Bà huyện Thanh Quan – nữ sỹ hoài cổ thương kim và dạy học cho các cung phi công chúa


Các bạn thân mến! nhắc đến Bà huyện Thanh Quan, chúng ta đều nhớ ngay đến những tác phẩm như:  Chiều hôm nhớ nhà,Tức cảnh chiều thu,Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc,Qua Đèo Ngang, Cảnh Hương sơn… với những bút pháp nghệ thuật thơ tuyệt vời. Hôm nay, Cây Bút Trẻ xin được tổng hợp và giới thiệu đôi nét về cuộc đời, tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của bà.

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Cha bà đỗ thủ khoa năm 1783, là một cựu thần nhà Lê. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích – một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của thi hào Nguyễn Du. Bà thắm duyên với ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi), người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan.

Bà nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao, từng được vua Tự Đức (có thuyết là vua Minh Mạng) mời vào làm “Cung trung giáo tập” dạy học cho các cung phi và công chúa.

Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy cho đến hết đời.

Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như: Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,… Qua những bài thơ chạnh lòng thương tiếc trước cảnh bể dâu với quá khứ vàng son của triều nhà Lê đã đi qua này, nhiều nhà phê bình văn học đã xếp thơ của bà vào khuynh hướng hoài cổ.

Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.

Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng; thơ của bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu. Sở trường của bà là thơ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Trong sự nghiệp thi ca, bà sáng tác không nhiều, một số bài thơ như:

  • Chiều hôm nhớ nhà
  • Tức cảnh chiều thu
  • Thăng Long thành hoài cổ
  • Qua chùa Trấn Bắc
  • Qua Đèo Ngang
  • Cảnh đền Trấn Võ
  • Cảnh Hương sơn

Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan từng được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung.

Thơ Bà huyện Thanh Quan không nhiều. Hiện nay còn lại dăm bảy bài được truyền tụng là của bà, đều là thơ Nôm bát cú luật Đường như: Thăng Long thành hoài cổ, Qua đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, Tức cảnh chiều thu …

Số lượng tác phẩm tuy ít, nhưng thơ bà thể hiện rõ nét một phong cách riêng. Bà tả cảnh là để ngụ tình. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự ai hoài, luyến tiếc, tuy chưa đến mức tiêu tao, nhưng u buồn lắng đọng. Cảnh chỉ là những nét phác họa của một bức tranh thủy mặc, mang tính tượng trưng ước lệ. Nói cảnh vướng tình là chưa thật chính xác, ở đây tình trùm lên cảnh, lấy cảnh để giãi bày tình cảm chan chứa. Thời gian trong thơ thường là cảnh trời chiều rất dễ gợi thương, gợi nhớ như “bóng xế tà”,”bóng tịch dương”, “bảng lảng bóng hoàng hôn”. Thời gian đượm buồn như vậy, được kết hợp với không gian mênh mang, hiu quạnh, heo hút của một tòa cổ thành, của một dặm liễu sương sa, của một đỉnh đèo chon von đầy mây phủ…càng tăng thêm nỗi nhớ nhung u hoài…

Người đời coi thơ bà là thơ hoài cổ thương kim. Cũng là điều dễ hiểu, bởi vì cha ông bà vốn chịu ơn dày nặng của tiền triều Lê – Trịnh, bỗng chốc đất nước thay thầy đổi chủ ! Không riêng gì bà, nhiều đại thần khác như Phạm Quý Thích, Nguyễn Du… đến với tân triều,không khỏi ngỡ ngàng, lòng trĩu nặng ưu tư. Thi hào Nguyễn Du chẳng đã để lại hai bài thơ chữ Hán Thăng Long I và II đượm màu hoài cổ đó sao ?

Có điều là thơ hoài cổ của Bà huyện Thanh Quan cũng như của Nguyễn Du buồn mà không bi lụy. Thơ bà chân thành, sâu sắc, dễ gây xúc động, được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật cực kỳ điêu luyện. Đó là những bài thơ ‘Nôm đậm đà phong vị Đường thi, tạo nên phong cách riêng của bà.

Từ lâu, thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường đã được các thế hệ nhà thơ nước ta Việt hóa. Qua nhiều bước thử nghiệm, từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, thơ Nôm luật Đường đã thực sự hoàn thiện và ổn định. Đặc sắc thơ luật Đường. của Bà huyện Thanh Quan vừa sang trọng đài các, vừa phảng phất tâm hồn Việt Nam. Ngoài việc vận dụng luật: thơ nhuần nhuyễn, phải kể đến tài năng sử dụng vốn từ ngữ (cả Hán Việt và thuần -Việt) hết sức: tinh vi và chính xác trong từng văn cảnh, ngữ cảnh, nên giá trị biểu cảm được nhân lên gấp bội.

“Bà huyện Thanh Quan là nữ sĩ thuộc hàng bậc nhất của cả nước, nhưng trước hết bà là nhà thơ của cố đô Thăng Long. Một tấm tình quê lưu luyến dạt dào đối với cựu đô, những ấn tượng đẹp về đất ngàn năm văn hiến, thơ bà là những viên ngọc long lanh điểm tô cho thủ đô Hà Nội, vùng đất kinh kỳ ngàn năm của dân tộc.

Thâm thúy,. tế nhị, giàu suy tư,mà mẫu mực, đĩnh đạc, óng chuốt là những đặc điểm đã tạo nên tính đặc sắc và độc đáo của thơ Bà huyện Thanh Quan.

CAYBUTTRE.VN
Sưu tầm & biên tập

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ