Tuổi mười chín – Truyện ngắn Đoàn Mộng Hằng


Tôi nhìn Nhẫn, cũng đang ướt mẹp như tôi. Mấy sợi tóc lòa xòa trước trán rất phong trần giờ bị ướt nằm rũ xuống, chạm vào cả khóe mắt. Nhẫn đưa một tay vuốt hết đám tóc rũ ra phía sau. Trông Nhẫn thật thảm hại, chẳng hơn gì tôi cả. Nhẫn kéo tôi lại gần yên sau. Tôi ngồi lên cho Nhẫn chở về. Gió quất vào mặt hai đứa từng đợt mưa đau rát.
thanh xuân là để hối tiếc
Gấp cuốn tiểu thuyết lại, có chút gì đó nuối tiếc vì đã đọc hết quá nhanh, tôi đưa mắt ra khoảng không trước mặt. Một bầu trời cao xanh vời vợi, từng đám mây lững lờ trôi, gần, gần như có thể giơ tay lên là với tới được. Tôi chưa bao giờ ngừng ghen tỵ với những đám mây thong dong, tự tại đó. Tôi nhắm mắt lại cho gió sượt qua từng kẽ tóc, lượn qua thân thể, hi vọng tinh thần sẽ khá khẩm hơn chút.
– Nhã…
Có tiếng ai đó gọi. Tôi hé mắt ra xem. Là Nhẫn – hàng xóm mới của tôi hai năm về trước. Chắc hẳn là buồn cười khi gọi một người đã quen biết hai năm là người mới. Nhưng Nhẫn đối với tôi đúng là như vậy, không quá thân, cũng không quá hiểu rõ về nhau, và tôi cũng không buồn tìm hiểu hay thân thiết luôn. Nhẫn thì lại khác, luôn nhảy xổ vào cuộc đời tôi, những lúc như thế này là ví dụ.
– Định bắt hết đám sâu hay sao mà trèo lên trên đó hả?
Nói rồi Nhẫn thoăn thoắt trèo đến bên cạnh tôi, thả phịch người xuống làm cả cành cây to cũng phải rung lắc. Tôi bực bội:
– Ở đây chỉ đủ chỗ cho một người thôi. Và đám sâu này cũng không hoan nghênh Nhẫn. Xuống đi.
Trái với mong đợi của tôi, Nhẫn nở nụ cười tươi hơn bao giờ hết, hai mắt díp lại hiền khô, miệng củ ấu ngoác hết cỡ. Vài sợi tóc rũ lòa xòa trước trán Nhẫn khiến tôi cảm thấy bối rối. Tôi không phải kiểu con gái thích trai đẹp. Nhưng không biết tự lúc nào tôi đã cười đáp trả lại Nhẫn để rồi e thẹn quay mặt đi che giấu sự ngượng ngùng của mình.
– Đang đọc gì đấy?
Tôi để mặc Nhẫn giật quyển tiểu thuyết từ tay mình. Ở đâu ra cái kiểu người cứ thích nhảy bổ vào cuộc sống của người khác như vậy – tôi thầm nhủ.
– Quyển này Nhẫn chưa đọc, nhưng Nhã đã đọc thì chắc là nó cũng không tệ, cho Nhẫn mượn nha.
– Đáng lí ra Nhẫn phải hỏi tôi đã đọc xong chưa rồi mới mượn chứ.
Đâu ra loại người tùy tiện vậy chứ. Thật khó khi bắt bản thân không thốt ra những lời lẽ như thế này.
Đáp lại, Nhẫn chỉ cười. Công nhận lúc Nhẫn cười trông rất đẹp, phải đẹp lên gấp đôi bình thường ấy. Tôi thở dài, quay mặt đi, cố mím môi để không nở ra một nụ cười. Tôi không còn kiên nhẫn nữa.
– Sao lại có kiểu người thích thử thách sự kiên nhẫn của người khác vậy nè!
Nhẫn lại cười.
– Thôi khỏi, tôi chỉ hỏi vậy thôi, và cũng không muốn biết câu trả lời.
Nhẫn thoáng nhăn mặt. Đôi lúc thờ ơ mới là giải pháp hay nhất để tránh phiền phức và rắc rối.
– Nhã đang buồn chuyện chọn trường đó hả?
– Sao Nhẫn biết?
Tôi không khỏi thắc mắc. Nhẫn lại cười.
– Đôi lúc Nhã nên nói ra ý kiến của mình. Hãy mở lòng để người khác có thể hiểu Nhã hơn. Đừng cố gắng nín nhịn, nhún nhường. Đôi lúc nhường nhịn chưa hẳn là giải pháp tốt nhất. Hãy nói lên suy nghĩ của mình để bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Giống như những gì mà Nhã đã nói với Nhẫn vừa nãy.
– Nhã nói gì?
– Sao lại có kiểu người thích thử thách sự kiên nhẫn của người khác vậy nè!
Tôi lườm Nhẫn. Nhưng Nhẫn không né tránh ánh mắt của tôi, và thậm chí còn nhìn thẳng vào mắt tôi nữa chứ
– Thật kì lạ, Nhẫn nói cứ như hiểu tôi lắm.
Đúng là kì lạ thật, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt Nhẫn, cứ như sợ Nhẫn sẽ đoán được hết những suy nghĩ trong đầu mình. Tôi nhìn ra xa xăm khoảng không trước mặt. Ở phía đó có một bầu trời rực rỡ ánh vàng hoàng hôn. Từng đám mây chuyển màu lộng lẫy, đẹp đẽ vô cùng. Ở bên cạnh, Nhẫn nói câu gì đó lí nhí, tôi không nghe thấy, cũng không buồn hỏi lại. Tôi còn đang bận tâm suy nghĩ về những gì mà Nhẫn nói. Chúng tôi ngồi thêm một lát nữa, rồi Nhẫn đỡ tôi xuống, sau đó đưa tôi về tới trước cổng. Nhẫn khen hàng rào hoa trang đẹp quá rồi quay đầu xe đi về. Ngoài ra, chúng tôi không nói thêm lời nào với nhau nữa.
Có những điều chưa kịp nói
Đúng như Nhẫn nói, tôi đang gặp vấn đề với chính mình. Tôi thi vào ngành kế toán của một trường đại học nổi tiếng theo ý muốn của ba mẹ. Và tôi đã cố gắng làm bài thi thật tốt bởi vì tôi không tự tin là mình sẽ đậu vào trường Sân Khấu Điện Ảnh với ngành học ưa thích của mình. Tôi đã mắc phải sai lầm. Giờ ba mẹ tôi muốn tôi theo học ngành kế toán, kể cả khi tôi đưa giấy báo trúng tuyển trường Sân Khấu Điện Ảnh ra và cố gắng thuyết phục họ. Chưa bao giờ ba mẹ tôi tin tưởng khả năng của tôi cả. Bởi vì tôi cũng như thế, thường xuyên hoài nghi năng lực của mình. Câu hỏi đặt ra bây giờ là: Liệu tôi có đủ đam mê để gắn bó cả đời với nghề nghiệp mà mình không ưa thích không?
Và tôi quyết định cho bản thân một cơ hội nữa, như Nhẫn đã khuyên. Nhưng kết quả là tôi giàn giụa nước mắt bỏ ra ngoài ngay lúc trời đang mưa và không thèm đóng cả cửa cổng lại. Tôi thậm chí còn không nghe tiếng ba mẹ gọi tên mình lấy một lần. Họ thật lạnh lùng.
Tôi cứ thế lầm lũi bước đi dưới mưa một cách vô định. Từng đợt gió mạnh quất hạt mưa vào mặt rát rạt. Giờ ngay cả hạt mưa mềm yếu cũng có thể làm đau tôi nữa. Nhưng nhờ có mưa mà những giọt nước mắt cứ rơi lã chã và nét mặt thảm hại được giấu đi. Hoặc là không ai đủ thời giờ để dừng lại suy xét xem tại sao tôi lại đi dưới trời mưa lớn thế này.
Kétt… Tôi dụi mắt. Một bánh xe chặn trước mặt tôi. Tôi nhìn lên. Là Nhẫn.
– Lên xe Nhẫn chở về.
– Nhã vừa từ đó ra, Nhã không muốn về.
– Vậy thì về nhà Nhẫn. Nhanh lên. Dầm mưa thế này, Nhã sẽ bị cảm đó.
Tôi nhìn Nhẫn, cũng đang ướt mẹp như tôi. Mấy sợi tóc lòa xòa trước trán rất phong trần giờ bị ướt nằm rũ xuống, chạm vào cả khóe mắt. Nhẫn đưa một tay vuốt hết đám tóc rũ ra phía sau. Trông Nhẫn thật thảm hại, chẳng hơn gì tôi cả. Nhẫn kéo tôi lại gần yên sau. Tôi ngồi lên cho Nhẫn chở về. Gió quất vào mặt hai đứa từng đợt mưa đau rát.
Nhà Nhẫn là một căn hộ nhỏ, không có phòng riêng, giống kiểu nhà của những người độc thân. Sàn gỗ rất đẹp và khiến tôi hơi ngại khi bê tấm thân ướt sũng của mình vào. Nước mưa từ tóc, quần áo nhỏ tỏng tỏng xuống sàn rồi đọng thành vũng. Nhẫn quay ra cất xe đạp, rồi lách qua tôi đi vào phòng tắm. Trở ra với cái khăn to sụ trên tay, Nhẫn dè dặt hỏi:
– Cái khăn này Nhẫn mới giặt, Nhã dùng tạm được không?
Tôi giơ tay đón lấy cái khăn đưa lên lau tóc, rồi nhăn mũi vì mùi của Nhẫn. Nhẫn nhìn thấy, lo lắng hỏi:
– Hay để Nhẫn lấy cái áo sạch cho Nhã nha?
Rồi không để tôi kịp trả lời, Nhẫn giật cái khăn trên tay tôi, nhưng tôi đã giật nó lại. Tôi thậm chí còn cười vì nét mặt lo lắng của Nhẫn. Thật kì lạ, tôi đã ngừng khóc khi nào không biết, và giờ lại còn cười nữa, khi mà mới nãy còn tưởng trời đất sẽ sụp đổ, không thể sống nổi nữa cơ. Thật trẻ con – tôi tự nhủ với bản thân.
– Chỉ lau tóc thôi không được, với quần áo ướt hết như vậy, nếu không thay ra sẽ bị cảm đó.
Nhẫn nói rồi bước đến bên tủ quần áo, nhưng bộ nào cũng rộng cả. Tôi mà mặc vào phải buồn cười lắm. Thế là Nhẫn chọn đại một bộ đã xếp xó lâu rồi – hơi cũ, nhưng cũng không quá rộng. Giờ mà có ai thấy tôi ở đây chắc lại tưởng là em trai của Nhẫn. Tôi cứ đứng trong phòng tắm, nhìn mình trong gương, rồi cảm thấy buồn cười, rồi lại cảm thấy bản thân thật đáng thương hại làm sao. Ôi mớ bòng bong cảm xúc rối rắm. Tôi thở dài bước ra ngoài, để rồi há hốc khi nhìn thấy tấm lưng trần của một thằng con trai ngay trước tủ quần áo. Thật là khó xử nếu bị bắt gặp đang nhìn lén ngưới khác thay áo. Nhưng tôi đã không quay người đi cho đến khi Nhẫn ngoảnh mặt lại và bắt gặp ánh mắt chòng chọc của tôi. Mặt đỏ lựng, tay chân lóng ngóng, vụng về và thừa thải hết biết. Đó là phản ứng của Nhẫn thay vì của tôi. Sau này nghĩ lại, tôi cảm thấy thật xấu hổ vì đã không cảm thấy ái ngại mà còn cười rất tỉnh, lại còn nói: “Nhã chưa thấy gì ngoài tấm lưng trần đâu nha.”
Sau đó, để đỡ phải ngượng, Nhẫn nói tôi có thể nghỉ ngơi trong khi chờ Nhẫn chuẩn bị bữa cơm chiều cho hai đứa. Tôi lướt mắt một vòng quanh nhà, rất gọn gàng, ít vật dụng, và được bày trí khá hợp lí. Ngay cạnh cửa sổ là góc làm việc học tập được sắp xếp, trang trí đơn giản nhưng đối với tôi lại rất cuốn hút. Một chậu cây nhỏ, xanh um tùm và không hề có bông hoa nào được cắt tỉa gọn gàng, tròn trịa trông bắt mắt. Bên ngoài cửa sổ, mấy giò lan cứ đung đưa theo gió, cũng không có bông hoa nào, nhưng nhìn chúng đung đưa qua lại thế này cũng thích thật. Trên mặt bàn có một quyển sách đang mở, là quản trị học căn bản. Tôi cầm lên, bên dưới quyển sách là một cuốn tập nhàu nhĩ. Ngoài bìa có một dòng chữ nắn nót: Vương Thiên Nhẫn. Tôi không biết là Nhẫn có một cái tên khá đẹp thế này, có thể là sinh viên và lớn tuổi hơn tôi, thay vì bằng tuổi như cách mà chúng tôi vẫn xưng hô với nhau.
– Nhã, ăn cơm thôi.
Tôi vẫn chưa có ý định bỏ cuốn tập xuống. Có quá nhiều ghi chú lộn xộn và hình minh họa nhí nhố, không theo một trật tự nào cả. Đôi chỗ là dòng chữ rất ẩu, đại khái “Sao hôm nay buồn ngủ quá?”; “Tối nay ăn gì đây ta?” Lật tiếp vài trang nữa, tôi chợt nhìn thấy một dòng chữ nắn nót nổi bật giữa những con chữ lộn xộn: “Bây giờ Nhã đang làm gì?” Tôi tưởng mình nhìn nhầm, kề cuốn tập gần sát mặt, tôi đọc thầm lần nữa: “Bây giờ Nhã đang làm gì?” Bất ngờ cuốn tập bị giật mạnh khỏi tay tôi.
– Đi ăn cơm thôi – Nhẫn cố hạ giọng.
Nhẫn định cất cuốn tập lại chỗ cũ, nhưng sau đó đổi ý, ném vào ngăn kéo không thương tiếc.
Cơm Nhẫn nấu ăn khá ngon, nếu không muốn nói là rất ngon. Khi tôi bắt đầu ăn đến chén thứ ba, Nhẫn nhìn tôi cười hiền, đợi tôi cười đáp trả lại, Nhẫn nói tôi nên gọi điện về nhà để ba mẹ khỏi lo. Tôi còn chần chừ suy nghĩ thì Nhẫn bảo đọc số rồi bấm phím gọi. Tôi đón lấy điện thoại từ tay Nhẫn. Tôi thở dài, tôi phải tự giải quyết vấn đề của mình thôi.
– A lô, cho hỏi ai gọi vậy? – Tiếng của mẹ tôi ở đầu dây bên kia.
– Là con đây. Con đang ở nhà của Nhẫn. Khi nào tạnh mưa con sẽ tự đi về. Ba mẹ khỏi lo.
Tôi bấm phím kết thúc cuộc gọi, nước mắt từ đâu lại chảy ra thành hàng, bao nhiêu hình ảnh trước mắt bỗng chốc nhòe đi hết, tất cả cảm xúc vỡ òa trong tiếng nấc nghẹn ngào. Tôi đang khóc trước mặt Nhẫn. Đến khi sực nhớ ra có người đang nhìn mình khóc và rất khó xử, không biết phải dỗ dành mình thế nào, tôi cố kìm nén cảm xúc lại, nhưng nước mắt vẫn không nghe lời mà rơi thấm ướt hết cả vạt áo. Nhẫn im lặng, không nói gì cả, Nhẫn đợi cho tôi khóc xong mới rụt rè hỏi:
– Ba mẹ Nhã vẫn không chịu cho Nhã học trường đó hả?
Tôi gật đầu.
– Nhã đã thử hỏi ba mẹ có thể để Nhã theo học cả hai trường chưa?
– Theo học cả hai trường? – Tôi hỏi lại.
Sao chưa bao giờ tôi nghĩ ra giải pháp này nhỉ. Ngay lập tức, trong đầu tôi nảy ra bao nhiêu là lời lẽ để thuyết phục ba mẹ mình.
– Nhẫn ơi… – Là tiếng của mẹ.
Nhẫn ra mở cửa.
– Có Nhã trong đó không cháu? – Mẹ sốt sắng hỏi.
– Dạ, có. Mời cô vào nhà.
Mẹ đặt cây dù ngoài bậc thềm, trên tay cầm một túi xốp đựng gì đó. Tôi tưởng mẹ sẽ tức giận và mắng mỏ khi nhìn thấy tôi, nhưng mẹ đã phản ứng ngược lại, rất dịu dàng và nhỏ nhẹ là đằng khác.
– Hai đứa đang ăn cơm đó hả?
Mẹ nhìn vào thức ăn trên bàn, có phần hơi thanh đạm.
– Hai đứa ăn tiếp đi, mẹ ngồi đợi.
Nói rồi mẹ ngồi vào chiếc ghế cạnh bàn làm việc đặt ngay cửa sổ. Thoáng chút ngỡ ngàng trên gương mặt mẹ khi mẹ nhìn vào quần áo tôi đang mặc trên người, rồi dãn ra thành một nụ cười và mẹ cố mím môi để không bật thành tiếng.
– Con ăn xong rồi. – Tôi tỉnh bơ.
– Mẹ nghĩ con bị ướt nên đem theo quần áo qua đây, nhưng chắc giờ con không cần nữa. – Mẹ quay qua Nhẫn – Cháu thật là tốt bụng, cô biết cám ơn cháu thế nào đây, khi nào rảnh sang nhà cô chơi nha.
Nhẫn vâng dạ lí nhí rồi cười thật tươi.
– Mẹ… – tôi ngập ngừng – mẹ nghĩ sao nếu con nói muốn theo học cả hai ngành và cố gắng để tốt nghiệp cả hai trường?
Mẹ thở dài.
– Thật ra, ba con cũng nói với mẹ như vậy, nhưng mẹ sợ con sẽ không kham nổi. Nếu con theo học cả hai ngành thì sức học của con có thể sẽ sút kém, thời gian học cũng rất khó sắp xếp được.
– Mẹ, ngành kế toán học theo tín chỉ, con còn có một gia sư dạy kèm cho con nữa mà. – Vừa nói tôi vừa liếc sang Nhẫn. Cho đến khi hiểu ra ý của tôi, Nhẫn há hốc vì ngạc nhiên. Tôi mặc kệ.
– Con có thể làm được, khi con đi thi, con cũng đã nghĩ là con làm được, ba mẹ thì nghĩ không và kết quả thì ba mẹ thấy rồi đó.
Mẹ tôi gật đầu.
– Nếu sau một năm mà lực học của con giảm sút, con phải học ngành kế toán.
Tôi dạ rõ to, trong lòng như đánh trống mở cờ. Tôi quay sang Nhẫn, lúc đó đang thu dọn bàn.
– Nhã phải làm gì để cám ơn Nhẫn đây?
– Vậy thì rửa chén giúp Nhẫn đi. – Nhẫn lại cười tít mắt.
Sau khi dọn dẹp giúp Nhẫn, mẹ và tôi cùng đi về dưới cây dù màu hồng phấn của mẹ. Mẹ kéo tôi lại gần hơn để khỏi bị ướt. Nhìn qua mẹ, tôi thấy mình thật có lỗi. Gió lạnh không ngừng quất vào da thịt, tôi cũng không ngừng yêu ba mẹ nhiều hơn. Tôi xin rút lại nhận xét của mình, rằng ba mẹ thật lạnh lùng. Đôi lúc họ chỉ hơi nghiêm khắc mà thôi. Và sau này thì tôi còn nhận ra rằng họ rất thân thiện nữa là đằng khác. Bằng chứng là sự xuất hiện của Nhẫn trong những bữa cơm chiều chủ nhật. Có lần tôi đã hỏi Nhẫn trong một bữa cơm như thế rằng tại sao Nhẫn lại hiểu tôi đến như vậy. Nhẫn đưa mắt thận trọng nhìn ba mẹ tôi: “Vì trong chữ Nhẫn có chữ Nhã” rồi cười tít mắt vì nhị vị phụ huynh cũng tỏ ra thích thú với câu trả lời này. Duy chỉ có tôi là lúng túng, đỏ mặt. Tôi không biết là liệu mình có thể làm tới đâu, nhưng tôi nghĩ là nếu tôi tin tưởng vào khả năng của mình, đặt mục tiêu, rồi theo đuổi tới cùng thì tôi sẽ được hạnh phúc. Như chính lúc này vậy, bên cạnh ba mẹ và Nhẫn – người luôn nhảy bổ vào cuộc đời tôi trước đây và khiến tôi vô cùng tin tưởng vào lúc này.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ