Cuộc chia ly này là mãi mãi!


Sáng thằng Út gọi. Chị loay hoay mãi mà chẳng biết phải làm gì. Chị đi tới đi lui như con gà mắc tóc, chốc chốc chị trầm tư, lại đứng ngẩn ngơ, mắt đăm chiêu nhìn về phương ấy.

Bầu trời cứ là lạ làm sao, hừng đông mà vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời lên giống mọi khi. Có lẽ, hôm nay, ông mặt trời lười thức dậy hay chỉ tại lòng chị nặng trĩu những cảm xúc mất mát, đau thương nên tâm trạng ấy bao trùm lên cảnh vật xung quanh?

Cậu mất.

Mẹ gọi thằng Út lúc nửa đêm. Tiếng chuông đổ liên hồi mà Út vẫn chưa bắt máy. Lòng mẹ ngột ngạt, nóng như lửa đốt.

Trời chạng vạng tối, mợ hớt hơ hớt hải bước vào nhà, lúc vừa về tới quê, báo cho mẹ và gia đình hay: cậu nhập viện. Cậu bị nhồi máu cơ tim. Bác sĩ người ta chẩn đoán thế. Bệnh viện chỉ cho một người nuôi bệnh. Thằng Thanh, con lớn của cậu, một mình chăm sóc cho ba mình, lòng nó chắc cũng ngổn ngang trăm thứ?

Kể ra, cậu như thế là đã yên nghỉ. Mọi thứ với cậu bây giờ đã mặc kệ, cậu chẳng còn phải bận tâm thêm gì, chẳng cần phải buồn phiền hay nghĩ ngợi gì thêm. Ngẫm cuộc đời này cũng lạ, hồi còn sống thì cứ có trăm thứ phải lo, vạn điều phải nghĩ. Chết là hết, chết là buông bỏ, mọi lỗi lầm có thể tha thứ, mọi lo toan cũng có thể đặt xuống. Mà có lo cũng có được gì? Bao nhiêu năm qua, kể từ lúc cậu lập gia đình, mợ sinh cho cậu hai đứa con trai, một đứa con gái, cứ ngỡ, cuộc sống như thế là cũng hạnh phúc, đủ đầy. Nào ngờ…

Chị nhớ, hồi đó, trong gia đình ngoại, cậu là người khá giả lắm. Ông bà ngoại cho cậu ba bốn công vườn đang mùa chôm chôm trĩu cành, sai quả. Mùa chôm chôm nào chị cũng tranh thủ chạy về thăm cậu mợ, vừa có thể ăn chôm chôm đã đời đến đổ ghèn hai con mắt. Vậy mà, chị thích lắm. Tuổi thơ của chị trải qua nhiều kỷ niệm với những mùa chôm chôm vàng rực, ửng đỏ, cứ lủng lẳng trên cây mời gọi những đứa trẻ: Hãy ăn tôi đi!

Gia đình bên nhà mợ cũng thuộc khá giả ở vùng đất cù lao của huyện. Chị nhớ mãi những ngày còn nhỏ, mỗi lần bên nhà mợ có đám giỗ, cưới hỏi, ba mẹ chị đều cùng ông bà ngoại, cậu, dì đến dự. Cả nhà đông vui, tề tựu trên chiếc xuồng hai tấn, băng qua con sông Ba Rài – con sông quê hương đã chở không biết bao nhiêu là chiến công oanh liệt của quân và nhân dân Cẩm Sơn trong trận đánh Ba Rài lịch sử – chạy dọc con sông ấy về phía cù lao, vượt qua một đoạn sông Tiền đầy trúc trắc vì những con sóng lớn rồi mới tới được cù lao. Có lần, con sóng phía ngoài vàm quá lớn, nó cứ đẩy chiếc xuồng chòng chành, như không thể cưỡng lại dòng chảy và càng tiến về phía trước lại bị dạt ngược lại, trôi ngược lại về điểm xuất phát. Nước được dịp cứ nhấp nhô dữ dội, rồi văng trắng xóa, tung tóe lên bầu trời, mọi người phải mặt áo mưa để không làm cho mình bị ướt. Nói là áo mưa cho sang chứ hồi ấy làm gì có áo mưa, chủ yếu là lấy mấy cái túi mũ đựng phân bón ruộng lúa, cây trồng mà giặt sạch, cắt ra thành tấm mũ che mưa che nắng.

Chị rời quê đi học, rồi mải miết bon chen trong cuộc sống mưu sinh, bươn chải, bẵng một thời gian, chị cũng không biết vì sao, những năm sau đó, cậu mợ chị cứ cãi vả, buồn phiền. Cậu làm gì mợ cũng đều cho rằng chẳng đặng chẳng được gì hết, chỉ toàn thất bại, thất bại. Và như thế thì, mọi thứ thành quả trong nhà đều thuộc gia đình mợ chu cấp. Trong lơ mơ ký ức chị nhớ là mợ không có làm dâu ngoại ngày nào. Thậm chí, mợ còn từ mặt cha mẹ chồng cũng vì chuyện gia sản; thậm chí, mợ mâu thuẫn với chị em bạn dâu vì tranh giành đất đai, rồi đâm ra trái tính trái nết với gia đình chồng vì mợ cứ giữ mãi cái suy nghĩ cậu chỉ là người đàn ông chẳng đáng một đồng xu, chẳng làm ra ngô ra khoai, vô tích sự.

Rồi cả nhà cậu chọn bán hết đất đai ông bà ngoại cho, bỏ xứ rời quê đi đến vùng đất khác mà sinh sống, lập nghiệp và mần giàu. Chị biết vậy chứ cũng chẳng rõ lý do vì sao mà cậu chọn lựa ra đi. Có lẽ, lúc đó, cậu mợ tranh cãi dữ dội lắm bởi lẽ cậu luôn muốn bảo vệ, phát triển mảnh đất cha mẹ cho mình.

Thế nhưng, chị thấy cậu càng ngày càng không kiểm soát bản thân hay ý nghĩ, lời nói của mình. Mỗi lần nhớ quê, cậu cọc cạch đạp xe vượt qua mấy chục cây số để về thăm ngoại, thăm mẹ chị và thăm anh em của cậu. Mỗi chỗ cậu đến, cậu ở dăm hôm rồi đi. Có khi tối vừa về tới quê rồi chưa kịp ngủ lại đêm nào, cũng không kịp thăm hỏi ai thì vội vã bỏ về lại nhà mình. Cậu hiền từ, siêng năng lao động, vun vén cho gia đình lắm chứ ngặt nỗi vợ con cứ lấn lướt, đàn áp mãi. Cậu không phản kháng lại, có bao giờ cậu dám phản kháng đâu, mà cậu cũng không dám phản kháng. Rồi từ cái lúc nhà con gái cậu cháy rụi, chồng con bé chết, cậu càng sống nửa ngây nửa dại.

Chị thấy cậu càng ngày càng hay lảm nhảm một mình. Cậu sợ làm phiền anh em, dòng họ. Vậy đó, mà cứ nhớ quê thì xách xe đạp ra tất tả chạy về thăm. Đạp xe mỗi lần đi về cả buổi chứ ít ỏi gì. Dăm hôm thôi, chứ chẳng ở lâu thêm. Làm việc gì, cậu cũng nhẹ nhàng, rón rén như cứ sợ đánh thức người khác. Sáng sớm, cậu thích nhất là khi thức dậy châm trà uống với ba chị. Ba chị là chồng của người chị thứ tư – cũng như chị lớn nhất của cậu – hai ông anh lớn của cậu thì mất từ hồi còn ẵm trên tay, lần nào về quê thì cậu đều ở lại nhà ba mẹ chị. Mẹ chị thương cậu lắm, cậu dốt tính toán, hiền quá để vợ con lấn lướt tới, nắm quyền cả nên cũng có không ít lần cậu giận dỗi bỏ về vì mấy lời phân tích, khuyên răn của mẹ chị. Vậy đó, chứ lần nào cậu về, mẹ chị là người lo cho cậu nhất, lo cho cậu miếng ăn, chỗ ngủ. Cậu ăn ít vì cứ sợ hết, rượu cũng chẳng dám uống thêm. Buồn cười nhất là khi cậu tắm… Lần nào mẹ cũng chuẩn bị khăn tắm riêng cho cậu, nhưng cậu bảo:

– Em, nông dân quen rồi chị tư ơi.

– Ừ, cậu quen rồi con.

Nói rồi, cậu cứ vậy mà lấy áo lau người, rồi cậu treo cái áo lên đầu bộ ván, tối mặc ngủ luôn cho tiện.

Gần chục năm nay, mợ cũng bệnh tật liên miên. Mọi việc trong nhà có hai thằng con trai lo. Chẳng biết, ở vùng đất đó – mấy đứa em chị – tụi nó làm ăn giàu có ra sao nhưng cứ mỗi lần nhìn cậu lòng chị càng cám cảnh. Nhà chị cũng chẳng khá giả gì. Gần hai mươi năm qua, kể từ lúc chị Hai chị làm ăn thất bại, phải lên thành phố mà kiếm kế sinh nhai thì chị càng thấu hiểu tâm tư của những con người quanh năm bám chặt lấy mảnh đất, thửa ruộng, khu vườn phải bỏ xứ tha hương, làm lại từ đầu. Ở quê, chỉ có ba mẹ chị sống cùng nhau thôi, hai ông bà hủ hỉ bên nhau, bởi con cái đều thành gia lập thất, rồi bận lo làm ăn kinh tế để nuôi sống gia đình con cái của mình, cũng chưa có ai về ở cùng ba mẹ chị để sớm hôm bầu bạn, phòng khi tắt lửa tối đèn… Nhưng, được cái là hễ ba mẹ có việc cần thì tất cả đều thu xếp chạy về lo lắng cùng, ba mẹ chị cũng thấy cũng an ủi phần nào. Còn cậu, cậu cũng đã vậy, đã sống mệt mỏi, khổ sở lắm rồi, mà năm trước thằng con Út cậu còn dám đánh cả cha mình một trận tơi bời khói lửa nữa chứ? Chị giận nó lắm, song cũng chẳng biết làm gì. Bữa chị gọi điện hỏi thăm, mợ bảo:

– Cậu Sáu con dọn ra vườn ở một mình rồi.

Hai năm rồi, dịch bệnh cứ hoành hành liên miên, càng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Chị công việc online cũng bận túi bụi vì cứ phải chạy việc cả sáng, cả chiều cộng thêm phải làm công việc trong hoàn cảnh, tình thế mới. Nhà chị lại neo người, chị sống đơn thân, một mình lo hai đứa con nên cũng chẳng dư dả tiền bạc, thời gian là bao nhiêu. Cả nhà ba mẹ con chị, mấy năm qua, nhiều biến cố xảy đến, rồi cứ phải loay hoay thay đổi chỗ trọ liên lục, còn chưa về được tới quê thì lấy đâu ra mà chạy đến hỏi han việc nhà của cậu. Có hỏi thì cũng chẳng giúp được gì cho cậu đâu.

– Thôi đi con, cậu mày lớn rồi, các con của nó cũng đã dựng vợ gả chồng rồi, nó có suy nghĩ riêng, con đừng can thiệp vào.

Thế rồi… Cậu mất. Thằng Út – em chị – nhìn đồng hồ lúc nửa đêm, đâu lúc một giờ khuya hôm qua cậu trút hơi thở cuối cùng trong bệnh viện. Mẹ chị bệnh, không đến đưa cậu đi được nên đau buồn khôn xiết. Mẹ dặn dò và gửi gắm mấy đứa em còn lại đến tiễn cậu đi cho lòng cậu được ấm áp và thanh thản mà ngủ một giấc ngủ bình yên, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của cậu. Có lẽ đó là số phận mà ông trời sắp đặt và riêng dành cho cậu, không cãi được. Cậu đi rồi, giữa lúc dịch bệnh, người thân, dòng họ không thể đến đông đủ để tiễn cậu lần sau cuối. Chị cũng vậy, chị không chạy về ngay được, lòng chị càng khắc khoải, cứ ám ảnh mãi hình ảnh cậu trong những lần cậu vẫy tay chào, rồi lên xe đạp chạy lao vút về phía trước.

Chị gọi điện thoại ngược về cho mẹ hỏi thăm tình hình của cậu. Mẹ chị nói:

– Ngoại lẫn rồi nên không sao, ngoại ổn, con đừng lo, mà dịch bệnh thế này…, thôi, các con đừng về, về có gì càng khổ hơn.

Chị biết chứ, từ hồi ông mất, bà ngoại chị thành ra như vậy, nhiều khi mẹ kề cận ngoại mỗi ngày – lúc bữa ăn, khi tắm gội, rồi giặt giũ, chuyện trò – mà có lúc ngoại còn chẳng nhớ ra, quên luôn mẹ chị là ai thì nói gì đến cậu. Có những đêm, ngoại bất giác thức giấc, thấy mẹ chị lại gọi thất thanh và nói:

– Chị ơi, chị đừng bỏ em.

Càng nhớ việc ở quê, lòng chị càng bất an, thắt thỏm. Chị đưa tay vẫy chào cậu – lần cuối – vì chị biết lần chia tay này là mãi mãi, mãi mãi chị không thể nào còn có thể gặp lại cậu. Phía khói sương nghi ngút, mờ mịt, chị nhìn thấy cậu – vẫn dáng người khắc khổ, hiền từ với bộ đồ cũ kĩ, chiếc quần tây ngắn ngủn, nhăn nhúm, chiếc áo sơ mi màu nâu đã bạc thếch, sờn vai – từ từ bước đi và mất hút vào miền hư ảo.  Chị giật mình hốt hoảng, ngồi bật dậy. Ngoài sân, bóng đêm vẫn còn bao trùm. Nhìn không gian lặng ngắt, chị rơm rớm nước mắt. Chị nhớ cậu quay quắt – một người đàn ông bất hạnh – chị càng nhận ra rằng: “đời ngắn lắm, hãy rộng lòng tha thứ, bởi trần gian vốn được mất vô thường. Nếu có thể hóa thân thành cơn gió, chẳng bao giờ mang nặng những bi thương”. Trong cuộc đời mình, chị nghĩ, lòng mình luôn không muốn đón nhận những cuộc chia ly làm lòng người quặn thắt, nhưng, chị biết làm sao được? Chị chỉ có thể cầu mong cho cậu đi về phía đó an yên…

Hương Tràm

Bạn đang đọc bài viết tham gia cuộc thi Viết cho ngày chia tay được tổ chức từ ngày 20.10.2021 đến 20.03.2022. Bạn có thể quét mã QR bên cạnh hoặc truy cập vào đây để xem kết quả của cuộc thi. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các cuộc thi khác đã hoặc đang được tổ chức tại Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ