Giá như không có những cuộc chia ly!


Hôm đó tiết trời cuối thu, từng chiếc lá theo gió quẩn quanh quẩn quanh rồi khẽ đáp xuống sân trường. Bàn tay thon nhỏ của Thu Sương từ từ nhặt lên một chiếc, ngắm nhìn rồi rảo bước đi đến chiếc ghế đã in dấu năm tháng, đặt chiếc ba lô xuống ghế và mang ra một cuốn sách.

Từng trang, từng trang giấy cứ thế theo đôi bàn tay mà lật mở, lật mở cho đến khi Thu Sương tìm thấy hình ảnh người bà của mình trong đó. Dòng cảm xúc cứ thế ùa về trong cô. Cô sang Hàn du học đã được hai năm, nhưng chính đại dịch thế kỷ đã cướp đi lần cuối cùng cô được ở bên bà ngoại trong những giây phút bà sắp đi xa. Nước mắt không kìm được mà tuôn ra, từng giọt còn nóng hổi lăn trên hai gò má của cô gái nhỏ.

Thu Sương lúc đó chỉ nghĩ  ” giá như không có những cuộc chia ly”, “giá như mình có cơ hội được quay về, dù chỉ trong phút chốc” và “giá như mình có cánh cửa thần kỳ của Doraemon để về bên bà”. Nhưng cuộc đời nào có giá như. Chỉ khi đau khổ quá, tuyệt vọng quá, người ta mới tìm đến “giá như”.Cuộc đời có hạnh phúc, có niềm vui hân hoan nhưng cũng có cả những đắng cay ngậm ngùi. Vì vậy, những cuộc chia tay vội vã hay lưu luyến đều là gia vị của cuộc sống.

Đúng vậy, cô biết điều đó, nhưng sự thật quá đau lòng… Cô còn bao điều chưa nói, còn bàn tay chai sạn vì sương gió chờ cô nắm lấy, còn cả bờ vai cô đã từng tựa vào ngày thơ bé mong cô trở về. Nhớ bà, cô nhớ đến những cuộc chia ly không hẹn có ngày trở lại, cả của cô và của bà nữa.

Thuở còn thơ bé, Sương luôn bị đám trẻ con trong làng bắt nạt vì thân hình gầy gò, lại hay ốm yếu. Đến cả một người bạn cô cũng không có. Ngày ngày đi trăn châu, có chăng chỉ có nó là người bạn tốt nhất của cô. Một ngày, thấy lũ bạn trong xóm đang chơi bắn bi, Sương dán chặt cặp mắt đen láy về phía đông vui náo nhiệt đó. Có đứa trẻ nào lại không muốn được vui chơi cùng lũ bạn? Nhưng một đứa trong nhóm bắt gặp ánh mắt đó, ra hiệu cho cả bọn, và thế là chúng hò hét reo to:

– Tí hin, tí hin kìa chúng mày ơi! Đuổi bắt nó đi!

Cả đám đông ban nãy đang chơi vui mà ngay sau đó quay ra chỗ của “tí hin” – biệt danh mà chúng đặt cho Sương – rồi lao như tên đuổi theo cô.

Cô gái nhỏ chạy thục mạng, lại vô tình vấp phải hòn gạch nhỏ, ngã lăn quay ra bãi cỏ. Tưởng sắp bị đám trẻ kia chế giễu bắt nạt tới nơi thì hai bóng to đi tới ngày một gần: một chú trâu đen to khỏe và một cô bé mập mập, cao khỏe, tóc bím 2 bên. Cô bé gái kia hét to tưởng như cách cả hai cánh đồng cũng có thể nghe thấy tiếng:

– Lại tính bắt nạt bạn sao? Để Giang mập ta trừng trị.

Giọng nói khiến cả bọn chỉ biết mắt chữ a mồm chữ o. Còn Sương lúc này lòng đầy ngưỡng mộ nhìn lên gương mặt của bạn gái nhỏ trượng nghĩa mà giọng hơi bà cụ non kia, nhìn chằm chằm một lúc lâu.

Thế là từ đó, Giang thành “đại ca” của cả bọn, cũng không ai bắt nạt “tí hin” nữa. Còn Sương và Giang trở thành bạn tốt của nhau. Những cánh diều bay cao cao trong gió, những ngày nô đùa trên cánh đồng thơm mùi lúa, hay cả bao ngày chăn trâu cắt cỏ chơi đủ trò cùng lũ bạn… đã trở thành một phần tuổi thơ của Sương. Và cả Giang cũng vậy. Nhưng đột nhiên một ngày, Sương không thấy người bạn đó đâu nữa, chỉ biết rằng nhà Sương ở làng bên đã chuyển nhà đi đến thành phố để làm ăn. Ngờ đâu lần Sương cùng Giang đi hái hoa chơi trò đồ hàng lại là lần cuối hai người gặp nhau. Đó là lần đầu tiên Sương biết rằng có những người bạn sẽ không thể cùng cô đi mãi mãi. Nhưng Sương vẫn mong cuộc chia ly ấy chỉ là tạm thời mà thôi, và rằng cô nhất định sẽ gặp lại người bạn đó.

Trong suy nghĩ của một đứa trẻ, chia tay người bạn tri kỉ tưởng chừng như là điều buồn nhất. Thế nhưng khi lớn hơn, Sương mới biết có những cuộc chia ly còn buồn hơn như thế. Sương thường đến nhà bà ngoại chơi vào mỗi buổi cuối tuần. Trong những câu chuyện bà kể cho Sương nghe, cô nhớ nhất câu chuyện về người ông mà cô chỉ được nhìn thấy qua ảnh. Người ông đó chính là anh trai của bà. Ông là bộ đội pháo binh, lên đường ra trận khi chỉ mới 18 tuổi. Nhưng không lâu sau, ông đã hi sinh bởi bom đạn tàn phá ác liệt.

Sương luôn nhớ và cảm nhận được giọng nói của bà có mang theo sự thương xót, ngậm ngùi nhưng niềm tự hào trong ánh mắt thì không thể che giấu. Bà thương ông ngày đó vì nghèo đói, trước khi ông đi ra chiến trường cũng chỉ có bát cháo trắng nấu đặc hơn thường ngày một chút. Cụ không nén nổi thương xót mà quay mặt vào tường, nhanh tay lấy vạt áo lau đi nước mắt rồi lại quay ra động viên con trai. Ngày ấy những cái ôm chỉ có thể vội vã mà buông ra, đâu thể lưu luyến kéo dài bởi Tổ quốc đang gọi tên những người con ấy – những người không tiếc tuổi xuân mà xung phong ra nơi chiến trường. Ông ra đi không chỉ vì nghĩa vụ mà còn là vì tình yêu Tổ quốc, nguyện một lòng hi sinh vì đất nước. Mỗi lời bà nói, Sương đều khắc ghi đến tận bây giờ, Sương cũng thương ông và tự hào về ông giống như bà.

Trong suốt 45 năm, bà vẫn luôn theo dõi tin tức trên tất cả các kênh có thông tin tìm kiếm về hài cốt của các liệt sĩ. Nhưng vẫn không tìm được thông tin. Chương trình ” Như chưa hề có cuộc chia ly”  Sương cùng bà xem rất nhiều lần và lần nào cũng không kìm được nước mắt. Nhờ chương trình đó mà biết bao người thân trong gia đình xa cách lâu năm tìm được nhau, gặp nhau vỡ òa cảm xúc. Bà luôn mong có ngày tìm được hài cốt của người anh trai, nhưng Sương biết rằng ông đã hy sinh anh dũng và thân xác đã về với đất Mẹ, luôn được chở che và bảo vệ.

Dòng tâm trạng của Sương lại chuyển đến những năm tháng cấp ba trôi qua êm đềm nhẹ nhàng. Sương nhớ có biết bao lời chất chứa trong ánh mắt nhưng chưa một lần nói ra, Sương hoài tiếc khi hai trái tim cùng đập nhưng không thể chung nhịp. Và hơn cả, Sương trân trọng và biết ơn vì cuộc đời đã cho cô gặp được cậu con trai ấy – người đã đem tới niềm vui và năng lượng tích cực để rồi sẽ và mãi mãi là một mảnh ghép đẹp trong thanh xuân của Sương.

Lần đầu tiên trong đời, Sương thấy một nụ cười đẹp đến vậy. Trái tim nhỏ trong lồng ngực hình như khẽ rung lên vì nụ cười rạng rỡ như ánh nắng hè trong cái ngày học quân sự sau trường mà đến giờ Sương vẫn nhớ như in. Sương thầm nghĩ nếu cô vẽ đẹp, cô có thể khắc họa lại khung cảnh ấy ngay lúc này đây, nhưng còn nhịp đập lúc đó, còn hàng tre đung đưa trong gió, còn nụ cười tỏa nắng ấy, làm sao vẽ lại? Lần đầu tiên trong đời, một cô gái bướng bỉnh thay đổi bản thân mình mà đến cả cô cũng không nhận ra. Cô âm thầm tìm hiểu về sở thích của chàng trai ấy, vì cậu ấy mà nuôi mái tóc dài, nỗ lực học tập và thay đổi tính xấu của bản thân để trở thành một người tốt hơn. Hình như khi cảm mến một ai đó, người ta có siêu năng lực. Trong đám đông, người đầu tiên và duy nhất Sương nhìn thấy cũng chính là cậu ấy. Trong suốt ba năm cấp ba, ánh mắt cô luôn hướng về cánh cửa lớp màu xanh, nơi mỗi ngày đều được nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc mà dù thế nào cũng không thể phai nhạt trong tâm trí cô.

Đám đông nào có cậu cũng thật vui. Cậu thích ca hát, thích cùng mọi người nói chuyện, thích giúp đỡ mọi người. Bạn bè và thầy cô đều yêu quý cậu. Tính cách vui vẻ, hòa đồng và khiếu hài hước của cậu đã dần thay đổi con người vốn nhút nhát và hướng nội của Sương.

Thế nhưng, khoảng cách không chỉ còn là những bước chân, người con trai mà Sương thầm mến giờ đã cách cô cả nửa vòng Trái Đất. Ngày tốt nghiệp cũng là ngày cuối cùng Sương được gặp cậu ấy. Cậu đã đến nước Nga xa xôi để học tập và có thể, cậu sẽ cùng gia đình định cư ở đó. Dẫu rất buồn nhưng Sương hi vọng cậu sẽ sống tốt và có cho riêng mình một mái ấm hạnh phúc.

Năm tháng thế mà trôi qua nhanh quá, Sương đã đi qua bao cuộc chia ly trong đời: lúc vội vã chưa một lời từ biệt, có khi không hẹn ngày quay trở lại, buồn hơn là bao lời chôn chặt trong lòng không có cơ hội nói ra. Nhưng Sương thấy mình trưởng thành hơn, dũng cảm hơn và càng thêm trân trọng những gì đang có. Tất cả bạn bè, người thân đến bên Sương đều khiến cô cảm thấy mình luôn được yêu thương.

Sương luôn tự nhủ với bản thân ” Nhất định phải cố gắng! Mẹ ơi, bà ngoại ơi, con sẽ về sớm thôi!”. Hoàng hôn đang dần buông xuống, cô gái nhỏ đang bước nhanh về phía trước, ngày mai rồi sẽ đến.

Thuy110900

Bạn đang đọc bài viết tham gia cuộc thi Viết cho ngày chia tay được tổ chức từ ngày 20.10.2021 đến 20.03.2022. Bạn có thể quét mã QR bên cạnh hoặc truy cập vào đây để xem kết quả của cuộc thi. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các cuộc thi khác đã hoặc đang được tổ chức tại Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viết Podcast Cây Bút Trẻ Quy định hoạt động
Cộng đồng trên Facebook Cộng đồng nhóm Zalo GIỌNG THU VÀNG 2025
 

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Phượng ủ trên cành ngóng hạ sang Hờn ve tấu bản nhạc tên nàng Đêm về xứ lạ mơ hình liễu Sớm đến quê nhà mộng dáng la...
Ngày trở gió Ta xa Mưa dầm mái lá dột ướt cõi lòng Lau nở trắng bến sông Bèo lục bình bâng khuâng tím nỗi niềm xưa c...
Ai về thăm đất Hoà Bình Xứ Mường ta đó ân tình biết bao Bản làng ở tận vùng cao Rừng xanh núi thẳm đua nhau chạy dài...
Cuốn sách “Phạm Phú Hải – Tác phẩm và dư luận” ra đời sau hơn mười năm ngày mất của thi sĩ là sự ghi nhận xứng đáng c...
Nắng xuân về gõ cửa Chào ngày mới vừa sang Em thổn thức mơ màng Ô kìa … nàng xuân tới. ………...
Em mỏng mảnh hơn cả mùa thu cũ Đúng vào ngày hạnh phúc bỏ em đi Vơ vét lại thấy chỉ còn nước mắt Đủ cho lòng bày một...
Ngày ấy tôi quá nhỏ để cảm nhận và cũng quá nhỏ để lưu giữ những hình ảnh ấy trong đầu, tôi chỉ hình dung qua lời mẹ ...
Nắng vỡ òa chiều chất chứa niềm say Mồ hôi ta đổ xuống ngày mệt lả Những uẩn khúc dìm mình trong vất vả Chiều ấy mưa,...
“Đam mê cũng giống như nước và lửa, chúng là người hầu tốt nhưng là ông chủ tồi” Đam mê là một người hầu tốt là khi c...
Chương trình này dành riêng cho các thành viên của Group GIỌNG THU VÀNG – CBT VIỆT NAM, những người có đam mê và tài năng với giọng đọc. Mini game này nhằm hưởng ứng tinh thần kỳ niệm chiến t...
Cộng đồng CBT Việt Nam phát động phong trào sáng tác Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) trong Group chính thức của CBT Việt Nam. Cụ thể như ...
Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
Hoài niệm
Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
Biến cố và trưởng thành!
Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
Góc nhỏ trong tim BiBo
BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
Khoảng trời màu trắng
Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
Bông hoa thanh xuân
 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
Thứ Tư, Tháng 4 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 4 03, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Tư, Tháng 4 02, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Ba, Tháng 4 01, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Bảy, Tháng 2 01, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 2 01, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 29, 2025 CBT Việt Nam Thông báo Quản trị
Thứ Năm, Tháng 1 23, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng 1 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Ba, Tháng 1 21, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng 1 17, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng 1 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng 12 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng 12 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ