Lá thư chia tay – nếu bạn không nói thì sẽ chẳng ai biết!


Có những thứ nếu bạn không nói thì sẽ chẳng ai biết, mà nếu chẳng ai biết thì cũng có nghĩa nó không là gì.

1. Gió heo may

Vân xách ba lô lên chiếc xe khách, cô đến bên cạnh ghế còn trống giữa xe, ngã người ngồi xuống lưng tựa thành ghế. Cô đưa mắt nhìn về hướng cửa sổ bên cạnh, chờ chiếc xe lăn bánh. Lần này cô về với nhiều ưu tư hơn là quần áo, nên túi hành lý của cô vô cùng nhỏ gọn, cô để hẳn nó lên đùi mình. Lần này cô về với việc đón ba mình lên thành phố sống cùng cô, sau những năm đi làm, tiết kiệm và dành dụm, cuối cùng cô cũng mua được một căn hộ của riêng mình. Cô không để ba từ chối nữa, cô bắt buộc ông phải đến sống cùng mình, người già ở quê một mình nếu không khỏe thì ai chăm sóc đây. Nghĩ vậy rồi cô quyết định hôm nay phải đi về ngay.

Xe tới bến, cô bắt xe ôm chở về đến đầu ngõ nhà cô, vừa bước chân xuống xe, cơn gió heo may tháng tám cũng vừa thổi đến, lá cây cũng rơi đều xuống chân cô như cơn mưa mùa thu, khung cảnh này ngày xưa cô rất thích, cô hay đứng phía dưới để đón lấy những chiếc lá rơi. Song khi lớn dần, cô chẳng còn hứng thú nữa, khung cảnh hôm nay cũng vậy, thật buồn.

Ai mà chẳng buồn khi phải rời xa nơi chôn nhau cắt rốn chứ? Nhưng vì cuộc sống, con người ta phải bắt buộc chọn nơi nào có thể làm ra tiền để sinh sống trước đã, kỉ niệm vẫn còn đó, nếu thiếu tiền thì không thể sống được để mà lưu luyến kĩ niệm đâu.

Cô đứng ngoài hàng rào gỗ nhìn vào trong, ba đã ngồi trên chiếc ghế gỗ ngoài sân từ bao giờ, ông chẳng mảy may để ý đến cô khi bước đến gần ông, ông đang đưa mắt nhìn chăm chăm hàng rào hoa giấy bên kia hàng rào. Giàn hoa giấy đó ngày trước là mẹ cô trồng khi vẫn còn khỏe.

Ba cô nay đã lẩn vì tuổi già nên cô cũng không hờn dỗi ông, những năm tháng vừa qua cô đã nhờ một dì hàng xóm coi sóc ông nhưng bây giờ cô đã có điều kiện hơn rồi không thể để ông sống một mình như thế này mãi được. Cô tranh thủ đi vào nhà soạn quần áo cho ba, rồi cô thuê một chiếc xe con bảy chổ để chở cô, ba, đồ đạc cá nhân cùng với những kĩ niệm về nơi ở mới, ở đó, cô hứa với bản thân sẽ chăm sóc ông kĩ lưỡng hơn.

Cô khóa chặt cửa, hàng rào, lần này dọn đi cô không biết khi nào sẽ quay trở về, cô quyến luyến nhìn hàng rào, nhìn cái lu chứa nước, nhìn cái sân nhỏ, rồi cô nhìn lại ba mình, ông cũng nhìn và đưa mắt chờ đợi cô. Nén cảm xúc, cô dẫn ba vào xe, xe lăn bánh khép lại những kĩ niệm tuổi thơ.

2. Lá thư thứ nhất chưa đọc

Rất nhiều năm trước đó, tại sân trường của ngôi làng nhỏ dưới tán cây phượng già, Vĩ ngồi nắn nót từng chữ viết gửi tặng cho cô bạn thân của mình. Vì đây là lần đầu thổ lộ nên cậu chẳng muốn bị một lỗi gì, phải can đảm lắm cậu mới dám viết bức thư này, nhưng ngặc nổi là cứ đến cái câu quan trọng: “Mình thích An” thì lại bị sai chính tả. Viết đi viết lại nhiều lần, giấy nháp cũng hết, giấy bỏ cũng trắng cả khoảng sân mà mãi chẳng bức thư nào ra hồn.

Tiếng chuông vào lớp vang lên, cậu bèn ngậm ngùi ôm đống giấy bỏ vào thùng rác, chỉ giữ lại lá thư cuối cùng vừa viết xong, nó chỉ hoàn thành một nửa, nhưng nếu bỏ đi hết cậu sợ cậu chẳng còn can đảm để viết lại từ đầu.

Lá thư một nửa đó cậu xếp cẩn thận vào cuốn vở bài tập toán, cậu sợ cơn gió nào đó nào đó sẽ thổi bay cái lá thư này nên cậu gói ghém rất kĩ.

Ấy vậy, chiều hôm ấy cậu lại quên mất và đưa chính xác cho cô bạn thân mượn vở bài tập toán có chứa lá thư bên trong. Cái khoảnh khắc vở trao tay cũng là lúc cậu nhận ra quá muộn để lấy lại, cậu vò đầu bức tóc cả nửa ngày trời sau đó ở dưới cây phượng già. Bức thư một nửa của cậu vô tình đưa cho cô bạn một cách không trọn vẹn, câu nói quan trọng vẫn chưa viết xong thì tình đó liệu cô có hiểu chăng?

Những ngày sau đó, An nghỉ bệnh. Cô nhờ một bạn khác gửi trả lại vở bài tập, cậu lật vội tìm lá thư, thật may nó vẫn còn nguyên, cậu cất vội vào một quyển vở khác, chẳng dám đọc lại một lần nào nữa.

An nghỉ bệnh khá lâu, cô cũng đi học lại trước kì thi tốt nghiệp. Cậu nhìn An xanh xao gầy guộc mà xót trong lòng, An tuy có vẻ không khỏe nhưng vẫn đối xử với cậu như trước, cậu tin chắc rằng lá thư đó An chưa kịp đọc.

Cả hai vẫn như trước, vẫn cùng nhau đi chung chiếc xe đạp, vẫn cùng nhau làm bài tập về nhà, mọi thứ vẫn chẳng thay đổi, Vĩ vẫn chưa dự định hoàn thành trọn vẹn bức thư kia.

Vĩ đột nhiên cảm thấy sợ, sợ mất một cô bạn, một tình yêu chưa kịp chớm nở đã sợ bị từ chối. Nên dần dần theo thời gian, Vĩ cũng quên mất bức thư một nửa kia của mình nên cậu chẳng nhận ra rằng, một nửa đó đã được An hoàn thành dùm.

Ngày thi cuối cấp, cả hai quay cuồng với một đống bài ôn thi nên chẳng thể nói chuyện cùng nhau nhiều. Buổi chiều cuối cùng trước khi các học sinh lên thành phố thi chuyển cấp, cả hai cùng nhau đi đến ven bờ sông, chẳng nói gì nhiều với nhau, chỉ đạp xe vòng vòng rồi lại về.

Có những thứ nếu bạn không nói thì sẽ chẳng ai biết, mà nếu chẳng ai biết thì cũng có nghĩa nó không là gì.

Lâu dần sau đó do mỗi một người một lý tưởng khác nhau, nên cả hai cũng học khác trường, dần dần cũng ít nói chuyện hẳn, rồi từ đó cũng mất liên lạc với nhau. Vĩ cũng giữ cho mình mối tình thơ đó vào ngăn tủ kí ức, cậu cũng nuối tiếc vì mình chưa nói gì, nhưng có lẽ quá muộn rồi. Những lần về quê sau mỗi dịp hè, cậu cũng thỉnh thoảng ghé sang nhà An chơi.

Cậu biết An bệnh nặng nên đã dừng học, cô chỉ ở nhà phụ giúp gia đình. Những lần cậu ghé An vui hẳn lên, nhưng chỉ ở được một lúc rồi lại thôi, do An không được khỏe nên cậu chẳng dám ngồi ở lại nhiều.

Những lần sau đó vẫn vậy, An vẫn chẳng khỏe hơn và cũng chẳng yêu ai. Đôi lần An cũng dò hỏi Vĩ những câu hỏi về chuyện tình yêu của cậu như vậy, Vĩ cũng ậm ờ cho qua vì Vĩ cũng đang chờ đợi một cơ hội khác. Vĩ chờ mình ra trường, chờ có sự nghiệp, Vĩ sẽ về quê và hỏi cưới An, khi đó Vĩ sẽ đàng hoàng được chăm sóc cô.

Cuối cùng ngày ra trường cũng đến, Vĩ chạy một mạch về quê. Trong đêm đó, Vĩ đã tặng cho An một bó hồng cầu hôn. Như đã chờ đợi rất lâu, An đồng ý ngay. Những ngày sau đó là những ngày hạnh phúc của mối tình thơ ngọt ngào đó, cả hai cũng đón chào thiên thần nhỏ của gia đình không lâu sau đó, là một tiểu công chúa đại diện cho tình yêu của hai người.

Lá thư trong cuốn vở bài tập năm đó cũng trôi vào quên lãng khi nào chẳng hay, An hay Vĩ chưa một lần nhắc lại trong cuộc sống mình.

3. Lá thư thứ hai bị giấu đi

Chiếc xe cuối cùng cũng dừng trước tòa chung cư, Vân dìu ba mình xuống xe, đi vào sảnh và thang máy. Ông nhìn căn nhà mới mà không khỏi bỡ ngỡ, dẫu rằng trí nhớ lúc có lúc không nhưng thói quen của ông phần lớn cuộc đời đều ở căn nhà cũ.

Ông vào nhà và ngồi lọt thỏm trên chiếc sô pha còn mới, hơi máy lạnh phà phà vào người ông xua đi cái nắng ngoài sân nhà ở quê. Ông thấy mình như mất đi điều gì đó mà mình chẳng nhớ nữa, kí ức của ông với căn nhà đó giờ chẳng đủ nhiều để gọi là vẹn nguyên. Đứa con gái đưa cho ông chiếc điều khiển ti vi, ông bật ngẫu nhiên một kênh thời sự nào đó rồi ngồi ngẩng ngơ với mớ kĩ niệm cũ kĩ ngày nào.

Vân thấy ba đang xem ti vi cũng nhẹ nhàng xách những túi quần áo vào xếp trong tủ, thật lạ, túi quần áo nhẹ hơn trong trí nhớ của cô. Cô đặt xuống, mở túi ra, bên trong có vài bộ quần áo và khung ảnh thờ của mẹ mình.

Cô nhớ chắc rằng, cô đã không phải là người đã xếp ảnh mẹ vào đây. Cô đưa mắt nhìn ba, có lẽ chính ông đã mang mẹ đi theo.

Cô để ảnh mẹ trong phòng ba, cô treo lên vô cùng cẩn thận, cô cũng xếp gọn gàng túi và quần áo vào tủ. Lúc này cô cũng thấy trong một túi đồ khác một cuốn vở cũ kĩ, cô lật từng trang, những trang vỡ phũ đầy màu thời gian, trong đó chẳng có gì ngoài những câu bài tập cũ, lật đến cuối vở cô thấy được một trang giấy được xếp gọn gàng. Cô lấy ra đọc, bên trong là những dòng chữ đầu tiên rất nắn nót nhìn khá cứng rắn: “An này, cảm ơn bà đã giúp đỡ tôi trong những môn học vừa qua. Kết quả của tôi khá tốt, ba mẹ tôi cũng rất hài lòng. Tôi có dự định sau này sẽ học làm giáo viên sau đó tôi sẽ về quê dạy học. Tôi thấy ngại khi nói trực tiếp với bà, nhưng dự định của bà sau này có về quê không? Bà sẽ theo học ngành gì? Tôi dự định nói với bà là” – Chỉ vậy là hết dòng chữ thứ nhất, An là tên mẹ của cô.

Dòng chữ thứ hai khá mảnh khảnh, nét viết thoải mái hơn có lẽ là của con gái: “Vĩ định nói gì với An? À, An cũng có điều muốn nói, An sẽ học ngành y, sẽ cũng về quê ở sau khi học. Sức khỏe An dạo này cũng chẳng tốt lắm, An muốn học y để tự chăm sóc mình, biết đâu sau này cũng có thể chăm sóc Vĩ. Vĩ có đồng ý để An chăm sóc Vĩ không? An thích Vĩ lắm”

Vĩ là tên ba của cô.

Cô cũng nhận ra rằng, đây là bức thư ngày đó cả hai gửi cho nhau, cô thấy vui trong lòng khi chứng kiến câu chuyện tuổi hồng của ba mẹ mình.

Thật không ngờ, đến ngần ấy năm ba còn giữ lấy lá thư này.

Cô cũng vừa nhớ, còn một lá thư cô đã giấu rất kĩ, một lá thư rất buồn đã lâu rồi cô chẳng dám xem dẫu rằng cô đã thuộc hết nội dung trong đó nhưng người nhận thư vẫn chưa nhận được và đọc nó một lần. Cô len lén đưa mắt nhìn ba mình vẫn còn ngồi xem ti vi, áy náy, ăn năn, cô lén đi vào phòng mình và lục tung lên để tìm bức thư đó.

4. Lá thư thứ ba gửi đến thiên đường cho em

Không lâu sau khi sinh con, bệnh của An trở nặng nằm liệt giường một khoảng thời gian rất dài. Vĩ đã phải gồng gánh nuôi gia đình bằng đồng lương giáo viên ít ỏi.

Ấy vậy, Vĩ phải vừa làm vừa chăm con, chăm sóc vợ, khoảnh khắc đó, An đau lòng biết bao. Nhưng chẳng thể cố gắng được, cô chỉ có thể nằm đó nhìn những giọt mồ hôi chảy xuống gương mặt chồng mà cô không ngừng xót xa.

Nhiều lần cô muốn mình chết cho rồi, để chồng khỏi phải cực khổ nữa, nhưng nhìn lại đứa bé vẫn còn nhỏ đã mồ côi mẹ cô thấy chạnh lòng tội nghiệp con nên rồi lại thôi ý nghĩ đó.

Nhiều đêm bệnh cô tái phát, đau nhức khắp người khi đó cô không ngừng rên la kêu khóc, những đêm như vậy chồng cô phải thức trắng đêm để chăm sóc cô, ngày hôm sau còn phải đi dạy với đôi mắt thầm quầng.

Cô đã khóc rất nhiều vì mình đã làm khổ chồng, khuyên anh nên tìm một người vợ khỏe mạnh, mỗi lần như vậy chồng cô cũng chỉ im lặng chịu đựng và van nài cô cố gắng chữa trị, đừng bỏ rơi anh mà thôi.

Nhiều năm sau đó bệnh cô dần trở nặng, cuối cùng một đêm không trăng không sao cô cũng mất.

Cô ra đi chẳng lời nói gì dành cho Vĩ, sáng ngày tiếp theo đó, khi tỉnh giấc Vĩ sờ thấy người cô rất lạnh, Vĩ lay hoài vợ chẳng dậy. Vĩ chỉ âm thầm điện thoại đến trường nghỉ bệnh vài ngày, anh vẫn nấu ăn, chăm con, đưa con đi học và chăm vợ.

Chỉ khác là những ngày này cửa phòng anh không hé, cửa nhà cũng chẳng mở đón khách thêm ngoài lúc đưa con đi học và đón con về. Hàng xóm cũng sinh nghi khi chẳng thấy anh dẫn vợ ra hiên nhà ngồi hóng gió, anh cũng chẳng buồn chăm giàn hoa giấy của vợ như mỗi ngày hay làm.

Một người bà con cố tình ghé nhà xem thì thấy vợ anh đã mất mấy ngày rồi, cái xác cũng đã đến lúc phân hủy trong phòng ngủ. Mọi người nhanh chóng làm đám ma và chôn cất cô, anh nhìn cô nằm trong chiếc quan tài, rồi nhẹ nhàng đặt lên tay cô một bức thư anh đã viết từ khi nào.

Anh không khóc, chưa ai thấy bất kì giọt lệ nào từ anh trong những ngày qua. Lúc đóng quan tài, anh đội khăn trắng tay dắt đứa con mười tuổi hãy còn lắm lem mặt mũi, gương mặt anh lúc đó cũng bình tĩnh đến lạ thường. Hay khi cái khoảnh khắc xẻng đất đầu tiên hất lên chiếc quan tài vừa hạ nguyệt, mọi người xung quanh cũng chưa thấy anh có tí cảm xúc nào.

Đứa con nhỏ thì vì nó còn nhỏ cũng chưa nhận thức được gì nên cũng chẳng trách gì khi không nghe nó khóc kêu mẹ, anh thì lại khác, bình thường đến mức kì lạ. Hàng xóm và người thân thấy anh và con như vậy, nên ai cũng nén lại chẳng dám rơi giọt lệ nào, ngày hôm đó trời có cái nắng rất hanh.

Những ngày sau đó anh vẫn bình thường, anh xin đi làm lại, cái hôm trở về sau ngày làm đầu tiên từ khi An mất đó cũng là ngày bong bóng chứa đựng đau thương trong anh vỡ òa.

Anh bước vào căn nhà hương nhang nghi ngút, đứa con bé xíu bất chợt chạy đến bên tủ thờ nhìn mẹ mà gọi không ngớt lời sau ngần ấy ngày dài đăng đẳng, lúc này anh đã khóc, giọt nước mắt anh kiềm nén bấy lâu nay cũng đã rơi.

Anh ôm con vào lòng hai cha con cùng khóc, đêm hôm ấy cả hai ôm nhau nằm trước tủ thờ An mà ngủ, trời hôm ấy bắt đầu có những cơn gió heo may.

“An à! Em cuối cùng đành lòng bỏ anh và con thế này sao? Anh đã cố gắng níu em lại trên thế gian này thêm chút nữa, nhưng hôm nay không thể nữa rồi. Anh sẽ không khóc đâu, em đi an lòng. Anh sẽ chăm con luôn cả phần em, sẽ thương em trọn cuộc đời còn lại của mình. Chờ anh em nhé!”

Lá thư anh viết gửi đến thiên đường đó, chưa ai mở ra đọc lần nào.

5. Dòng chữ gửi lại

Cô nhẹ nhàng đặt lên tay ba bức thư mẹ nhờ cô đưa cho ba trước ngày mẹ mất, bức thư này vì ích kỷ của mình mà cô cất giấu bấy lâu nay. Vì lâu quá và khi đó cũng quá nhỏ nên cô cũng dần quên mất theo thời gian, đến dạo gần đây vô tình cô mới tìm lại được bức thư này.

Cô nhìn lá thư bồi hồi nhớ lại ngày hôm ấy.

Ngày hôm đó trời trưa chủ nhật, lúc này ba đang đi họp ở trường nên chỉ còn cô và mẹ. Mãi chơi quanh sân thì mẹ cô tự dưng bước ra đưa cho cô bức thư này dặn dò cô đưa cho ba của mình. Cô không ngạc nhiên vì sao mẹ lại đi được bình thường như vậy, cô cảm thấy có chút niềm vui. Khi cô nhận thư, cô đã lén đọc bức thư này khi mẹ vừa bước lại vào trong phòng ngủ, cô khi đó chẳng hiểu lắm nội dung bức thư, nhưng cô biết mẹ kêu ba kiếm thêm người vợ khác. Cô ích kỷ đến mức sợ mẹ ghẻ bắt nạt nên đã giấu nhẹm bức thư, cô sợ ba nghe lời mẹ mà tìm người mẹ ghẻ cho mình, rồi cô sẽ sống cuộc đời như cô “Tấm”. Cô sẽ có đứa em “Cám” bắt nạt cô, cuộc sống cơ cực.

Tâm trí đứa trẻ tiểu học chỉ nghĩ đến vậy thôi rồi bức thư được giấu mất.

Ba cô tay run run nhìn tờ giấy trắng với nét chứ vụn về như trẻ lớp ba, ông đọc rồi khóc không ngừng.

“Anh ơi, em biết từ ngày đầu tiên mắc bệnh. Em biết mình chẳng thể sống lâu, nhưng em đã cố gắng nhiều rồi. Em sợ nếu em không nhắn lại điều này, thì mãi mãi chẳng thể nào anh biết được. Em thích anh, từ lúc chúng ta còn học chung, đến bây giờ vẫn vậy. Em luôn mong anh hạnh phúc, nên nếu những ngày sắp đến nếu em không còn trên đời này. Anh đừng ở vậy, hãy tìm một người chăm sóc anh và con. Em sẽ ở trên thiên đàng dõi theo anh. Con của chúng ta rất giỏi, em tự hào lắm, hãy nuôi nó thay em”

Sau đó ba cô như tỉnh táo hẳn, ông tự bắt xe khách về lại quê nhà. Có lẽ do ông giận cô vì lá thư hoặc có lẽ ông muốn về lại với mẹ, ông đi mà không hề nói với cô câu nào. Khi cô đi làm về căn nhà trống không, chỉ có một vài chữ ông viết vội đặt trên bàn: “Ba về nhà, con ở đây làm rồi nào rãnh về thăm ba”. Lời nhắn chia tay ông viết khá vội vàng, ông về chăm lại giàn hoa giấy, chăm sóc cái sân đất trước nhà, rửa sạch cái lu bám đầy rong. Hàng xóm thấy ông vậy cũng mừng, họ gọi báo cho cô, cô cũng an tâm mà chuyên tâm vào công việc.

Một tháng sau đó, sau khi đã sửa căn nhà dưới quê đó tươm tất, định bụng về thăm ba thì cô nhận được tin báo tử của ông từ hàng xóm. Cô về quê trong đêm, bán vội căn nhà trên thành phố, lấy chồng và sinh con trong chính căn nhà của ba mẹ mình để lại.

Gió heo may những năm tiếp theo vẫn thổi những chiếc lá rơi đầy đầu ngõ, giàn hoa giấy cũng lớn dần theo thời gian, căn nhà của An và Vĩ giờ cũng đầy ấp tiếng cười trẻ thơ. Phía sau di ảnh của hai người, Vân đặt ngay ngắn những bức thư viết tay của cha mẹ mình, thỉnh thoảng cô lấy ra đọc rồi suy nghĩ rất lâu về câu chuyện của họ, những bức thư chia tay này liệu có phải là sự chia tay, ba mẹ cô chắc giờ đã gặp lại nhau ở thiên đường.

Thiên Phong

Bạn đang đọc bài viết tham gia cuộc thi Viết cho ngày chia tay được tổ chức từ ngày 20.10.2021 đến 20.03.2022. Bạn có thể quét mã QR bên cạnh hoặc truy cập vào đây để xem kết quả của cuộc thi. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các cuộc thi khác đã hoặc đang được tổ chức tại Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ