Đợi cha – Truyện ngắn Phùng Thị Dung


Ngày nào trên đường tôi đi làm về cũng gặp cậu bé ngồi đợi cha ngoài đầu ngõ

Trong xóm trọ có hai cha con sống với nhau, hoàn cảnh khó khăn ông tuổi cũng đã cao nên sức khỏe không được tốt. Do công việc của tôi phải chuyển vùng công tác tôi đã thuê phòng trọ ở khu này, phòng của tôi cạnh phòng của cha con họ, vì giáp phòng nên gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng ho của ông tôi nghĩ bụng!
– Sao ông ấy ho nhiều vậy mà không thuốc men gì, sao nhỉ. Thấy ông ho gần như cả đêm nghe vừa mất ngủ lại mà dát ruột.

Chiều tan ca tôi về phòng sớm. Trong khu trọ cũng có mấy đứa cùng chạc tuổi tôi nên cứ rảnh là mấy chị em thường ngồi sân tán gẫu, cười đùa. Đang vui vẻ thấy cậu bé ngay cạnh phòng tôi chạy ra sân mắt nhìn ra hướng đầu ngõ, có vẻ như cậu ta ngóng ba của nó, thấy cậu bé mặc bộ quần áo cũ không còn nguyên vẹn nhưng lại được lành lặn do tay người cha vá lại.

Tôi hỏi mấy chị em ngồi chơi cùng
– Mẹ thằng bé đâu sao chỉ thấy hai cha con họ vậy, nhìn đứa trẻ trông tội nhỉ
Một chị lớn tuổi hơn tôi chị ở đây trước tôi khoảng một năm chị ấy bảo!
– Chỉ có hai cha con thôi
Lúc chị chuyển đến đây cũng nghe người ở khu này kể là vợ ông ý bị tai nạn và qua đời khi thằng bé mới hai tuổi.
Tôi lại thắc mắc!
– Sao ông ấy nhiều tuổi rồi mà con còn nhỏ thế, cậu bé chắc chỉ năm sáu tuổi thôi nhỉ?
Chị ấy lại bảo!
– Nghe người ta nói
Vợ chồng họ không phải người ở đây
Khi họ đến đây ở thì cậu bé kia còn hãm ngửa, mọi người cũng thắc mắc và hỏi thì họ bảo họ sinh con muộn, thế nên không ai thắc mắc gì nữa.

Hàng ngày cứ mỗi sáng thức dậy, trời thì vẫn còn tối, thời tiết thì đã chuyển sang đông không khí cũng lạnh dần. Đêm đến nghe tiếng ho của ông nên tôi cũng hơi khó ngủ, trằn trọc mãi nhưng cuối cùng trời cũng đã sáng. Nhìn đồng hồ gần năm giờ rồi, tôi dậy bước ra sân tập thể dục hít thở không khí trong lành, hai cánh tay gai sần bởi cái lạnh đầu mùa, ngó nghiêng nhìn xung quanh thì thấy tất cả còn tối thui vì chưa ai dậy. Trong khi mọi người còn đang trong chăn ấm đệm êm tôi đã thấy ông lệch kệch chuẩn bị đồ đạc để lên cái xe mà thường ngày ông đẩy đi bán bánh mì
Tôi thấy trời còn sớm lại gần tôi bèn hỏi:
Trời còn sớm mà ông đi sớm thế?
Ông cười xuề rồi trả lời tôi rằng:
– Sớm gì nữa cháu
Đường ra đến trường cũng mất cả cây số
Tôi đi dần đến nơi sáng thì vừa
Với lại đi giờ này đường còn vắng đỡ đông xe
Sáng ra họ lại đi làm, con đường này đông xe như nào thì cô cũng biết rồi đấy
Tôi thấy ông ông mỉm cười rồi treo mấy túi rau với bánh mì lên xe.

Thấy ông xếp đồ xong ông lại gần bàn uống nước được đặt ở ngay cửa phòng, ông uống ngụm trà rồi lại hút điếu thuốc, nhìn bộ dạng của ông mà thấy nhói lòng, trời thì lạnh mà ông chỉ phong phanh trên người một cái áo mỏng manh vai sờn. Có vẻ ông cũng thân thiện nên tôi cũng tò mò muốn hỏi thăm về gia đình ông ý sao chỉ có hai cha con nên tôi đã hỏi.
Ông cũng thật thà và cũng đã kể câu chuyện về cuộc đời ông nhiều gian nan vất vả.
Ông hút điếu thuốc xong, chống hai tay đầu gối lấy lực để đứng dậy, ông bảo
– Thôi tôi đi đây
Kẻo trời sắp sáng rồi.
Tôi cũng mỉm cười liền bảo!
– Dạ vâng ông đi đi ạ
Chúc ông bán đắt hàng nhé.
Ông bắt đầu đẩy xe ra đầu ngõ, điểm bán của ông đúng nơi tôi làm việc, buổi sáng ông bán bánh mì chiều tối ông bạn cháo với nước sôi trước cổng viện, hôm nào cũng tối đêm ông mới về, tôi cũng đứng dậy về phòng tắm giặt, ăn sáng rồi cũng chuẩn bị đi làm.

Công việc của tôi chỉ đi làm vào buổi sáng, hôm nay thấy tâm trạng vui vẻ nên tôi ra chợ tính mua món gì đó ngon ngon về để nấu, lâu rồi tôi cũng chẳng có thời gian nấu cho mình một bữa ăn ngon, hí ha hí hửng dắt cái xe đạp, đạp một mạch ra chợ
Tôi vừa ra đến nơi thì cơn mưa từ đâu kéo đến, gió bão đùng đùng bụi bay làm mờ con mắt. Tôi vội vàng mua vài lạng thịt mớ rau rồi cũng hớt hải đạp xe về, nhỡ mưa ập đến là ướt hết chứ chả đùa.

Về đến đầu ngõ
Tôi thấy thằng bé ngồi đợi ba nó vừa thở tôi vừa bảo
– Về nhà đi em
Trời sắp mưa lớn lắm đấy
Về nhanh không lại chạy không kịp nữa giờ!
Nó chẳng nói chẳng rằng nó cứ ngồi bần thần mặt mày ủ rũ chân tay thì lấm lem, cơn mưa sấm chớp cứ ầm ầm kéo đến, tiếng sấm đánh đùng một cái làm cả tôi và thằng bé giật bắn cả mình, tôi kéo tay thằng bé rủ nó về kẻo trời mưa mà nó nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm, nó đứng dậy chạy một mạch, chạy trước cả tôi, về đến nhà nó đặt luôn cái mông nó xuống thềm mắt cứ hướng ra ngõ lại tiếp tục ngóng ba nó về.

Tôi cất cái xe đạp rồi cũng chuẩn bị nấu cơm, tính là rảnh định nấu món gì lạ lạ chút mà vừa ra đến chợ thì cơn mưa ập đến cuối cùng vẫn chỉ là món thịt rang với rau muống luộc, loanh quanh vừa quét được cái sân, nhặt được bó rau liếc qua nhìn thằng bé thì không thấy nó đâu, tưởng đâu nó chạy vào trong nhà nhưng không phải, cửa nhà vẫn cài then ngoài, trời bắt đầu mưa to mà không thấy nó đâu, chắc nó lại ra đầu ngõ chờ ba nó, mà cũng không biết nó có biết đường trú mưa không, cái thằng thật là.

Trời vừa mưa vừa bão, những tiếng sấm vang đến ù tai, những tia sét loé sáng đến chóng mặt tôi chạy vội vào nhà rồi đóng cửa, cơm thì chưa nấu được mưa thì như chút, ngồi trong phòng tôi tranh thủ chuẩn bị cho các bài giảng ngày mai, cứ mải mê với đống sách vở nên tôi cũng không để ý gì thời gian và bên ngoài còn mưa hay đã hết. Tự dưng cái bụng nó sôi lên vì đói, bật điện thoại để xem đồng hồ thì giật mình đã hơn bảy giờ tối, cơm còn chưa nấu, vội vàng thu gọn đống sách vở tôi đứng dậy mà ê ẩm cả cái lưng, vươn vai một cái rồi bước đến mở toang cánh cửa tôi bước ra sân thì cả một dãy trọ vẫn tối om vì nhà ai nhà đó đều đóng cửa ở trong nhà. Tôi ngoảnh lại nhìn sang nhà hai cha con họ thì vẫn chưa thấy sáng đèn, thằng nhỏ không thấy đâu, ông cũng chưa về, trời vẫn còn mưa rả rích, thi thoảng vẫn có tiếng sấm chớp ầm ầm, nghĩ đến thằng bé tự dưng tôi thấy bất an, tôi vội vớ cái ô chạy ra đầu ngõ ra xem thằng bé đâu, vừa đi vừa sợ bởi thi thoảng những tia chớp lại nhằng nhằng trước mặt.

Ra đến đầu ngõ!
Nhìn xung quanh không thấy nó đâu, nghĩ bụng
– Chẳng nhẽ nó chạy ra chỗ ba nó bán hàng
Vừa thoạt nghĩ vậy tôi định quay về, vừa ngoảnh mặt lại tia chớp sáng lên dọi đúng mặt thằng bé đang ngồi dựa bức tường của nhà đầu ngõ. Nhìn thằng bé ngồi đợi ba nó trong trận mưa bão, đôi mắt đỏ hoe vì khóc, mắt luôn nhìn theo hướng của ba nó. Nhìn nó với nét mặt ngây thơ tôi đứng ngây ra và nghĩ đến câu chuyện ông kể
– Nó chẳng phải con đẻ của ông!
Vợ chồng ông không có khả năng sinh con, hoàn cảnh thì lại khó khăn nên ông bà quyết định tìm đến trại trẻ mồ côi để nhận con nuôi, thứ nhất cũng là để cho vui cửa vui nhà, để cùng được có người gọi mình là ba là mẹ, thứ hai là cũng để sau khi về già chẳng còn sức lực thì còn có người để mà nương tựa
Nhưng cuộc đời thật éo le
Vợ chồng ông vừa nhận nuôi thằng bé được hơn một năm thì vợ ông chết vì bị tai nạn, ông tuổi đã cao giờ thì cọc cạch với cái xe đẩy bán bánh mì nuôi thằng nhỏ, đang nghĩ lại thì tiếng sét đánh đoàng một cái tôi giật bắn cả mình, tôi cũng thầm rơi lệ bởi thấy thương cho hoàn gà trống nuôi con, tôi lại gần rồi rủ nó về nhà, nắm bàn tay nó để dắt về, người nó run bần bật vì lạnh, quần áo đã ướt và nó đã ở ngoài quá lâu.
Tôi khẽ dìu thằng bé dậy nhưng hình như nó đứng không vững, đôi chân run rẩy không bước đi nổi tôi bèn cúi xuống và bảo nó lên lưng cõng về, về nhà thay quần áo chẳng cảm lạnh rồi chị cho ăn cơm.
Nó có vẻ vừa sợ vừa lo lắng, tôi kéo cái tay nó lại khoác lên vai mình rồi cõng nó về nhà

Chưa bao giờ tôi bước chân vào căn phòng của hai cha con họ, nhưng hôm nay không có ông ấy ở nhà, thằng bé thì cần có quần áo khô để mặc, tôi bắt buộc phải mở cửa để lấy quần áo cho thằng bé khi ông không có nhà.
Bước vào căn phòng lụp xụp đơn sơ chỉ có một cái giường nhỏ với cái bàn để đồ, một thân một mình là đàn ông, tuổi tuy đã già nhưng ông cũng khá sạch sẽ. Tôi lấy quần áo cho thằng bé xong, tôi tắm gội cho nó, rồi đưa nó về phòng bảo nó nằm ở giường cho ấm, khi đó tôi mới đi nấu cơm. Kệ thằng bé nằm đó tôi đi làm ù một hồi, và cuối cùng cơm cũng chín, thịt và rau cũng nấu xong, vì là sống một mình nên tôi cũng chẳng có mâm bát gì, thằng bé chắc đói lắm, tôi lấy cơm vào một cái bát to, cho thức ăn cả vào đó, kêu thằng bé dậy và bón cơm cho nó ăn, mới đầu có vẻ nó sợ hãi, rụt rè, biết trẻ con nó vậy nên tôi cũng phải hỏi những câu như “em tên gì” và “mấy tuổi” phải như thế cho nó quen và đỡ sợ, thấy cậu ta ăn ngon miệng chắc hẳn cậu đói lắm.

Ăn cơm xong, tôi mở máy tính lên
Mở phim hoạt hình Tom và Jerry cho nó xem, thấy nó ngồi xem chăm chú vì đây chắc hẳn lần đầu tiên nó được coi phim, nhà ông thì tivi không có, điện thoại cục gạch cũng không, nên thằng bé chỉ ở nhà chơi với mấy món đồ chơi mà ông đã mua cho nó từ nhỏ, nó xem phim những thi thoảng tôi bắt gặp những ánh mắt nó nhìn ra ngoài, hình như nó vẫn không quên rằng ba nó chưa về, tôi thi thoảng lại ra sân ngó xem bên nhà ông đã sáng đèn chưa, ngó xem ông đã về chưa mà tự dưng mình cũng thấy lòng bất an không hiểu vì lí do gì, tôi lại quay vào ngồi chơi với thằng bé.

Hai chị em đang ngồi chơi và xem phim hoạt hình, tôi nhìn đồng hồ thì đã chín giờ kém rồi vẫn không thấy ông về, cũng sốt ruột nhưng không biết làm thế nào, muốn chạy ra cổng viện chỗ ông bán hàng xem sao mà giờ ông còn chưa về, nhìn thằng bé tôi bảo rằng:
– Em ở đây xem phim nhé
Chị chạy ù ra đón ba em về, trời còn đang mưa nên em không được ra chạy lung tung biết chưa
Nó ngước mắt nhìn tôi khi nhắc đến ba nó, mặt nó biến sắc như có vẻ muốn khóc và muốn theo cùng tôi bảo:
– Chị ra đón ba về cho em
Nên em ngoan ngồi im ở đây, ngoan rồi mai chị lại mở cho em xem
– Chị về luôn thôi mà!
Nó khẽ gật cái đầu rồi mắt lại hướng về máy tính và tiếp tục xem phim

Tôi vội vàng mặc áo mưa dắt xe đạp ra và đi thẳng về hướng bệnh viện, đường thì vắng người đi lại thì ít, đến nơi tôi không nhìn thấy ông đâu cả, hỏi chủ quán nước cạnh chỗ ông hay đứng bán hàng thì họ nói một câu mà tim tôi như chết đứng
– Ông ý bị tai nạn khi chạy bão hồi chiều tối rồi, máu mê nhiều lắm họ đưa vào cấp cứu rồi, giờ đang trong viện ý
Xe ông ấy người ta kéo vào lề đường kia kìa, cô vào viện hỏi xem ông có sao không

Tôi gửi lại cái xe đạp chỗ hàng nước, vội vàng tôi chạy thẳng vào bệnh viện, vì hốt hoảng nên chân tay run rẩy miệng tôi như cứng lại không nói lên lời gặp cô y tá tôi vội hỏi
– Hồi nãy có một ông già bị tai nạn ngay ngoài cổng, cô cho tôi hỏi ông ấy đang nằm phòng nào vậy ạ?
Cô ý nói ông ấy đang ở phòng cấp cứu
Tôi vội vàng nói lời cảm ơn rồi chạy thẳng đến phòng cấp cứu, tim đập loạn xạ nhìn xung quanh không thấy ông đâu, một bác sĩ hỏi
– Chị tìm ai?
– Dạ tôi tìm một ông vừa mới bị tai nạn hồi chiều, tôi hỏi cô y tá thì cô chỉ đến đây
Bác sĩ hỏi:
– Chị là người nhà với bệnh nhân hả?
Tôi nập bập đáp!
– Ông ấy là hàng xóm
Chúng tôi đều là người nơi khác chuyển đến, nhưng ông ấy không có người thân, vợ ông ấy cũng mất rồi, giờ chỉ có cậu con trai thì còn nhỏ tuổi, nó đang chờ ông ấy về và đang ở nhà tôi
Bác sĩ nói!
– Ông ấy bị rất nặng và đang được phẫu thuật gấp, giờ ông ấy vẫn đang trong phòng phẫu thuật hơn hai giờ đồng hồ rồi vẫn chưa xong, chúng tôi không biết thông tin của ông ấy, nhưng khi được người dân đưa vào thì việc đầu tiên chúng tôi làm là phải cứu người trước nên không thể đợi người nhà đến được.

Vừa lo lắng vừa không biết trường hợp của ông phải giải quyết như thế nào, tôi cũng nói lời cảm ơn đến khi bác sĩ đã quan tâm đến bệnh nhân
Tôi hỏi:
– Tôi có thể đứng ra nhận làm người thân của ông ấy được không thưa bác sĩ, vì ông ấy không có người thân, tôi lại biết hoàn cảnh của ông ấy, nên như vậy thì ông ấy có vấn đề gì thì các bác thông báo với tôi được không ạ?
Bác sĩ đáp:
– Nếu chị đã có tấm lòng như vậy, có gì chúng tôi sẽ trao đổi với chị
Giờ chỉ còn chờ ca mổ có thành công hay không cũng đều do số mệnh của ông ấy

Nghe bác sĩ nói vậy tôi vội nói lời cảm ơn rồi xin phép tôi đến phòng cấp cứu, cánh cửa vẫn khép chặt chưa được mở ra, lòng không yên tôi có linh cảm rất xấu nhưng trong thâm tâm thì luôn cầu nguyện cho ông sẽ bình an tai qua nạn khỏi.
Đang suy nghĩ lung tung thì cái đèn đỏ báo hiệu của căn phòng cấp cứu bỗng tắt vụt, cánh cửa cũng bắt đầu mở ra, tôi vội vàng đứng dậy rồi chạy tới, một chiếc xe được đẩy ra từ từ của hai bác sĩ.
Tôi nhìn theo chiếc xe, một thân hình nằm dài không nhúc nhích, một tấm vải trắng đã chùm kín đầu tôi chạy lại lật miếng vải ra đó là ông ấy.
Không phải người thân của tôi nhưng sao lòng tôi đau đến vậy, nước mắt không kịp cản mà cứ tôi chết lặng người, nghĩ thương hoàn cảnh của ông, thương thằng bé từ nhỏ đã bị bỏ rơi cho đến bây giờ tuy được ông bà nhận nuôi rồi cuối cùng nó vẫn là đứa trẻ mồ côi, đau lòng quá.
Khi bác sĩ trong phòng mổ bước ra bác ấy bảo:
– Chúng tôi cũng đã cố gắng nhưng không thể giữ lại tính mạng của ông ấy bởi ông bị quá nặng, đầu vỡ, nội tạng gần như đều bị dập có phần bị nát, chúng tôi cũng đã mất khá nhiều thời gian để cứu chữa nhưng ca phẫu thuật không thành
Chị báo người nhà đưa ông về rồi chuẩn bị hậu sự.

Biết hoàn cảnh của ông, giám đốc bệnh viện đã thông báo về địa phương nơi, khu trọ nơi ông sinh sống để đưa ra hướng giải quyết với trường hợp của ông, trong khi chờ đợi họ tới giải quyết thì xác của ông tạm thời chuyển xuống nhà xác.
Cố nén đau thương tôi theo chiếc xe đẩy và đưa ông xuống nhà xác để chờ chính quyền và bác trưởng xóm khu trọ xác nhận thân phận của ông rồi mới đưa ông ấy về an táng.

Khi các lãnh đạo của thôn xóm đã làm việc xong, họ cũng chuẩn bị sẵn một cái quan tài để cho ông nằm luôn trong đó, khoảng bốn giờ sáng mọi người mới đưa được xác của ông về đến khu trọ, tôi vội vàng chạy về phòng xem thằng bé có chịu nghe lời mà ngồi đợi tôi về hay không, bước vào phòng tôi mở cánh cửa ra thì thấy nó đã ngủ từ lúc nào, máy tính vẫn còn tập phim hoạt hình đang chiếu, tôi ôm chầm lấy nó khiến nó giật mình tỉnh giấc, nó nhìn tôi rồi hỏi:
– Ba em đâu?
Tôi nghẹn lời không nói lên câu cũng không biết phải nói với nó thế nào cho nó hiểu bởi nó còn quá nhỏ.
Tôi bế nó trở về phòng để nhìn mặt ba nó lần cuối, căn phòng chật hẹp sừng sững một cỗ quan tài đỏ rực không một người thân than khóc
Nó lại hỏi tôi lần nữa ba em đâu?
Những người trong khu trọ vây quanh khi nghe câu nói hỏi mà không ai có thể kìm được lòng, họ đều xúc động mà rơi nước mắt. Bác trưởng xóm đẩy lùi cái nắp quan tài để hở mặt ông ra cho thằng bé nhìn mặt ba nó lần cuối, nó nhìn những cũng chẳng hiểu gì nó quay lại hỏi tôi
– Sao ba lại nằm trong đó hả chị?
Nó lại nhìn xuống khuân mặt ông rồi bảo:
– Sao ba về mà không gọi con
Nó nói mà không thấy ba nó trả lời, nó trằn xuống khỏi tay tôi nó bước đến gần ông, tay nó khẽ đặt vào lồng ngực của ông rồi lay ông dậy, vừa lay vừa hỏi sao ba ngủ, sao ba lâu về?
Những câu hỏi ngây thơ của thằng bé khiến tất cả những người xung quanh đều phải khóc, nó nhìn mọi người xung quanh ai cũng khóc nên khiến thằng bé có chút hoảng sợ, tự dưng nó khóc nấc lên rồi gục đầu vào vai tôi vừa khóc vừa gọi ba, tiếng khóc của nó đã yếu dần đi chỉ còn lại tiếng rên rỉ không ra hơi nhưng rồi nó cũng lịm ngủ quên đi, mọi người cùng nhau ngồi chờ trời sáng rồi đưa ông ra đồng.

Trời bắt đầu sáng dần và giờ đưa ông ra đồng cũng sắp đến, nhưng cái số của ông sao khổ đến vậy, đến chết cũng không được yên, đến giờ đưa ông về nơi an nghỉ rồi mà trời đâu bỗng hóa trận mưa to dữ dội, thương tâm quá
Trời mưa liền đến hai tiếng đồng hồ rồi cuối cùng cũng tạnh, mọi người bắt đầu chuyển linh cữu của ông và đưa ông ra đồng.
Mộ của ông đã được người trong khu trọ đặt cạnh mộ người vợ của ông cũng xấu số tai nạn ma qua đời.
Buổi chôn cất đã xong, mồ yên mả đẹp cho ông xong đâu đấy chúng tôi đưa thằng bé về nhà, mọi người bàn tính nên cho thằng bé sống ở đâu
Một bác hàng xóm nói:
– Bố mẹ nó đã không còn, giờ tuổi nó thì quá nhỏ không thể tự mình lo cho mình được.
Hay gửi lại nó vào trại trẻ mồ côi!
Người khác lại nói:
– Xem ai người ta nhận làm con nuôi, hoặc gửi nó vào chùa nào đó cũng được mà.

Mỗi người một ý kiến khác nhau nhưng cũng không ai muốn nhận nuôi thằng bé. Tôi thì chồng chưa có và lại đi làm xa nhà, nhỡ đâu khi đưa nó về người dân lại đồn thổi rằng tôi chưa chồng mà đã có con, rồi liệu tương lai tôi có còn lấy được chồng hay không, nghĩ cũng khó sử.
Trong khi mọi người bàn bạc thì tôi cũng mải suy nghĩ, nên nhận nuôi nó hay không, mọi suy nghĩ tự dưng rối rắm hết cả lên, tôi gạt bỏ hết tất cả, sau về tôi giải thích với gia đình sau, tôi nói với mọi người
– Tôi xin nhận nuôi thằng bé
Tôi cũng nói với mọi người rằng, tôi rất yêu quý nó, với lại số kiếp của nó cũng quá bất hạnh, sinh ra thì cha mẹ bỏ rơi, đến khi gặp được ông bà nhận nó làm con nuôi thì giờ đây đến bố mẹ nuôi cũng không còn, nó còn quá nhỏ, quá vô tội để phải chịu nhiều cảnh bi ai
Tôi xin nhận nuôi thằng bé, tôi sẽ bù đắp cho nó tốt nhất có thể.
Mọi người thấy tôi nói vậy rồi ai cũng tán thành, cuộc bàn luận cũng đã kết thúc và thằng bé ở lại với tôi.

Tác giả: Phùng Thị Dung

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ