• Hiện đang có cuộc thi nào hay không?

    Hiện đang có cuộc thi viết "Nơi ấy trong con!" diễn ra từ ngày 02/10 đến hết ngày 02/12/2024. Hãy truy cập vào danh mục các cuộc thi để tham gia ngay nhé!

Ngôi nhà bên kia con rạch cạn – Truyện ngắn Cẩm Sơn


Có người bảo đáng đời ông, ai biểu làm những chuyện phá làng phá xóm làm gì. Ai đời, đã gần sáu mươi tuổi mà chẳng hề biết xót cho người già, không thương trẻ nhỏ, cứ nhạc, nhạc và nhạc. Có bữa chị Sương phán một câu trong lúc căng thẳng bởi tiếng nhạc từ nhà ông Năm bóng rằng: “Mai mốt, nếu không nghe tiếng nhạc phát ra từ nhà ông, thì chắc chắn người ta hiểu là ông đã chết trong nhà”. Ai dè, điều chị Sương nói linh đến như vậy. Bữa đưa vào bệnh viện thì ông đã không còn có thể cứu được nữa.
Một sáng mùa đông, những cơn gió lành lạnh thổi ngang, phả vào người, chị Nga chợt thấy rùng mình. Thi thoảng hắt hơi vài ba cái… Phố xá chào ngày mới bằng những thứ âm thanh hỗn hợp: tiếng xe cộ ì ào chạy ngang con đường huyện trước nhà, tiếng loa phóng thanh của thành phố ầm ầm vang ra từ những ngọn cây vút cao làm cho buổi sớm hừng đông thêm rộn rã, ồn ào, náo nhiệt.
ss
Chị Nga và thằng Tín vừa chuyển về sống ở cái xóm này độ chừng hơn tháng. Hai mẹ con chị ở cùng với ba mẹ con chị Sương. Nhà trọ rộng rãi thênh thang chỉ có hai người đàn bà tuổi trung niên và ba đứa nhỏ còn đang độ tuổi đi học. Nghe đâu, chị Sương đi dạy ở một trường cấp hai ở xã cạnh bên. Họ vừa mới chân ướt chân ráo dọn đến, mọi thứ còn rất bỡ ngỡ, xa lạ. Mấy tuần trước chị Nga bắt đầu khởi nghiệp bằng gánh xôi nếp than, chị bán ngay trước cửa khu trọ, tiền lời cũng đắp đổi qua ngày.
ss
Cuộc sống của họ khá chật vật nhưng được cái con cái đều chăm học, ngoan ngoãn, nên ai nấy cũng đều thấy an tâm. Trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười rộn rã.
ss
Rồi chị Nga thì mở thêm cửa hàng bán đồ lót Thái Lan. Chị Sương dạy thêm vài ba đứa học trò tại nhà, có thêm đồng ra đồng vô, cuộc sống không giàu có nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc, đủ trả tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà trọ và bữa ăn cũng được cải thiện đáng kể.
ss
***
ss
Nhà có buôn bán nên chị Nga, chị Sương cũng mau chóng thích nghi với hoàn cảnh sống cả khu trọ.
ss
Bà Thụy trọ kế bên bán trà sữa đường đen, cà phê hạt. Chị Sương nhớ bữa đầu gặp, mới quen biết nhưng bà đã kể lể ngọn ngành tình cảnh neo đơn của bà, làm chị cũng chẳng rõ mô tê gì. Quê bà ở tỉnh khác, cũng mới trọ độ chừng một năm. Bà bảo do con cái làm ăn nợ nần, vợ chồng con cháu ly tán, chồng bà cũng đã chết nên bà quyết định bán hết tài sản cửa nhà, kể cả tiền tiết kiệm dưỡng già để lo nợ nần cho chúng. Vậy mà, tiền chẳng thấm vào đâu với các khoản nợ đá gà, thua độ đá banh của thằng con trai độc nhất của bà. Giờ bà thuê ở đây sống một mình, thằng con bỏ đi biệt xứ để trốn nợ, con dâu thì bỏ lại cháu cho bà nuôi, rồi trở về đón con đi vào khoảng nửa năm trước. Bà Thụy bán được vài ba ly nước mỗi ngày, hôm nào may mắn đông khách thì đỡ, hôm nào ế thì cơm cũng không có mà ăn. Vậy mà vẫn không yên, thi thoảng vẫn có một nhóm người lạ hoắt lạ huơ đến đòi nợ. Bà chỉ biết nuốt nước mắt, cắn răn mà chịu.
ss
Khu nhà trọ của ông Tư san sát nhau, lại kế bên nhà chủ, thi thoảng cũng gặp nhau trao đổi, hỏi han cũng vui ra phết. Con bé Thủy thì mở sạp trái cây rau củ, giao nước khoáng và để cái xe nước mía bán thêm. Cũng không biết là chồng con bé đó làm gì, thi thoảng chiều tối có đến đón vợ. Hai vợ chồng Thủy có đứa con gái đang đi học lớp ba và thằng bé nhỏ vào lớp mầm. Không biết có nợ nần gì đó mà thời gian trước nghe đâu có nhóm người đến chửi mắng, hăm dọa xiết nợ dữ dằn lắm. Thủy nghỉ bán hết mấy tuần, tiền thuê trọ ông Tư phải đành đồng ý giảm phân nửa.
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng

Những căn nhà đối diện, nằm ở phía bên kia con rạch cạn cũng gần gũi, vui tánh lắm. Chỗ đối diện xe nước mía bé Thủy là nhà bà Mười tạp hóa, có đứa con tên Bảy tính cởi mở, bán buôn khi nhớ khi quên nhưng được cái thương mẹ và hay giúp đỡ người khác. Bà Mười thì bệnh tật, đau khớp nhức liên miên. Mỗi khi bệnh tái phát thì mọi chuyện kinh doanh đều do một tay Bảy lo liệu. Cô con dâu mở tiệm uốn tóc sát tiệm tạp hóa và làm đi làm thêm tiếp thị hay bán buôn hàng đa cấp gì đó thi thoảng thấy đăng hình lên mạng cũng đỏng đảnh, ra dáng phụ nữ thành đạt lắm. Song, ít khi thấy Nhung ra tiệm tạp hóa phụ bà Mười hay thằng Bảy. Cứ đến giờ chiều là đóng cửa về nhà. Gần đây, nghe đâu con thứ hai của bà Mười giận vợ bỏ về nhà mẹ ở với cậu con trai độ chừng hai mươi mấy. Tối nào cũng về nhà, mở cửa lúc khoảng 22 – 23 giờ.

Cạnh bên có căn nhà lầu mới đăng bảng cho thuê hoặc bán. Sau đó, chị Nga để ý thấy có hai người đàn ông ở, sáng sáng xách ba lô đi làm và chiều tối về. Nhiều đêm thấy có người đứng trầm ngâm phía lan can, phì phèo điếu thuốc dõi mắt nhìn xa xăm. Chị Nga, hay chị Sương cũng chưa từng bắt chuyện nên cũng không biết là có vợ con chưa hay làm công việc gì. Có hôm một trong hai người có ghé hàng xôi của chị Nga mua vài gói, chị cũng không kịp hỏi han gì.

Phía bên trái có tiệm uốn tóc của bé Khánh. Khánh năm nay chừng ba mươi hai, ba mươi ba, đẹp người lắm. Cô sống cùng với đứa con gái tên Mai. Tội nghiệp con bé đáng yêu, dễ thương, có hiếu lại còn thảo mai, hay cho bánh con bé ốc tiêu con chị Sương. Con bé Mai đang học lớp 6 phải bỏ dở giữa chừng vì con bé bị khiếm thính. Gần đây ở lớp học con bé, tụi bạn bè cứ hay quậy phá ồn ào, náo nhiệt, con bé đã không nghe được rõ ràng nay lại càng chẳng nghe được nên chẳng tiếp thu bài học gì được. Cha con bé giận mà lại thương con quá nên cho nghỉ học luôn, chỉ cho con bé đi học Tiếng anh ở trung tâm cho nhàn nhã, mai mốt lớn theo anh trai sang Pháp học. Khánh nhỏ tuổi nhưng cũng vì thương mà chịu làm vợ ông Tài. Ông Tài vợ chết đã lâu. Khi đó ông chừng hơn bốn mươi, gặp Khánh, lúc đó Khánh mới chừng hai mươi. Đã mười mấy năm tình nghĩa chồng vợ. Nghe Khánh kể, ông Tài giàu có, dạy Tiếng Anh ở trung tâm lớn ở thành phố, gia đình gia giáo lắm. Ông có hai đứa con, đứa nhỏ thì du học ở Pháp, đứa lớn thì đã vợ con đề huề và theo ông Tài làm bất động sản. Ông ấy giàu có nhưng cũng xài tiền thật ky bo, kỹ tính. Lắm lúc làm cho Khánh tức anh ách, bỏ mặc ông muốn sao thì muốn. Ngay cả chuyện học hành của con bé Mai cũng vậy, ông gia trưởng, Khánh cũng kệ để ổng muốn quyết định sao cũng được. Ông dè xẻn với Khánh từng đồng nhưng cực kỳ thương con, chi bao nhiêu cho con cũng chẳng tiếc. Khánh vì thế cũng thường xuôi theo ông chồng hơn mình cả mười mấy tuổi trong mọi chuyện.
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng

Nhưng, đặc biệt trong cả khu nhà chỗ chị Nga ở là nhà của ông Năm bóng. Chị Nga cũng chưa từng hỏi thăm vì sao người ta gọi ông là Năm bóng, chỉ nghe nói ông sống có một mình, thi thoảng, dăm sáu hôm trong tuần, luôn có vài ba người bạn làm chung đến nhậu nhẹt, nói chuyện ỏm tỏi và ca hát um sùm cả làng cả xóm. Mà nếu không có ai đến thì ông Năm bóng cũng cứ mở nhạc to đùng. Ông mở từ lúc gà mới gáy xong, đến sáng, trưa, chiều, xế, tối. Ông mở nhạc từ thứ hai leo tận sang thứ hai tới, mở từ bolero, không lời, đến vọng vổ, cải lương và có cả nhạc remix. Tiếng loa phóng thanh, tiếng nhạc…đủ thứ pha trộn làm rùm beng cả xóm mỗi ngày, nhiều khi nghe riết đinh tai nhức óc bà con cũng chửi rủa, mắng mỏ thậm chí một vài hộ sống lân cận còn đâm đơn thưa ra ủy ban, ông bị phạt mất hết gần cả triệu bạc mà ông Năm bóng vẫn cứ bình chân như vại, kệ ai nói gì ổng cứ hát, ổng cứ mở hết công suất. Người già muốn ép tim, lên máu, trẻ sơ sinh thì khóc thét mãi chẳng chịu ngủ nghê gì làm cho người lớn phải bực mình bực mẩy. Mấy đứa nhỏ đang đi học phải ôn bài, học bài làm bài mà bị cái thứ âm thanh dộng ngược vào đầu, chốc chốc kêu la: “Mẹ ơi, hay là dọn đi chỗ khác thuê ở, chứ vầy hoài sao sống nổi, sống không nổi thì làm sao mà học”… Có mấy bữa, chị Sương và mấy đứa đến học kèm còn định chạy ra chợ mua liền tấm chiếu về trải ngay cửa mà quỳ mà lạy ông Năm bóng tha cho con đường sống. Nhà nước luôn vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh nơi đô thị, nghiêm cấm người hành nghề cho thuê âm thanh nhạc kẹo kéo làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, rồi cũng có quy định mở âm thanh thế nào, những khung giờ nào hẳn hoi.

Vậy mà…

– Trời ơi, ông Năm bóng ơi, là ông Năm bóng!

Bà Thụy cứ kêu, con bé Khánh kêu, rồi con bé Thủy và cả chủ nhà trọ – là ông bà Tư hay anh Vụ con trai ông bà Tư cũng xúm lại kêu rêu mà ổng có nhúc nhích gì đâu. Mà làm như càng kêu càng nhờ ổng càng ngày càng làm tới, mở âm thanh càng dữ dội thêm.

Hay, ổng tức cái vụ bữa chị Sương mới dọn đến thuê, chưa biết chưa hỏi han gì nhau câu nào thì ổng đã ngoắc chị Sương sang nhà, mời ngồi rồi hỏi chị Sương dạy học chữ bao nhiêu một tháng để ổng qua bên chị học. Chị chưa kịp hiểu mô tê gì, thì mấy hôm sau, ổng lại chạy sang nhà đòi chị Sương dạy học, ổng còn hỏi chị Sương chuyện ông mở nhạc vậy có lớn quá không, có ảnh hưởng gì không?
– Dạ, cháu đâu dám phiền hà gì chú Năm, vì đó là quyền cá nhân của chú, nhưng, ngặt nỗi chú mở lớn quá mấy đứa nhỏ của con và cả mấy đứa học trò không học hành gì được hết chú ạ. – Chị Sương đáp.
– Chú gì mà chú, cô giáo gọi tui bằng anh đi cho thân thiết. Ông Năm bóng rỉ rả.
– Dạ… Chị Sương ậm ừ cho qua chuyện.
ss
Chị Sương cũng tế nhị trả lời, tôn trọng gọi chú hẳn hoi mặc dù lần nào ông Năm bóng gặp chị Sương đều có mùi rượu nồng nặc. Chị Sương cũng kệ vì nghĩ chòm xóm, mà ông bà ta dạy tối lửa tắt đèn tương trợ nhau. Ai dè, đâu phải ông Năm bóng không biết chữ mà chỉ muốn trêu ghẹo. Chị Sương thôi chồng năm bảy năm trước, giờ chỉ sống cùng con, ngày đêm làm việc quần quật để nuôi con học hành. Chị mải lo cho cuộc sống mưu sinh vất vả, tâm hơi đâu mà lo nghĩ đến chuyện mình. Nay thấy ông Năm bóng trong cử chỉ, lời nói có ý nghĩ bày thêm chuyện, còn bảo chị gọi anh thì chị đã muốn xách xép mà bỏ chạy cho yên thân, chứ chẳng hề muốn giao lưu, giao tiếp gì nhiều.
***

Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng

Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng

Vậy rồi, chị Sương nhờ bà Tư – chủ trọ sang nói dùm chị một tiếng với hy vọng ông Năm bóng có thể chú ý tới mà gia giảm âm thanh cho chị dạy học, mấy đứa nhỏ yên tĩnh mà học hành. Và chuyện tưởng chẳng có gì, ai dè, ông Năm bóng sang nói với bà Tư là chính chị Sương nói ông cứ mở nhạc tùy ông thích, lại còn bóng gió, nói xấu, chê bai chị Sương với bà Tư thế này thế nọ.
Chị Sương mặc kệ, không thèm giải thích gì thêm, nhưng, chị có nói với bà Tư về cái thứ âm thanh chết tiệt của nhà ông Năm bóng đã làm cho chị vô cùng căng thẳng, gần như stress mỗi ngày. Bà Tư cũng cứ lơ đi, kêu chị muốn gì thì sang gặp ông Năm bóng. Chị đành cắn răn, ngậm bồ hòn cho qua. Dù sao, thắng con lớn của chị cũng đã lớp 11, chỉ còn hơn một năm nữa nó đã vào đại học, bất quá, tới lúc đó, chị đi thuê chỗ khác mà ở. Nên thôi.
***
Như thường bữa, chị Nga mở cửa, quét dọn và bưng thau xôi nếp than thơm phức ra ngõ, chuẩn bị cho bữa bán hàng đầu tuần. Kỳ lạ, sao hôm nay mọi thứ yên ắng quá. Chị Sương cũng mải mê phụ chị Nga dọn hàng mà không để ý đến xung quanh. Huống hồ những ngày gần đây chị Sương gặp vấn đề khó khăn trong công việc làm chị mất ngủ, mệt lả. Nhưng, dường như có gì đó thiếu thiếu cho một ngày mới ở cái khu trọ này. Còn đó là gì thì chưa ai nhớ ra.
Cho đến lúc có nhiều bạn nhậu của ông Năm bóng đến đập cửa nhà ông, kêu tên ông rần rần mà không thấy ông trả lời trả vốn. Chị Nga cũng nói vọng qua:
– Lạ lắm, thường bữa giờ này là ông Năm đã mở nhạc cho cả xóm này nghe. Nhưng, sáng nay thì tôi không nghe thấy, cũng không nhìn thấy ông Năm đi ra ngoài. Đâu các anh thử gọi điện cho ổng xem thế nào.
– Tút…Tút… Tút…
Tiếng chuông điện thoại không có tín hiệu. Hay do máy ông hết pin. Kỳ lạ, một trong số người có mặt bảo: Hay mình báo công an đi.
Rồi công an đến, phá cửa vào, tiếng bạn bè ông hét lên thất thanh:
– Ông Năm…
– Ông Năm bóng…
– Ông bị gì thế này! Tỉnh dậy đi ông Năm!
Ai cũng tá hỏa khi thấy ông ngã ra sàn nhà, nằm bất động. Cũng chẳng ai biết có chuyện gì. Ông Năm bóng sống một mình, hằng ngày, những người ở xóm trọ nhìn thấy thì ngoài chuyện ông mở cửa, lau nhà, mở nhạc rồi xách xe đạp đi đâu đó trưa mới về, rồi lại đi, cũng chẳng ai rõ ông làm gì. Mặt khác, ông toàn làm hàng xóm phiền hà, chẳng ai ham hố gì chuyện giao tiếp với ông. Họ kệ ông.
– Ông Năm bóng bị gì vậy mấy anh? Chị Nga hỏi với sang.
Lúc này, tiếng ồn ào náo nhiệt cả xóm. Mọi người vây lại. Ông bà Tư, bé Thủy chạy sang. Rồi Khánh mở cửa ra hỏi dồn:
– Có chuyện gì vậy chị Nga?
– Ông Năm bóng bị té trên sàn nhà mà hổng biết chuyện thế nào nữa em ơi. Chị Nga đáp.
Bà Thụy cũng vừa mở cửa quán, nghe chuyện nên cũng chạy sang nhà ông Năm bóng.
Tiếng còi xe cứu thương rú gọi, một thứ âm thanh thường làm người ta hoảng hốt, lo lắng. Chị Sương mới đưa con bé ốc tiêu đi học về. Vừa chạy xe vào nhà, chị chạy ra hỏi chị Nga dồn dập:
– Ủa có chuyện gì mà rần rần vậy bà Nga? Bộ nhà ông Năm bóng có trộm à? Ông bị trộm dàn âm thanh chết người rồi sao?…
Chị Nga cắt ngang:
– Không phải. Ổng bị té ngã ra sàn nhà hay sao á. Công an mới tới. Họ đưa ổng lên xe cấp cứu chạy đi rồi.
***
Thì ra ông Năm bóng chẳng hề dốt nát như đã nói với chị Sương. Ông mới chuyển về vùng này ở được vài năm, không người thân thích. Vợ ông bỏ đi theo người khác hồi năm nẳm năm nào đó, lâu lắm không ai còn nhớ. Đứa con gái duy nhất của ông thì cũng sang Mỹ với gia đình chồng, nghe đâu có thằng con trai mười hai mười hai tuổi gì đó. Từ hồi vợ bỏ đi mất, con gái cũng lấy chồng rồi theo gia đình chồng xuất ngoại, ông Năm bóng lủi thủi một mình trong căn nhà phía bên kia con rạch cạn. Hằng tháng, con gái ông thường gửi tiền về cho ông tiêu xài. Rảnh rỗi thì ông theo đám bạn thợ hồ của ông đi làm cho vui, làm thì ít nhưng rủ rê tụ tập cà phê cà pháo, rồi nhậu nhẹt, kéo về nhà hát hò là chủ yếu. Ông sống một mình nên cũng chẳng cho tiêu gì nhiều. Có lẽ bạn thân duy nhất của người đàn ông gầy gò, ốm tong teo đó là ông Tèo và dàn âm thanh quấy nhiễu cả xóm. Ông kiếm chị Sương đòi học chữ là muốn mai mốt sang Mỹ ở với con gái, rồi dạy cháu ngoại học chữ. Cũng không biết có đúng vậy không nữa. Người ta chủ yếu là nghe ông nói mà biết thôi.
Không ngờ dịch Covid 19 hoành hành, con gái, con rể của ông bị thất nghiệp nên lời hứa đưa ông sang Mỹ bị hoãn lại. Ông đâm ra chán nản hẳn. Tiếng nhạc xập xình, những bài hát trách cứ, giận hờn não ruột cứ vang lên mỗi ngày theo cái cách mà ông muốn.
ss
Ông rủ đám bạn ông về nhà, bày biện nhậu nhẹt. Còn qua hàng của chị Nga mua cả chục gói xôi ăn trừ cơm, làm mồi. Hôm đó, ông cùng đám bạn nhậu uống gần tới tối. Bia được giao đến liên tục, những bài hát càng ngày càng đuối, càng ngày càng nhão nhẹt, âm thanh mỗi lúc một chát chúa, khó nghe.
ss
Họ oanh tạc đến lúc ai cũng say khướt mới chịu bỏ về, còn ông Năm với đống chén bát, mồi màng văng ra nền nhà tung tóe. Mùi bia rượu, mùi ói mửa hỗn hợp hắt vào sống mũi những ai có mặt sáng đó.
***
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng
Ngôi nhà bên kia con rạch cạn. Ảnh mạng
Vậy là đã qua đám tang của ông Năm bóng. Con gái ông không về được, nên nhờ mấy người bạn nhậu của ông bên đây lo liệu hậu sự cho ông. Rồi ông Tèo quyết định hỏa táng ông, đem hũ tro cốt gửi tạm để thờ cúng ở trong ngôi Miễu của ấp đợi con ông về và đón ông đi. Đám tang không chấp điếu, các sư thầy ở trong chùa được mời về tụng kinh siêu độ cho ông. Mấy ông bạn ông còn mở những bài hát cho ông nghe buồn thê lương, não nuột. Chủ yếu người ta đến viếng vì nghĩ đến cái tình làng nghĩa xóm, ai cũng hỗ trợ chút ít để ông Tèo lo ma chay hậu sự cho ông, âu coi như cũng đã hết tình hết nghĩa. Ai cũng vừa ghét vừa xót cho cái tình cảnh cô độc của ông.
***
ss
Đời người đôi lúc cũng đáng thương đến vậy. Nam Cao đã từng cho rằng: Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ xấu xa, bỉ ổi, đáng khinh, toàn những cớ cho ta khinh. Và rồi ông Năm bóng cũng vậy. Người hiểu và thông cảm thì ít mà những tiếng thị phi lại nhiều. Có người bảo đáng đời ông, ai biểu làm những chuyện phá làng phá xóm làm gì. Ai đời, đã gần sáu mươi tuổi mà chẳng hề biết xót cho người già, không thương trẻ nhỏ, cứ nhạc, nhạc và nhạc. Có bữa chị Sương phán một câu trong lúc căng thẳng bởi tiếng nhạc từ nhà ông Năm bóng rằng:
– Mai mốt, nếu không nghe tiếng nhạc phát ra từ nhà ông, thì chắc chắn người ta hiểu là ông đã chết trong nhà.
ss
Ai dè, điều chị Sương nói linh đến như vậy. Bữa đưa vào bệnh viện thì ông đã không còn có thể cứu được nữa.
Ấy thế mà cái xóm trọ này có yên được đâu. Từ hôm ông mất, ông Tèo và mấy người bạn lúc đầu còn đến quét dọn, chăm sóc cho ngôi nhà của ông dăm ba lần. Sau đó thì thưa dần và mất hút. Thành thử ngôi nhà bụi bám đầy, u ám và lạnh lẽo đến rợn người. Có hôm, chị Nga dọn hàng sớm, đã nhìn thấy ông ngồi chễm chệ phía bộ ghế đá ông thường ngồi. Có lúc gà vừa gáy đã nghe tiếng mở cửa.
ss
Điều lạ nhất là cả tháng nay, mới tờ mờ sáng, khi chị Nga thức dậy nấu xôi thì lại nghe thấy tiếng nhạc xập xình quen thuộc phát ra từ nhà ông Năm bóng, một thứ âm thanh quen tai, vừa đủ nghe, nhưng khi dọn gánh xôi ra thì không còn nghe thấy nữa. Có bữa con bà Mười đi làm về khuya bắt gặp một dáng người quen thuộc đứng lảng vảng trước cửa nhà ông Năm. Lần nào cũng vậy, trong ánh đèn đường leo lét, mờ ảo, anh ta cứ tưởng có trộm vào thăm xóm trọ, truy hô mọi người chạy đến thì chẳng thấy bất kỳ, dấu tích tăm hơi gì của trộm, chỉ nhìn thấy ở trước cửa nhà ông Năm khi thì nửa ổ bánh mì lăn lóc, khi thì gói xôi ăn dở, khi thì điếu thuốc hút nửa chừng và những dấu chân bùn sình còn in hằn trên nền gạch. Hai người đàn ông nhà cạnh bên ông Năm cũng kể, có hôm đang ngủ nghe tiếng gõ cửa, ra hành lang nhìn quanh quất chẳng thấy ai cả. Họ cũng đâm ra ngán ngẩm, muốn dọn đi chỗ khác.
ss
Và gần đây nhất, tờ mờ sáng, mỗi khi chị Nga dọn hàng đều có một người khách mặc toàn đồ đen, đeo khẩu trang đi xe đạp đến mua xôi. Lần nào cũng mua mười gói. Khi trả tiền thì đều không cần thối. Nhưng, khi sáng bảnh mắt ra chị kiểm tra tiền thì đều là lá cây vông. Lấy làm lạ, chị kể cho cả xóm biết, mới hay là con bé Thủy cũng có người mua nước mía trả tiền y vậy. Thằng Bảy con bà Mười kể còn ly kỳ hơn. Rồi bà Thụy cũng có người gõ cửa mua cà phê lúc nửa đêm…
ss
Rồi nhiều lời đồn đại cứ như vậy mà lan truyền. Chị Sương gạt phắt đi:
– Làm gì có chuyện ma cỏ. Mọi người tự nhát mình thôi.
Cho đến cái hôm, chị Sương chấm bài thi, mệt quá gục xuống bàn khi nào chẳng hay. Chị nghe có tiếng gõ cửa, rồi tiếng gọi từ đâu vọng lại, càng lúc càng gần:
– Cô giáo ơi, cô giáo… Cô dạy cho tôi học chữ với để tôi qua Mỹ dạy cháu ngoại… Cô giáo…ơi…!
ss
Cô tá hỏa, giật mình, hai tay cô vừa đẩy hai cánh cửa sắt của ngôi nhà sang hai bên, phía bên kia con rạch cạn ông Năm đứng đó, trước thềm nhà ông, ông mặc áo sơ mi sọc trắng, quần ka ki màu trắng, vẫy tay gọi cô như cái ngày đầu tiên cô mới dọn đến.
ss
12.1.2021
Tác giả: Cẩm Sơn
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Vốn sinh ra ở đồng bằng, là người con của mảnh đất Hà Na­m anh hùng. Nhưng 2 ngày sống ở xã Chu Hương (huyện Ba Bể, t...
“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ…ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa....
Nơi ấy trong con” là lời nhắc cho mỗi chúng ta sẽ nhớ về một “nơi ấy” của riêng mình. Có thể đó là ngôi nhà đầy yêu ...
“Nơi ấy trong con” là lời nhắc cho mỗi chúng ta sẽ nhớ về một “nơi ấy” của riêng mình. Có th...
Xin đừng trách mùa thu Cứ vàng rực lên trên từng góc phố Rồi thả vào nỗi nhớ Những chiếc lá mỏng manh như phận số con...
Cảm ơn những nỗi buồn Những yêu thương Những lạnh lùng Những tận cùng cô đơn đau khổ Để từ đó không cố chấp rằng nhữn...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Vốn sinh ra ở đồng bằng, là người con của mảnh đất Hà Na­m anh hùng. Nhưng 2 ngày sống ở xã Chu Hương (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) – vùng quê nghèo nhưng luôn nồng ấm tình cảm đã khiến tôi trót yêu,...
Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?
“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ…ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi...
Kids Sun Việt Nam & IMap Việt Nam là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi viết “Nơi ấy trong con”
Nơi ấy trong con” là lời nhắc cho mỗi chúng ta sẽ nhớ về một “nơi ấy” của riêng mình. Có thể đó ...
Phát động cuộc thi viết “Nơi ấy trong con”!
“Nơi ấy trong con” là lời nhắc cho mỗi chúng ta sẽ nhớ về một “nơi ấy” c...
Chòng chành giữa duyên nợ câu chữ!
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoả...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Thứ Hai, Tháng Chín 23, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 16, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Chín 14, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Chín 12, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 31, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Bảy 19, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ