Chuyện ăn của nhà văn


Nhà thơ Tản Đà ăn uống cầu kỳ, tinh tế. Nguyễn Tuân và Văn Cao, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Sinh lại ăn cùng nhau như một sự chia sẻ, tri âm.

Khi nhắc đến văn chương ẩm thực người ta thường nghĩ ngay đến những tác giả như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Băng Sơn… Mỗi món ăn được nói đến qua trang viết của nhà văn trở nên lung linh, đẹp đẽ và đầy quyến rũ.

Nhưng có lúc nào bạn đọc tự hỏi, chẳng lẽ bữa nào nhà văn của chúng ta cũng ăn những món như phở, bánh cuốn, bún thang, cháo lòng, chả rươi, giò lụa… Còn những bữa ăn thường nhật hàng ngày thì sao, mỗi nhà văn sẽ đối diện với sự ăn của mình thế nào…

Ăn để thưởng thức

Nhà văn ăn để thưởng thức chắc khó ai có thể qua được thi sĩ Tản Đà, tác giả của những Khối tình con, Giấc mộng con, Còn chơi, Thề non nước, Đàn bà Tàu, Quốc sử huấn mông…

Nhà thơ Đinh Hùng trong cuốn sách Đốt lò hương cũ không khỏi ngỡ ngàng về sự cầu kỳ trong việc ăn uống của thi sĩ gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại Việt Nam.

Bữa rượu chỉ có hai món chính là tôm cá tươi rán và dấm cá mà có đến bao nhiêu là thứ gia vị: “Chút tương vàng óng, chút nước mắm ô long nâu thẫm, những trái ớt đỏ tươi, những quả chanh cốm xanh ngắt, và đĩa rau diếp thái nhỏ điểm lên những cánh rau thơm, rau mùi, rau ngổ hái ngay ở vườn nhà, và đĩa rau muống chẻ – thứ rau muống Sơn Tây trắng nõn như ngó cần – không thiếu từ chút hạt tiêu sọ, thêm cả một con cà cuống băm, mấy củ hành hoa, đĩa lạc rang, vài chiếc bánh đa vừng”.

Cái mâm rượu ấy quả thật là một bản hợp tấu đủ mùi vị, hương sắc, hình thái, âm thanh, tưởng đơn giản mà linh động, hấp dẫn.

Sự thưởng thức món ăn còn kéo dài, ảnh hưởng đến mức tác giả Nguyễn Tố, một đệ tử của thi sĩ Tản Đà trong hơn mười năm theo hầu rượu đã bỏ công viết cuốn sách Tản Đà thực phẩm (Những món ăn của thi sĩ Tản Đà).

Cuốn sách có 130 cách chế biến món ăn theo mùa của Tản Đà, với các loại thực phẩm như gà, cá, ốc, ếch, bò, lợn, dê, rươi, sứa, mực… Sách cũng nêu 39 cách làm dưa, cà, tương, mắm, dấm, trứng muối.

Ăn để... tri âm, chia sẻ Còn nói về sự ngắm nhau, lấy ăn làm cớ thì có thể kể đến nhà văn Nguyễn Tuân. Theo lời của nhà thơ Văn Thao (con trai nhạc sĩ Văn Cao), vì nhà gần nên thỉnh thoảng nhà văn Nguyễn Tuân lại chống ba-toong sang thăm nhạc sĩ Văn Cao. Lần nào sang trong túi ông cũng có ấm chè, gói nem Phùng, hoặc khoanh giò mỏng.  Vì thời ấy khó khăn, mọi thứ phải mua bằng tem phiếu nên những thứ nhà văn mang sang nhà bạn tuy ít ỏi nhưng quý giá. Như cái khoanh giò dày 1 cm, mua chui, lấy đĩa cắt ra 12 miếng. Rượu mở ra rót vào hai chén nhỏ.  Trước lúc đi học nhà thơ Văn Thao được bác Nguyễn Tuân cắm tăm cho miếng giò nhỏ trong 12 miếng. Khi đi học về thấy đĩa giò còn nguyên, hai cái tăm cắm vào hai miếng giò của hai người chỉ khuyết vết nhỏ như chuột gặm. Khi nhà văn Nguyễn Tuân về, người con tò mò hỏi bố sao hai người có khoanh giò mỏng dính mà sáng đến trưa không nhắm hết, nhạc sĩ Văn Cao trả lời hai người ngồi trò chuyện "nhắm nhau là chính", còn khoanh giò trang trí cho bàn rượu đỡ cô đơn.  Dư âm sự ngắm nhau ấy còn đọng lại trong bài thơ Đôi bạn, với lời đề Tặng Nguyễn: “Chúng tôi hai người / Thường gặp nhau hàng ngày / Buổi sáng trên một cái bàn / Thuộc từng lớp bụi…/ Chúng tôi nói như không nói / Im lặng nói nhiều hơn / Không ai nghe chuyện riêng của nhau / Mắt anh và mắt tôi / Một lớp tro đang dòng dòng kéo sợi…”.  Ăn để ngắm nhau còn có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh. Trong nhiều năm, mỗi ngày đều đều từ ba bốn giờ chiều đến tối, hai người ngồi với nhau ở quán cà phê Nhân, phố Bảo Khánh, Hà Nội.  Đồ ăn của hai người là cơm nắm muối vừng, mấy củ khoai, túm lạc mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mang đi từ nhà. Đồ uống là ấm trà mạn trần năm sáu nước. Ngồi với nhau, nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh đọc thơ cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nghe, góp ý, câu này được câu kia chưa được, câu này hay câu kia chưa hay. Còn nhà văn, được gợi hứng từ thơ, những truyện ngắn Cà phê Hàng, Đưa sáo sang sông… cứ thế ra đời.  Chuyện ăn phần nào thể hiện tính cách nhà văn. Một số nhà văn ăn để dồn năng lượng sáng tác, cống hiến cho đời; một số coi ăn uống như một nghệ thuật. Còn như nhạc sĩ Văn Cao với nhà văn Nguyễn Tuân, hay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh, họ ăn với nhau không đơn giản là ăn, ăn ở đây mang hàm nghĩa chia sẻ, tri âm trong đời sống vốn nhiều biến động.
Món ăn gợi hương vị thu Hà Nội. Ảnh: Minh Quân – Ngọc Huyền.

Ăn để… tri âm, chia sẻ

Còn nói về sự ngắm nhau, lấy ăn làm cớ thì có thể kể đến nhà văn Nguyễn Tuân. Theo lời của nhà thơ Văn Thao (con trai nhạc sĩ Văn Cao), vì nhà gần nên thỉnh thoảng nhà văn Nguyễn Tuân lại chống ba-toong sang thăm nhạc sĩ Văn Cao. Lần nào sang trong túi ông cũng có ấm chè, gói nem Phùng, hoặc khoanh giò mỏng.

Vì thời ấy khó khăn, mọi thứ phải mua bằng tem phiếu nên những thứ nhà văn mang sang nhà bạn tuy ít ỏi nhưng quý giá. Như cái khoanh giò dày 1 cm, mua chui, lấy đĩa cắt ra 12 miếng. Rượu mở ra rót vào hai chén nhỏ.

Trước lúc đi học nhà thơ Văn Thao được bác Nguyễn Tuân cắm tăm cho miếng giò nhỏ trong 12 miếng. Khi đi học về thấy đĩa giò còn nguyên, hai cái tăm cắm vào hai miếng giò của hai người chỉ khuyết vết nhỏ như chuột gặm. Khi nhà văn Nguyễn Tuân về, người con tò mò hỏi bố sao hai người có khoanh giò mỏng dính mà sáng đến trưa không nhắm hết, nhạc sĩ Văn Cao trả lời hai người ngồi trò chuyện “nhắm nhau là chính”, còn khoanh giò trang trí cho bàn rượu đỡ cô đơn.

Dư âm sự ngắm nhau ấy còn đọng lại trong bài thơ Đôi bạn, với lời đề Tặng Nguyễn: “Chúng tôi hai người / Thường gặp nhau hàng ngày / Buổi sáng trên một cái bàn / Thuộc từng lớp bụi…/ Chúng tôi nói như không nói / Im lặng nói nhiều hơn / Không ai nghe chuyện riêng của nhau / Mắt anh và mắt tôi / Một lớp tro đang dòng dòng kéo sợi…”.

Ăn để ngắm nhau còn có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ dân gian Nguyễn Bảo Sinh. Trong nhiều năm, mỗi ngày đều đều từ ba bốn giờ chiều đến tối, hai người ngồi với nhau ở quán cà phê Nhân, phố Bảo Khánh, Hà Nội.

Đồ ăn của hai người là cơm nắm muối vừng, mấy củ khoai, túm lạc mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mang đi từ nhà. Đồ uống là ấm trà mạn trần năm sáu nước. Ngồi với nhau, nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh đọc thơ cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nghe, góp ý, câu này được câu kia chưa được, câu này hay câu kia chưa hay. Còn nhà văn, được gợi hứng từ thơ, những truyện ngắn Cà phê Hàng, Đưa sáo sang sông… cứ thế ra đời.

Chuyện ăn phần nào thể hiện tính cách nhà văn. Một số nhà văn ăn để dồn năng lượng sáng tác, cống hiến cho đời; một số coi ăn uống như một nghệ thuật. Còn như nhạc sĩ Văn Cao với nhà văn Nguyễn Tuân, hay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh, họ ăn với nhau không đơn giản là ăn, ăn ở đây mang hàm nghĩa chia sẻ, tri âm trong đời sống vốn nhiều biến động.

Nguồn: Chuyện ăn của nhà văn

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ