Diều ơi, bay lên! – Tản văn Hà Kim Quy


Cánh diều xanh chấp chới, chấp chới rồi bay lên, tiếng sáo vi vu hòa vào bản nhạc sáo diều bất tận của đồng quê. Khi diều bắt đầu lên cao, tôi không quên thầm ước những điều mình mong muốn như hồi bé, chỉ có điều khác rằng, điều ước của tôi lớn lao hơn, đó là quê hương nông thôn mới của tôi luôn no đủ, thanh bình, yên ả và tươi đẹp như trong những ngày tháng Tám này.

Mấy hôm trước, trời còn nắng như đổ lửa, nắng loang loáng trên con đường nhựa, có những chỗ nhựa đường thẫm hơn, trông xa như ai hắt nước ra, vậy mà trời dịu dần, dịu dần rồi mát hẳn.

Thu đã về thật rồi!

Gió heo may se sẽ thổi, tóc bay bồng bềnh trong gió, tôi thả hồn tôi với cánh đồng, với không gian rộng lớn mênh mông, hít hà gió căng đầy lồng ngực trên con đường về quê ngoại. Không khí dường như loãng ra, nhẹ nhàng hơn, đỡ ngột ngạt và oi nực hơn. Có chút gì đó lãng mạn, len lỏi trong trái tim tôi như men say lâng lâng, xao xuyến với đất trời.

Con đường tôi đi được trải nhựa thênh thang, nó như một dấu gạch chia đôi cánh đồng, nối giữa làng La và làng Bườn của sông Giáng với sông Châu Giang. Trước đây, muốn về quê, tôi phải đi vòng xa hơn chục cây số, hoặc đạp xe trên con đường độc đạo là bờ đê phía bên kia gồ ghề, hoang vu và lộng gió. Con đường song song với bờ sông, hai phía là cánh đồng của những làng mạc chạy xa tít tắp, trải một màu xanh mướt. Bên kia bờ sông, những bụi mua vồng lên tự nhiên như được ai cắt tỉa trông giống những cái ô xanh khổng lồ đặt ở vệ đường. Những đám hoa cỏ may tím biếc triền đê đâm tua tủa lên trời. Ai đã một thời ngồi nhặt cỏ may găm vào tay áo, vào ống quần mới thấy thương nhớ loài cỏ đặc biệt nơi thôn dã này. Cỏ may đã đi vào trong thơ Xuân Quỳnh, đã lưu lại trong những cuốn sổ tay của những người yêu thơ từ thế hệ này sang thế hệ khác như một tình yêu thơ bất diệt tuổi thanh xuân:

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?…”

Nơi đây, những buổi chiều mùa thu lộng gió, trẻ con và những người lớn thích chơi diều thường mang diều ra thả. Phía dưới sát mép bờ sông là nơi đàn trâu thung thăng gặm cỏ, có những con đằm mình xuống dòng nước trong mát, ghếch sừng lên, mắt lim dim như vẻ chúng cũng mơ màng tận hưởng những khoảnh khắc bình yên. Rồi chúng lững thững chở hoàng hôn về làng trong tiếng sáo diều vi vu bất tận, bóng chúng và lũ trẻ in thành vệt dài thẫm trên cánh đồng.

Hồi còn bé, tôi thường nghe thấy tiếng sáo diều ở đầu làng, bà bảo đó là sáo diều của cụ Khoát. Hình như tuổi càng cao thì niềm đam mê làm sáo diều của cụ càng lớn. Cụ chọn những cây tre óng ở giữa bụi tre to rồi về pha ra. Tôi rất khoái xem cụ làm diều. Cụ cầm chắc con dao rựa phập một nhát rõ mạnh, chính xác vào giữa, chia gốc tre thành hai nửa. Cái dùi đục bằng gỗ nghiến nhẵn bóng được cụ gõ liên tục vào hai bên sống dao cho đến khi cái dao tách gốc tre làm đôi, dài khoảng hai mươi phân thì cụ dừng lại, chêm một mảnh gỗ vào và rút dao ra. Như một người trung niên khỏe mạnh, chân phải cụ giẫm lên nửa dưới cây tre, chân trái đè lên phần dưới ngọn, tay cụ nhanh chóng kéo tách cây tre thành hai nửa rất đều, không bị lãi bên nào. Rồi cụ cưa tre thành từng đoạn theo chiều dài của cánh diều. Tiếp đến, cụ chẻ tre rồi vót thành những thanh tre tròn, đều tăm tắp. Khâu này rất quan trọng, nếu gọng khung diều không cân, diều sẽ không bay lên được mà có bay lên cũng dễ bị rơi chúc xuống chứ không được bền. Cụ uốn khung diều đều tăm tắp rồi buộc cố định phơi khô. Hồi đó, cụ hay dán diều bằng giấy phết nhựa sung, sau này, được thay bằng ni lông. Làm diều đã khó nhưng khoét sáo sao cho kêu, cho vang càng tỉ mỉ, dày công và khó hơn. Tôi thấy tiếng sáo diều của cụ ngày càng thanh hơn, ngân nga hơn và vang vọng, réo rắt hơn, bởi cụ thường nghe và chỉnh sửa liên tục.

Ngày cụ mang con diều mới đi thả là ngày bọn trẻ con chúng tôi háo hức từ sớm. Tôi với thằng Trung thấp thỏm chạy sang nhà cụ ngay sau khi học xong bài hoặc làm xong việc bố mẹ giao (cụ chỉ cho chúng tôi đi theo khi biết chúng tôi đã hoàn thành công việc vì sợ về tối lại bị bố mẹ rầy la).

Ngày giờ đẹp, cụ vác con diều ra bờ đê, nơi cây đa to, chúng tôi theo hầu cụ, đứa vác dây, đứa phụ cụ vác diều. Con đê lộng gió, gió từ bờ sông thổi lên mát rượi, trời hơi nắng nhưng với niềm đam mê thì nắng cũng có hề chi. Dây dù to đã được chúng tôi buộc nối cho chắc và cuộn vào cái ống bơ dài. Để diều ra một chỗ, đặt dây ra, sau đó cụ giao cho một đứa cầm ống dây, cụ bắt đầu thả diều. Những con diều to tưởng chừng như không thể cất lên theo gió được, vậy mà bàn tay của cụ như có phép thuật, chúng nương theo ngọn gió mà bay lên, không bị loạng choạng rồi đâm bổ xuống như diều của anh Tám. Nhìn cụ làm thành thục mà tôi hình dung ra công việc thả diều giống như chuẩn bị cho một cuộc đua dù lượn chiếu trên ti vi. Sau khi diều bắt đầu bay lên, việc điều khiển dây diều cực kỳ quan trọng, cụ biết níu, kìm rồi thả đúng lúc để diều không bị lộn nhào. Cụ bảo nếu không biết thả, diều rơi xuống là hỏng hết, khó lòng bay cao, bay xa được. Khi diều đã bay cao, lúc đó bọn trẻ chúng tôi khoái nhất là được cụ cho cầm ống dây rồi từ từ thả những vòng dây. Cuộn dây càng bé thì diều càng lên cao. Chúng tôi ngước mắt nhìn cho đến khi diều là một chấm bé trên nền trời. Thả diều không đã khó, thả diều sáo còn khó hơn. Vậy mà cụ tài thật. Tiếng sáo trong veo như hút hồn chúng tôi vào bầu trời cao xanh lộng gió. Từ khi chơi diều cùng cụ, chúng tôi đã biết lắng nghe và phân biệt những âm thanh được tạo từ gió, từ trời, từ bàn tay người thợ gọt sáo. Nghe tiếng sáo diều, lòng bỗng nhẹ tênh, êm ru như được thả hồn vào mây trời cao xanh. Chúng tôi gửi gắm những ước mơ, những điều ước vào con diều khi diều bắt đầu bay lên giống hệt như các bạn bé sinh nhật bây giờ thì thầm điều ước trước khi thổi nến. Chả biết trên cao xanh, diều có thực hiện được những gì chúng tôi ước muốn không nhưng chúng tôi thấy thỏa nguyện, vui vẻ và tin như tin vào một điều vĩnh hằng của tuổi nhỏ.

Chiếc diều như nỗi niềm của những người dân sống một đời với lũy tre làng gửi vào thinh không thì tiếng sáo là linh hồn của làng quê. Tiếng sáo thì thầm trong đêm khuya như kể về ước vọng ngàn đời của con người. Có lúc nó lặng đi, kêu ro ro, nỉ non những lời xa xưa vọng về, có những lúc tiếng sáo u u buồn hiu buồn hắt như ôn lại những câu chuyện đói nghèo thời dĩ vãng. Rồi có lúc nó vang vang, ngân nga như hát khúc reo ca, cứ từ từ thấm vào lòng người những vui, buồn, trăn trở. Tiếng sáo diều như một bản nhạc thiền của đất, của trời, của con người giúp ta gột bỏ những muộn phiền làm thanh sạch tâm hồn.

Hôm nay, trên bờ đê, sáo diều lại vi vu thổi, tôi thấy có con diều hình số 8 (chúng tôi thường gọi là cốc) với cái đuôi dài lượt thượt ngoe nguẩy, lượn lờ trên không trung, nó khác với con diều hình cái thuyền như diều của cụ Khoát. Anh Tám vẫn thả diều như mọi khi. Anh vác con diều màu xanh trên vai và phóng xe ra bờ đê. Sáo bây giờ cũng được mua sẵn, có nhiều kích thước khác nhau, họ đẽo gọt mịn màng, bóng bẩy trông rất đẹp, về chỉ việc gắn vào diều là có một mùa chơi thú vị.

Tôi dừng lại bên này bờ sông, ngắm anh thả diều, đam mê thời thơ ấu lại trỗi dậy, ước gì chạy qua được sang đó, phụ giúp anh thả diều như ngày xưa chúng tôi thả diều cùng cụ Khoát. Cánh diều xanh chấp chới, chấp chới rồi bay lên, tiếng sáo vi vu hòa vào bản nhạc sáo diều bất tận của đồng quê. Khi diều bắt đầu lên cao, tôi không quên thầm ước những điều mình mong muốn như hồi bé, chỉ có điều khác rằng, điều ước của tôi lớn lao hơn, đó là quê hương nông thôn mới của tôi luôn no đủ, thanh bình, yên ả và tươi đẹp như trong những ngày tháng Tám này.

Tôi vẫn không quên thầm thì: Diều ơi, bay lên!

Cánh diều xanh thắm từ từ bay lên, in trên nền trời xanh như một nốt nhạc êm đềm, trong trẻo ngân nga mãi trong chiều mênh mang nắng, mênh mang gió của mùa thu quê nhà.

Tháng 8.2020

Tác giả: Hà Kim Quy

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ