LÌ XÌ TẾT!


Trời xuân mà, mưa miết. Đi đôi giày mới mà cứ sợ ướt, sợ bẩn. Sợ bẩn rồi lại không có cái để mặc, để khoe với bạn, với bè. Thời nay, đứa trẻ nào chả có dăm ba đôi giày mới chưa dùng, Tết đến, mẹ cũng chỉ diện thêm mấy bộ trang phục vẽ đào, vẽ mai cho hợp “mốt”. Trẻ con cũng đâu hớn hở như thời của mình.

Bên nhà hàng xóm có tiếng trò chuyện của hai mẹ con:

“Nãy bác kia đến chơi, lì xì cho con bao nhiêu?”

“Hừ, ít lắm mẹ ạ! Rõ cái phong bao thật to, mà bên trong có mỗi một tờ 50 ngàn.” Thằng bé bĩu môi nhõng nhẽo. “Năm nay ứ bằng năm ngoái cơ…”

Dỏng tai sang nghe được câu chuyện, tôi lại bật cười. Cười chua, cười buồn, cười chán nản.

Từ xưa, người Việt luôn có phong tục lì xì cho con cháu đầu năm. Mỗi tờ tiền mới tinh, được đặt gọn trong phong bao lì xì, gửi tới những đứa trẻ thơ, các cụ già, như một lời chúc. Chúc cho những đứa trẻ nhanh ăn chóng lớn, học giỏi, chăm ngoan. Chúc cho ông bà, cha mẹ, các cụ già lớn tuổi luôn mạnh khỏe, sống lâu, góp vui với con, với cháu. Dăm ba nghìn thôi, đôi đồng bạc lẻ thôi, nhưng là cả tấm lòng con cháu rồi…

 Ấy vậy mà chẳng biết từ bao giờ, cái phong tục đáng trân trọng yêu thương ấy, lại trở nên mai một, bào mòn đi ý nghĩa như thế! Sống trong cái xã hội chuộng vật chất, con người ta cũng trở nên thực dụng biết bao nhiêu. Người ta coi đồng tiên là thước đo của vật chất, của giá trị. Chúc Tết ngày xưa là đôi bánh chưng, khoanh giò, còn nay là phong bao lớn nhỏ.

Là do bản thân tôi không theo kịp thời đại, cái xã hội bây giờ vốn dĩ thế. Trẻ con bây giờ khác lắm! Chẳng giống như xưa nữa. Ngày xưa Tết đến, chỉ mong cho mẹ sắm cho một cái áo mới, cái mũ xinh, đôi giày đẹp để diện trong mấy ngày Tết. Trời xuân mà, mưa miết. Đi đôi giày mới mà cứ sợ ướt, sợ bẩn. Sợ bẩn rồi lại không có cái để mặc, để khoe với bạn, với bè. Thời nay, đứa trẻ nào chả có dăm ba đôi giày mới chưa dùng, Tết đến, mẹ cũng chỉ diện thêm mấy bộ trang phục vẽ đào, vẽ mai cho hợp “mốt”. Trẻ con cũng đâu hớn hở như thời của mình.

Phong bao lì xì hồi xưa, bằng giấy thô, giấy cứng. Cũng chẳng mấy họa tiết đẹp, đôi ba cánh đào, nhưng sao “đẹp lạ”. Có cái làm bằng thủ công, nhỏ nhở bằng lòng bàn tay, mẹ mua lọ mực màu về, thế là ngồi tô vẽ cả tuần trước Tết. Nghĩ lại thôi, cũng thấy nao nao lòng. Ngày nay, có công nghệ in ấn, phong bao bán ra vừa to, bền, lại đẹp. Chợ bày bán đủ màu, đủ kiểu. Vào các cửa hàng, phong bao lì xì cũng được trưng lên, bày bán mời chào. Chỉ mươi nghìn là chục cái, nên đâu ai trân trọng từng phong bao như hồi nhỏ mình đâu.

Không phải chỉ mình tôi nhận ra sự khác biệt giữa Tết nay và Tết xưa. Mà nó đã được nhận ra từ rất lâu rồi. Chỉ cần “search” trên mạng cụm từ “Tết nay và xưa” là có cả tá bài báo, bài viết so sánh. Họ viết hay, viết đúng, viết lí lẽ hơn tôi rất nhiều. Nhưng nhận ra rồi thì sao chứ? Thay đổi ư? Đâu phải nói thay đổi là thay đổi được!

Có chăng chỉ là, trong tâm mỗi con người, đều sẽ có một cách nhìn khác về mình, về bản thân và về xã hôi. Sẽ thấy trân trọng hơn những phong tục, tập quán quý giá của cha ông ta… Mà thế thôi, đã là quá đủ rồi!

“Mẹ ơi, lát mình đến chúc Tết ông bà phải không ạ?”

“Đúng rồi con…”

“Vâng ạ! Con sẽ mặc đồ thật đẹp, rồi đến lì xì cho ông bà mẹ nhé!”

“Ông bà biết cháu hiếu thảo thế này, chắc vui lắm nhé!”

“Vâng ạ…” Đứa bé cười hạnh phúc, hôn chụt một cái vào má mẹ rồi chạy vào. Tôi nghe, cười.

Yuuki

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ