Tìm hiểu về Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình Việt Nam


Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha. Ông sinh ngày 2/2/1916 và mất ngày 18/12/1985, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi.

Tiểu sử

Năm 1927, Xuân Diệu xuống học ở Quy Nhơn. Sau đó Xuân Diệu ra Huế học 1 năm (1936 – 1937) đến khi tốt nghiệp trường tú tài Khải Định. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940).

Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh), Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Xuân Diệu tham gia ban chấp hành và nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Sự nghiệp sáng tác

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, ” một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” hoặc như được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Ông là thành viên thứ 7 cũng là thành viên cuối cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Một trong những tổ chức văn nghệ sĩ tiêu biểu và nổi tiếng nhất ở miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Ông là cây bút chủ đạo trong mục Thơ Mới trên báo Ngày Nay – tờ báo của Tự lực văn đoàn. Bên cạnh sáng tác thơ ca,ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học ,dịch sách…

Cuộc đời của Xuân Diệu gắn bó với giấy bút và được mọi người nhận xét là người vô cùng chăm chỉ tỉ mỉ trong công việc. Ông từng nói rằng “Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết.”.Ông thích lối sống gọn gàng ngăn nắp,chỉn chu.Thời gian trong ngày ông dùng vào việc viết lách cho các tờ báo và cần mẫn sáng tác thơ ca .

Xuân Diệu là nhà thơ lớn, là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Ngay khi bài thơ đầu tiên gửi đến báo Phong Hóa, Thế Lữ đã nhận xét: “Xuân Diệu là thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc” và trong bài tựa viết cho Thơ thơ (1938) thì Thế Lữ reo lên: “Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu”. Vũ Ngọc Phan trong sách Nhà văn hiện đại (quyển 3) cũng có nhận xét:“Người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các thơ mới”. Chính cái đằm thắm, cái nồng nàn, cái lạ trong thơ Xuân Diệu đã “làm cho nhiều người thanh niên ngây ngất”

“… Tập Thơ thơ xuất bản một ngày Nô-en 1938 là thịnh thời của Thơ Mới, xuất hiện trước đó không lâu, và Gửi hương cho gió xuất bản năm 1945 là cao điểm, đồng thời là dứt điểm, về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người tạo sinh lực cho Thơ Mới – hiểu theo nghĩa một trào lưu trong lịch sử văn học…” (Nam Chi). Trong bài “Xuân Diệu và chặng đường thơ văn trước cách mạng” Hà Minh Đức viết:

“… Khoảng thời gian gần mười năm đã nói lên bao sự đổi thay. Từ một Xuân Diệu lãng mạn, non tơ, bay bổng trong dòng thơ đầu cho đến một Xuân Diệu chín chắn, ưu tư và có phần chán nản trước cuộc đời là hai chặng đường thơ hiển hiện mối quan hệ giữa thơ và đời.

“Nhà thơ Huy Cận nhận xét: “Hai tác phẩm bổ sung cho nhau để tạo nên hồn thơ Xuân Diệu. Nói Thơ thơ hơn Gửi hương cho gió là không đúng vì nghệ thuật của Gửi hương cho gió là chín hơn. Ngược lại cũng không thể nói Gửi hương cho gió hay hơn Thơ thơ. Thơ thơ có nhiều chất non tơ, rạo rực thiết tha và hồn thơ trong trẻo. Gửi hương cho gió đắm như than hồng phủ kín lớp tro mỏng và cũng có xen vị đắng cay trong tình đời và tình yêu”.

Tế Hanh cũng cho rằng: “Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha”.

“Nguyễn Xuân Sanh cũng nhận xét: “Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau méditations của Xuân Diệu sâu hơn”.

… “Xuân Diệu có lần tâm sự: “Thơ thơ là premier jet non tơ hơn. Gửi hương cho gió chín hơn, già dặn hơn. Bài hay nằm trong Thơ thơ nhiều: Nụ cười xuân, Đây mùa thu tới, Vội vàng, Tương tư chiều, Ca tụng; Cảm xúc, Với bàn tay ấy. Tuy nhiên, Gửi hương cho gió lại có những bài chín hơn về nghệ thuật. Lời kỹ nữ là bài hay nhất trong Gửi hương cho gió. Nguyệt cầm tinh vi và cao cường quá, phải láy luyến từng chữ như từng nốt đàn”… (Nghiên cứu Văn học – số 12-1995)

Cùng với hai tập thơ, Xuân Diệu còn có tập truyện ngắn “Phấn thông vàng”, nhưng như tác giả viết trong lời tựa: “Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn”, Vũ Ngọc Phan lại nhận xét: “Xuân Diệu ở đây cũng đem theo một hồn thơ bát ngát và mơ màng. Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy rặt thơ là thơ’…”… dù ở văn xuôi hay văn vần, bao giờ Xuân Diệu cũng là một thi sĩ” (Nhà văn hiện đại – Quyển 3).

Trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh viết:

“… Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kỳ-tài đời nay không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người, hãy sánh thời-đại cùng thời-đại. Tôi quyết rằng trong lịch-sử thi-ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời-đại phong-phú như thời-đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất-hiện cùng một lần một hồn thơ rộng-mở như Thế-Lữ, mơ-màng như Lưu-Trọng- Lư, hùng-tráng như Huy-Thông, trong-sáng như Nguyễn-Nhược-Pháp, ảo-não như Huy-Cận, quê-mùa như Nguyễn-Bính, kỳ-dị như Chế-Lan- Viên,… và thiết-tha, rạo-rực, băn-khoăn như Xuân Diệu…” “Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ-rệt. Với Thế-Lữ, thi-nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân-Diệu đốt cảnh bồng-lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ-thuật tinh-vi đã học được của Baudelaire, Xuân-Diệu diễn-tả lòng ham sống bồng-bột trong thơ De Noailles và trong văn Gide… Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân-Diệu là cực-điểm. Qua năm 1938 Huy-Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Huy-Cận cũng chịu ảnh-hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh-hưởng Verlaine…” “… Từ Xuân-Diệu, Huy-Cận, thơ Việt-Nam đã có tính cách của thơ Pháp lối tượng-trưng. Nhưng còn dè-dặt…”

Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn trước khi đến với cách mạng. Nhưng “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đòi và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu sức mạnh” (Tựa Thơ thơ).

Do đó, Xuân Diệu hăm hở đi vào cách mạng như một chiến sĩ tiên phong mặc dầu đôi lúc không khỏi vướng mắc dằn vặt, nuối tiếc cái cũ như nhà thơ bộc lộ trong Những bước đường tư tưởng của tôi.

Cách mạng vừa thành công, Xuân Diệu có ngay khúc tráng ca Ngọn quốc kỳ, rồi tác phẩm Hội nghị non sông chào mừng quốc dân Đại hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và những bài thơ đả kích bọn phản động Việt quốc, Việt cách. Các tác phẩm trên “đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt làm ngạc nhiên người đọc” (Hoàng Trung Thông).

“Thực dân Pháp đánh Nam bộ, rồi toàn dân kháng chiến, Đảng giao nhiệm vụ giết giặc cứu nước cho ngòi bút tôi. Tôi rộng mở bước vào kháng chiến trường kỳ…” Nhà thơ kể lại như vậy, và từ đó ông đã cùng xương thịt với nhân dân”, “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” để có một sự nghiệp văn học đồ sộ. Sự nghiệp mà Xuân Diệu để lại là sự nghiệp lớn lao bao gồm năm chục tập sách trong đó có 15 tập thơ đã xuất bản, chưa kể nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn chưa công bố”. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia.

… Xuân Diệu đã làm chói ngòi hơn lên nữa những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nước và giới thiệu các tên tuổi lớn của nước ngoài, các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực đặc biệt của ngôn ngữ và văn phong, mà có giá trị ở tính bao quát và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm. Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ của Xuân Diệu là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và từ vốn học thức uyên bác của ông.

Bài viết được chọn lọc, tổng hợp nội dung từ các nguồn dưới đây:

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ