Cuộc thi VIẾT CHO NGƯỜI TÔI YÊU “Người thợ hồ” – Tác giả: Khai Tâm


Đã có rất nhiều lần con ghen tị với bạn bè vì họ có cuộc sống đủ đầy và những vật chất sung túc. Cũng đã có những lúc con ghét cha vì không thể cho con được những thứ con cần….

Nhưng!

Giờ đây nếu có ai hỏi con rằng người đàn ông nào làm con luôn nhớ đến nhất mỗi phút giây thì chỉ có một người duy nhất. Người mà con sẽ dành cả cuộc đời mình để nghĩ, để nhớ, để yêu thương, trân trọng.

Khi nghĩ về người ấy con cảm thấy vui sướng và tự hào. Khi nhớ về người ấy con nhớ tới những tháng năm êm đềm hạnh phúc. Khi khóc vì người ấy con khóc cho những gian lao cực khổ mà người gồng gánh gian truân suốt cả một đời.

Cha – không phải là người giàu sang quyền quý, không địa vị xã hội, cũng chẳng bao giờ mang trên mình bộ quần áo sang trọng đắt tiền nhưng lại là người đàn ông vĩ đại nhất trong lòng con.

Suốt hơn hai mươi năm qua cha chưa bao giờ dạy cho con cách phải sống như thế nào nhưng cha sống và để con thấy điều đó.
Có lẽ với thế giới này cha chỉ là một người bình thường bé nhỏ, chỉ là một người thợ hồ áo rách và lấm bẩn chân tay nhưng đối với con cha là cả cuộc sống này.

Tuổi thơ của con là những buổi chiều nắng tắt được cha cõng trên lưng dạo quanh xóm làng, là bước chân cha theo con chạy lòng vòng quanh nhà mỗi lần cho con ăn vì mẹ bận trông em nhỏ, là cái xoa đầu âu yếm mỗi lần con nũng nịu ôm chân. Là mỗi khi cha chở con đi khắp mọi nẻo đường bằng chiếc xe đạp cũ. Là những lúc cha nở nụ cười dù trên mặt đang lấm tấm mồ hôi.

Kết quả hình ảnh cho người thợ xây
Có lẽ với thế giới này cha chỉ là một người bình thường bé nhỏ, chỉ là một người thợ hồ áo rách và lấm bẩn chân tay nhưng đối với con cha là cả cuộc sống này. – Ảnh minh họa

Tuổi thơ của con gắn liền với những chiếc diều cha tự làm để con thả khi gió trời lồng lộng thổi. Cha vót cho con những que tính con dùng học toán khi con bước chân vào lớp một. Tuổi thơ của con, là bộ tóc mà cha cắt cho con mỗi khi nó quá dài, là bàn tay cha bế con vào nhà vì lúc nào con cũng cứ thích nằm trên chõng rồi ngủ say. Là lúc cha ném màn đuổi muỗi bởi mỗi lần chúng con chơi xong lại ngủ quên, cha chịu lạnh nhường con chăn ấm khi mùa đông về gió rít từng cơn nơi song cửa sổ. Những quả trứng gà được cha đánh thành kem là món ăn ngon mà con hằng thích nhất.

Lớn thêm chút nữa, con thấy cha dậy từ ba bốn giờ sáng ra đồng cày ruộng mỗi khi mùa vụ tới, lúc cha trở về nhà trời mới sáng nắng lên. Cha cày bừa thửa ruộng nhà mình và làm thuê cho người ta nữa, hình ảnh cha vác chiếc cày tay dắt một con trâu đã in đậm trong tâm trí con từ ngày đó. Quần áo cha lấm lem bùn đất, chiếc mũ cối đã bạc màu cũng chẳng được tròn vành nhưng nhìn thấy con vào sáng mai thức giấc cha vẫn luôn nở một nụ cười hạnh phúc trên môi. Cha gánh bó lúa nặng trĩu trên vai trong nắng rát khiến màu da đen sạm. Cha xay lúa giã gạo dưới ánh trăng mờ hay bên ngọn đèn dầu hiu hắt.

Rồi từng ngày con lớn lên, con biết cha con không phải một người công an, bác sĩ hay thầy giáo như cha của những đứa bạn lớp con. Cha của con không có nghề cố định, chỉ là nay ai thuê chỗ này mai cha làm việc khác, và có lẽ cha gắn bó gần nửa cuộc đời mình với nghề thợ hồ. Quanh năm suốt tháng cha chỉ mặc những bộ quần áo màu xanh bộ đội sờn bạc, lát những viên gạch, xây những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, bữa cơm trưa cha đi làm về ăn vội bát cơm, không một giấc nghỉ trưa, lại đi làm luôn chân luôn tay tối muộn mới về.

Ngày nắng miền trung chói chang cháy bỏng cha đánh đổi mồ hôi rơi để kiếm miếng cơm manh áo cho con. Ngày ấy, con làm sao hiểu được nỗi vất vả khó khăn cuộc sống khi gia đình mình quá nghèo không đủ bữa cơm no. Mỗi lần cha nhận được tiền về đưa cho mẹ, con thấy nhiều nên vui sướng cười tươi mà con nào đâu biết sức cha gầy lăn lộn ngược xuôi để kiếm tiền nuôi đàn con ăn học.

Kết quả hình ảnh cho tuổi thơ bên cha
Rồi từng ngày con lớn lên, con biết cha con không phải một người công an, bác sĩ hay thầy giáo như cha của những đứa bạn lớp con. – Ảnh minh họa

Và khi chúng con ngày một lớn lên, đồng tiền nhỏ không còn đủ trang trải cho khốn khó, cha lại làm nhiều việc hơn nữa.Những lần cha theo người ta vào rừng ở miền xa làm gỗ cả tháng trời mới về thăm nhà cha vẫn không bao giờ quên mua cho con gói kẹo xanh bọc đường, lòng con lúc ấy thì vui sướng lắm còn cha chỉ cười cho nỗi mệt nhọc xua tan. Cha làm trang trại, trồng hết ngô khoai sắn, trồng cả vườn cam và nuôi cả đàn lợn đàn gà nhưng cũng chẳng đủ thoát nghèo chỉ đủ những bữa ăn và để trang trải cuộc sống với năm đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học.

Mỗi lần con ốm, mẹ là người thuốc thang còn cha bê bát cháo, bảo con ăn và cố gắng khỏe lên. Mỗi lần đi học ngày mưa bão, cha đạp xe mang con chiếc áo mưa, ngồi sau lưng cha con chẳng còn ướt át, dường như bão giông cũng chẳng là gì cả khi có cha che chở bên con. Ba năm cấp ba mỗi buổi chiều tối khi con đi học thêm về, cũng chỉ có mình cha với chiếc đèn pin mờ nhạt đứng đợi con nơi phía đầu làng bởi khi bóng đêm chùng xuống con sẽ không phải sợ hãi vì đã có cha đi bên cạnh con.

Đã có rất nhiều lần con ghen tị với bạn bè vì họ có cuộc sống đủ đầy và những vật chất sung túc, và có lúc con ghét cha vì không thể cho con được những thứ con cần. Cha không thể kiếm nhiều tiền dù cha làm bao việc cật lực, và cha biết không nhiều lúc trong suy nghĩ của mình, con đã oán trách cha.

Rồi con nghe mẹ kể câu chuyện ngày xưa cha cũng là bộ đội, để làm tròn một chữ hiếu đạo con đành bỏ lại những ước mơ dang dở và cả tương lai tươi sáng tuổi hai mươi. Con nghe người làng kể bao lần cha đã bơi ra sông để cứu những người khi họ đang cận kề sinh tử. Và chính từ lúc đó trong lòng con cha là một anh hùng. Ngày trước, bạn con có một chiếc đồng hồ, có một người đã từng nói với con: “con gái ai được cha tặng cho một chiếc đồng hồ đó chính là món quà quý giá nhất”. Cha biết không? Lúc đó con đã rơi nước mắt thật nhiều bởi cha chưa từng tặng con một món quà con thích và cho mãi tới giờ đây khi nghĩ lại, nước mắt con vẫn không ngừng rơi không phải vì một chiếc đồng hồ ngày đó mà bởi thứ cha đã tặng con là cả một cuộc đời.

Cha chưa bao giờ ở cạnh con vào tất cả mọi kì thi, chưa bao giờ là người tiễn con ra bến tàu xe mỗi lần con xa nhà bởi cha của con không biết đi xe máy, giờ cũng không thể chở con bằng chiếc xe đạp cũ ngày xưa nhưng con biết cha luôn hướng về con và cầu mong con thành đạt. Dù mỗi năm học con đều được phần thưởng nhưng cha không nói với con những lời khen ngợi mà vẫn luôn mong con cố gắng nhiều hơn. Khi con biết cha nói với xóm làng và hãnh diện về những gì con đạt được, chỉ ngần ấy thôi con đã hạnh phúc rồi.

Anh em con ngày một lớn khôn cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mang trong mình căn bệnh đau dạ dày và mỗi chiều sau khi làm việc, một mình cha thầm chịu đựng những cơn đau quằn quại để con có thể yên tâm chuẩn bị bước vào một kì thi quan nhất trọng trong đời. Vừa lúc con xa quê cha đổ bệnh cực kì nguy cấp mà chính con lại chẳng thể ở bên. Ngày con biết mình trượt đại học, con trở về nhà với nỗi buồn thất vọng, con cảm thấy mình bất lực và tội lỗi khi bao nhiêu năm qua cha đặt niềm tin lên con cùng bao vất vả lo toan. Nhìn dáng cha già mặt nhăn lại vì vết mổ cắt sâu vào da thịt, giọng cha vẫn yếu ớt : cố gắng lên rồi sẽ làm lại được.

Hình ảnh có liên quan
Tuổi thơ của con gắn liền với những chiếc diều cha tự làm để con thả khi gió trời lồng lộng thổi. Cha vót cho con những que tính con dùng học toán khi con bước chân vào lớp một. – Ảnh minh họa

Bất kể lúc nào cha cũng cạnh con, con đã thức hằng đêm mà khóc thầm lặng lẽ. Suốt cả cuộc đời này cha chỉ có hi sinh mà chưa thể nhận, cha chỉ biết cho đi tình thương và nén những nỗi đau, chỉ vì chúng con mà cha đã kham khổ quá nhiều. Con đi làm rồi mỗi lần con có dịp về thăm nhà con chợt nhận ra mái tóc cha đã điểm nhiều sợi bạc, ánh mắt cha dường như sâu thẳm, nhiều nếp nhăn hiện trên khuôn mặt cả nụ cười. Con vô tình đưa mắt nhìn xuống bàn tay, sao trông nó gầy gò và thô ráp, đôi bàn tay mang nhiều vết xước lẫn những vết sẹo theo năm tháng cha vất vả ngược xuôi. Có phải chăng chúng con quá vô tâm?

Không thể ở bên chăm sóc cha như cha làm cho chúng con ngày còn thơ bé. Vậy mà có lúc con chán nản bực mình khi phải chỉ cho cha cách mở chiếc ti vi, cách dùng điện thoại, cha già rồi con chỉ mãi vẫn quên nhưng cha luôn lặng im trước những lời to tiếng ấy. Bởi vì con quá vô tâm phải không? Sao con không nhớ lại những ngày còn bé, con vòi vĩnh, bắt cha làm cánh diều, nặn chiếc xe cẩu, ô tô… Lúc con khóc cha cõng cả sân nhà, con không chịu ăn cha theo từng bước chân con cả tiếng đồng hồ để giờ đây khi con lớn lại buông lời cáu gắt bởi những việc chẳng vào đâu. Cha vẫn luôn nói với con một điều rằng cha ngày một già đi chỉ tiếc nuối chưa làm được điều gì cho mấy anh em cả.

Nhưng cha biết không? Cuộc đời cha không sang giàu nhưng tài sản to lớn nhất mà cha có được và trân trọng là mẹ và năm đứa con. Cha không cho chúng con nhiều tiền bạc để bước chân vào cuộc sống nhưng cha cho con tình thương bao la vô hạn mà giá trị đồng tiền dù có lớn đến đâu cũng chẳng bao giờ mua nổi.
Cha dạy con một chữ tâm làm sao để không đi ngược lòng mình dù có địa vị cao hay khốn khổ bần hàn, con phải biết giữ tâm mình lương thiện. Và lời dạy đó là hành trang mà con luôn mang theo mỗi bước con vào đời.

Thật may, khi cha không biết đi xe máy giờ con sẽ chở cha đi những nơi mà cha muốn, con sẽ gắng để đổi giấc ngủ bình yên cho những năm tháng cha trở mình trằn trọc. Chỉ cần cha ở bên con dù giông bão, bóng đêm hay khó khăn thử thách con sẽ vững tin để tiếp bước tương lai. Trên thế giới này, mỗi người sinh ra ai cũng có một gia đình và may mắn lớn nhất của con là có cha và mẹ. Hai người là điểm tựa vững chắc, là nụ cười là hạnh phúc của con. Chỉ mong sao cho mẹ cha luôn khỏe mạnh để những ngày trở về con luôn được gọi tiếng mẹ cha. Cha sẽ nấu những bữa cơm ngon như ngày con còn thơ ấu. Cả gia đình mình sum họp rộn tiếng cười vui.

Người thợ hồ vĩ đại nhất trong lòng con không chỉ xây lên những ngôi nhà mái ấm mà còn xây lên cả những cuộc đời hạnh phúc nhất cho mỗi đứa con.
Và nếu có ai đó hỏi con: người đàn ông con yêu nhất, đó sẽ không phải người yêu con, người con lấy làm chồng mà chính cha người ban cho con cuộc sống.

Khai Tâm

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

1 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ