Gia Đình


“Họ muốn sống cho bản thân họ với cái cớ là “phải kiếm tiền vì con cái” nhưng lại muốn rũ bỏ cái thiên chức làm cha, làm mẹ bất cứ khi nào có thể. Họ chẳng tiếc lời buông ra chửi mắng con cái khi chúng sai, họ chửi chúng mất dạy nhưng thật ra họ chẳng dạy chúng ngày nào để chúng có cái mà đánh mất cả…”

Từ nhỏ tôi đã lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, theo những gì tôi nghĩ trong tiềm thức là vậy. Bố tôi là một công nhân thủy điện, mẹ tôi từ lúc bắt đầu sinh con thì nghỉ làm ở nhà để chăm sóc ba chị em gái chúng tôi. Vậy nên hầu hết thời gian chúng tôi chẳng phải xa ba mẹ mình là bao nhiêu, đặc biệt là tôi – cô con gái út, luôn có sự quan tâm chăm sóc không thiếu 1 giờ của cả ba lẫn mẹ.

Có lẽ vì lớn lên như vậy chăng?! Nên tôi ngày càng trở thành một đứa trẻ nhạy cảm, giờ thì là một nữ sinh cấp 3 nhạy cảm. Những đứa trẻ mồ côi không cha mẹ, những đứa trẻ kém may mắn, những đứa trẻ bị bỏ rơi hay không có được sự quan tâm chăm sóc của gia đình,… bất cứ câu chuyện nào trong số đó cũng có thể làm tôi rơi nước mắt. Nhưng có một câu chuyện, là câu chuyện thực mà tôi chứng kiến hàng, ròng rã suốt gần 11 năm nay, về một đứa trẻ – một cậu bé trai lớn lên trong tình yêu thương và vòng tay che chở của bà ngoại.

Cả xóm tôi đều gọi thằng bé là Cò, tôi cũng chưa từng một lần hỏi tên thật của nó là gì mặc dù nó đã sống bên cạnh nhà tôi hàng chục năm nay – khoảng thời gian đủ để biến thằng bé thành một phần ký ức của chính bản thân tôi. Cò lớn lên trong sự “thiếu thốn tình cảm một cách đầy đủ”. Ba nó là đầu bếp, mẹ nó là giáo viên mầm non nhưng chẳng hiểu sao họ luôn gửi thằng bé ở nhà ông bà ngoại từ lúc nó chưa đầy 4 tháng tuổi cho đến bây giờ thậm chí là ăn học luôn ở đây mặc dù chẳng bận bịu gì cả. Có lẽ vì ý thức được nỗi buồn của cháu mình, bà ngoại nó chiều nó lắm, chiều hết mực luôn mặc dù bà nó chẳng khấm khá gì. Có rất nhiều câu chuyện về thằng bé mà hầu như ngày nào bà ngoại nó cũng sang nhà tôi ngồi tâm sự với mẹ tôi, bởi mẹ tôi là một người bạn tốt, một hàng xóm đáng tin tưởng, một bà mẹ đầy tình yêu thương và một người phụ nữ chân thành. Những câu chuyện đó, tất cả, mỗi lần nghe kể đến thì nước mắt của chúng tôi, những người được nghe kể và người kể, đều chẳng thể ngăn được trên khóe mi của mình. Nhưng có một câu chuyện, là câu chuyện từ hồi Cò chưa vào lớp 1, một câu chuyện gần như đã trở thành nỗi đau trong lòng tôi mà cho đến bây giờ, từng câu từng chữ nghẹn ngào của bà ngoại thằng bé vẫn khắc sâu vô cùng trong tâm hồn của tôi!

Cò được 5 tuổi thì mẹ thằng bé sinh đứa thứ hai. Điều này khiến cho sự quan tâm nhỏ nhoi mà bấy lâu nay Cò nhận được tắt lịm. Thắng bé thừa hiểu thứ tình cảm nhỏ đến mức không thể san sẻ mà ba mẹ dành cho nó nay buộc phải cho không đứa em vì không tài nào chia chác nổi thứ đó nữa. Những tưởng Cò sẽ bị lãng quên hoàn toàn khi mẹ sinh em bé mới, ai ngờ sau 5 năm trời gửi thằng bé ở nhà bà ngoại ba mẹ nó đã quyết định đón nó về để giúp đỡ coi em. Cò mừng lắm. Cái hôm mà ba nó bảo ra đón nó ấy, nó chạy đi khắp xóm khoe với chúng tôi rồi tíu ta tíu tít. Trẻ con bây giờ đúng là chúng lớn nhanh mà ta chẳng thể nào biết được! Tôi còn nhớ rất rõ hôm đó trước khi về thằng bé sang còn chào tôi (thật ra tôi là đứa rất được lòng bọn trẻ con) và ghé vào tai tôi thủ thỉ rằng:

– Cô ơi, lần này về con sẽ nghe lời mẹ trông em thật giỏi để mẹ cho con ở với mẹ suốt luôn! Con thích bà ngoại, cô với các bà lắm nhưng con thích mẹ con hơn, bao giờ nghỉ con sẽ xin mẹ cho ra đây chơi với cô nhé!

Tôi chẳng bảo gì cả, chẳng biết nói gì, chỉ biết bật cười vì thằng nhỏ thông minh mà tình cảm quá. Tôi xoa đầu và vẫy chào tạm biệt nó. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy thứ gọi là “niềm vui từ trong ánh mắt”! Hồi đó là tháng 11, Cò gần 6 tuổi, qua cái tết, rồi qua thêm đôi ba tháng nữa tôi không gặp thằng bé, cũng chẳng nghe thấy tiếng ồn ào mỗi buổi trưa của ngày trước. Chẳng biết nên vui hay buồn nhưng tôi nghĩ con cái sẽ hạnh phúc hơn khi được ở bên ba mẹ. Tôi nên mừng cho thằng bé, mặc dù có thể thằng bé chắc đang vất vả lắm. Bản thân mẹ nó cũng chẳng phải là một đứa con gái có hiếu. Những chuyện riêng nhà người khác tôi chẳng thể nào biết được, nhưng tôi chưa thấy một đứa con gái nào lại sẵn sàng chửi bố mình không tiếc lời như mẹ nó, chửi mà cả xóm nghe được. Tiền kiếm được bao nhiêu chả biết, bận đến đâu chả ai hay nhưng gửi con cho mẹ suốt 5 năm trời mà đến ngày giỗ tết cũng không đem nổi hộp bánh ra cúng biếu. Mẹ tôi thường nói với tôi rằng, mình đối xử với bố mẹ như thế nào, thì con cái nó cũng sẽ đối xử với mình như thế. Thành thật thì cho đến thời điểm đó, niềm tin của tôi vào những lời của mẹ dường như chẳng còn là bao cho đến khi Cò được ba mẹ gửi lại cho ông bà ngoại một lần nữa!

Hôm đó là mùng 8 tháng 7, tôi nhớ rõ vô cùng bởi lúc đó chỉ còn vài ngày là sẽ bắt đầu lớp học hè cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 ở chỗ tôi. Mẹ Cò đưa thằng bé ra và nói rằng sẽ để thằng bé học lớp 1 ở đây. Cò khóc nhiều lắm, đến nỗi hàng xóm xung quanh cũng nghe thấy và tò mò đến xem. Còn tôi  thì chỉ cần ngồi học trên tầng đã đủ để cho những lời khó nghe của chị Loan (mẹ Cò) lọt thẳng vào tai mà chẳng thiếu từ nào vì nhà chúng tôi ngay sát nhau:

– Con để thằng bé ở đây nhé, bố mẹ trông nó hộ con, cho nó đi học lớp 1 ở đây luôn. – Chị Loan nói.

– Sao con không để nó ở đấy cho nó học luôn, nhà con cũng gần trường mà! – Bà Đào (bà ngoại Cò) bình tĩnh đáp.

Chị Loan khó chịu ra mặt:

– Không, bận chết đi được, ai mà trông được hai đứa một lúc? Bà trông cháu thì làm sao mà, có chết được đâu mà cứ phải khó khăn kiểu ý nhỉ?

Bà Đào lại nhỏ nhẹ nói:

– Mẹ không phải khó khăn gì đâu, nhưng mà con con nó nhớ con. Con cái thì phải ở gần bố mẹ chứ, ai lại…

– Thôi bà khổ quá, cứ để nó đây làm sao mà cứ nói nhiều, sợ tốn thì mai tôi gửi tiền cho, rách việc! – Chị Loan ngắt lời bà Đào một cách bực dọc rồi nhanh chóng quay sang phía Cò đang khóc quát:

– Còn cái thằng kia nữa, thích khóc không? Tao quật cho một trận bây giờ, lên tầng trông em đi!

Thế là Cò liền ngậm ngùi chạy lên tầng, thằng bé cứ khóc thút thít ra, khóc chẳng thành tiếng. Tôi đi ra ngoài hiên đợi thằng bé đi lên. Nó đứng im nhìn tôi chẳng nói gì cả. Khoảnh khắc mà ngay cả gió cũng ngừng thì chỉ có nước mắt của thằng bé vẫn tiếp tục rơi xuống. Nó cứ nhìn tôi và khóc còn tôi thì chỉ biết vậy thôi, nếu tôi khóc bây giờ hẳn thằng bé còn đau đến mức nào.  Nó ngồi thụp xuống hành lang mếu máo:

– Cô ơi, con là con bà, không phải con bố mẹ!

Thế là tôi bật khóc. Thằng bé đáng thương quá! Từng câu, từng chữ của Cò cứ lặp đi lặp lại, rồi lại nấc lên. Nước mắt ướt đẫm mà chẳng thể nào khóc to được vì chỉ cần nghe thấy tiếng khóc là thằng bé sẽ bị mẹ nó cho ăn đánh ngay. Tôi tự hỏi không biết nếu nghe được câu này của thằng bé mẹ nó sẽ nghĩ gì, sẽ thương con mình quá, sẽ nhận ra lâu nay đã vô tâm biết nhường nào hay lại tiếp tục nạt nộ? Thằng bé cứ lẩm bẩm mãi câu đó rồi ôm em nó vào lòng thì thầm:

– Bin ơi, Bin là con của bố mẹ đi, Bin đừng là con của bà giống anh nhé. Anh thương Bin lắm, Bin cũng phải thương anh nữa. Ông bà nuôi anh thì sau này anh lớn anh sẽ nuôi ông bà, anh cho Bin bố mẹ đấy. Bin phải ở với bố mẹ đấy, Bin đừng ra đây, đừng ở với ông bà như anh được không Bin? Anh không muốn Bin không được ở cùng mẹ như anh cũng không muốn Bin ở cùng với ông bà. Bin nhớ chưa?

Cò cứ dụi đầu vào người em nó mếu máo thì thầm, đứa em nhỏ 8 tháng tuổi chẳng biết chuyện gì đang xảy ra cả, nó chỉ biết anh nó đang ôm nó, nói gì đó mà nó không hiểu nổi và còn khóc nữa. Đúng lúc đó, bà Đào nghe được những gì cháu mình nói, chẳng cầm nổi cảm xúc mà rơi lệ, ôm cháu trong tay, bà vừa khóc vừa trách ông trời sao mà ác với thằng bé quá, bà lại trách bản thân không dạy nổi con gái, trách sao cháu bà lại khổ thế này. Bà cứ vừa khóc vừa kêu trời, đứa trẻ 8 tháng tuổi đứng giữa hai người cũng khóc òa lên…

Tôi đứng chết lặng không nói lên lời. Tôi tự hỏi không biết bên ngoài còn bao nhiêu ông bố, bà mẹ trẻ vô tâm với con cái, bỏ mặc chúng đang tuyệt nhiên chẳng biết chuyện gì đang xảy ra và theo tôi nghĩ thì họ cũng chẳng hề muốn biết! Họ muốn sống cho bản thân họ với cái cớ là “phải kiếm tiền vì con cái” nhưng lại muốn rũ bỏ cái thiên chức làm cha, làm mẹ bất cứ khi nào có thể. Họ chẳng tiếc lời buông ra chửi mắng con cái khi chúng sai, họ chửi chúng mất dạy nhưng thật ra họ chẳng dạy chúng ngày nào để chúng có cái mà đánh mất cả.

Và rồi Cò đã lớn lên như vậy, thằng bé lớn lên với hình ảnh về ba mẹ mờ dần trong tâm trí, biến mất dần trong trái tim. Lớn lên mà chẳng cần biết đến ba mẹ, cũng chẳng hề có suy nghĩ sẽ hiếu thảo, sẽ đền ơn đáp nghĩa một ngày nào đó. Nhưng ngược lại lại nhiều đứa trẻ ngoài kia, lớn lên với đầy đủ tình yêu thương của cả ba lẫn mẹ mà vẫn đang bất mãn với chính cuộc sống của mình! Là tính cách có sẵn, hay sự bất hạnh tạo nên một đứa trẻ biết điều giống như Cò?! Tôi không biết. Nhưng có một điều mà tôi chắc chắn rằng, câu chuyện buồn mà tôi đã và đang chứng kiến suốt 11 năm nay nó sẽ không bao giờ kết thúc, còn nhiều hơn những bi kịch đằng sau mà tôi chẳng thể nào đoán được bởi ở đâu đó ngoài kia, những đứa trẻ bị chính ba mẹ chúng bỏ rơi, lãng quên, vẫn đang phải tiếp tục sống với những vết thương lớn trong tim, với tuổi thơ đã bị thiếu đi mất một phần vô cùng quan trọng!

FOTE

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ