô đắp kín chăn cho mẹ rồi tìm một chiếc áo khoác cho mình.Lần này cô không mặc những chiếc áo lông thú đắt tiền, cô mở tủ tìm một chiếc áo len mẹ tặng.Trước mắt cô là những chiếc áo len đủ kích cỡ và đầy màu sắc, thì ra mỗi năm mẹ đều đan áo mới tặng cho cô.Ấy vậy mà bao năm nay cô chưa từng mặc, vậy mà cô chê bai nó là thứ lạc hậu, quê mùa.Từ hôm đó, mỗi ngày Vi Thư đều mặc một chiếc áo mẹ đan. Nhìn cô con gái xúng xính vui đùa trong những chiếc áo len đầy màu sắc, mẹ cô không khỏi ngỡ ngàng, niềmhạnh phúc sáng bừng trên gương mặt dãi dầu khắc khổ.

Lần này Vi Thư gạt bỏ hết công việc sang một bên đểở nhà với mẹ lâu hơn thường lệ. Cứ mãi bon chen tính toán để làm gì, sau tất cả bể dâu, chỉ cần được trở về nhà, ôm lấy mẹ và ngủ một giấc an yên là đủ.Đêm giáng sinh năm ấy, Vi Thư sà vào lòng mẹ ngồi nhìn ngắm cây thông sáng rực ánh đèn. Cô thủ thỉ với mẹ thật ấm áp, ân cần:

– Mẹ ơi, có con ở đây rồi, mùa đông sẽ không còn lạnh nữa…

 

Nâu Đá

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viết Podcast Cây Bút Trẻ Quy định hoạt động
Cộng đồng trên Facebook Cộng đồng nhóm Zalo GIỌNG THU VÀNG 2025
 

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Phượng ủ trên cành ngóng hạ sang Hờn ve tấu bản nhạc tên nàng Đêm về xứ lạ mơ hình liễu Sớm đến quê nhà mộng dáng la...
Ngày trở gió Ta xa Mưa dầm mái lá dột ướt cõi lòng Lau nở trắng bến sông Bèo lục bình bâng khuâng tím nỗi niềm xưa c...
Ai về thăm đất Hoà Bình Xứ Mường ta đó ân tình biết bao Bản làng ở tận vùng cao Rừng xanh núi thẳm đua nhau chạy dài...
Mất mẹ là mất đi cả bầu trời. Nhiều lúc thèm được nghe tiếng mẹ quát, tiếng quát bá đạo năm nào giờ chỉ còn trong ký ...
Tác phẩm: Mùa nhớ Tác giả: Bích Thần Giọng đọc: Như Thảo Xem bài viết: Ở đây http://caybuttre.vn/wp-content/uploads/...
Mẹ ngồi khâu áo cho con Đường kim mũi chỉ nét còn nét không Mẹ khâu cả vết thương lòng Dìu con qua quãng đường co...
Chiến tranh qua các anh nằm nơi đâu Mẹ chờ mong đến bạc đầu thương nhớ Sao không về? Mẹ hằng đêm trăn trở Mái tranh x...
Nam Cao là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ  của Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng)...
Ngỡ những nồng nàn mùa trút hết từ lâu Bởi chúng mình gặp nhau khi không còn trẻ nữa Con chim bị thương biết sợ cành ...
Chương trình này dành riêng cho các thành viên của Group GIỌNG THU VÀNG – CBT VIỆT NAM, những người có đam mê và tài năng với giọng đọc. Mini game này nhằm hưởng ứng tinh thần kỳ niệm chiến t...
Cộng đồng CBT Việt Nam phát động phong trào sáng tác Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) trong Group chính thức của CBT Việt Nam. Cụ thể như ...
Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
Hoài niệm
Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
Biến cố và trưởng thành!
Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
Góc nhỏ trong tim BiBo
BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
Khoảng trời màu trắng
Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
Bông hoa thanh xuân
 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
Thứ Tư, Tháng 4 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Tư, Tháng 4 02, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Ba, Tháng 4 01, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Bảy, Tháng 2 01, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 2 01, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 29, 2025 CBT Việt Nam Thông báo Quản trị
Thứ Năm, Tháng 1 23, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Ba, Tháng 1 21, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 12 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng 12 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ