Kẻ ngoại đạo – Truyện ngắn Thùy Trang


Thế là anh chị quen nhau. Ba mẹ chị hớn hở ra mặt. Cứ giục chị tiến tới cho xong. Mẹ chị bảo “con cứ lấy nó đi, khổ má chịu cho!”. Được gần nửa năm, anh cũng mở lời xin cưới. Cả hai cũng không còn trẻ trung gì nữa. Chị nói vỏn vẹn một câu khi anh ngỏ lời “Muốn cưới thì nói ba má anh tới gặp ba má tui đi!”. Thế là hôm sau ba mẹ anh tới thăm nhà. Ba mẹ chị đặt vấn đề học Đạo. Ba anh cười khì khì: “Ôi, cứ để nó theo Đạo trước, mai mốt tui cũng xin theo Đạo sau, tui cũng tin có Chúa mà”. Vui vẻ đôi bên. Anh chị chở nhau đi học giáo lý. Học xong là cưới.

Anh. Một kẻ ngoại đạo. Chị. Một cô giáo. Một con chiên ngoan đạo.

Ngày chị mới học xong về làm cô giáo trường làng, anh biết chị. Cái dáng cao cao, gầy gầy, trong tà áo dài thướt tha ngày hai bận cưỡi chiếc xe đạp mini cao dáng đến trường, ngang qua chỗ anh làm, một tiệm sửa xe, khiến anh thấy xốn xang lắm. Cái cảm giác mong ngóng, chờ đợi theo bám lấy anh. Ngày ấy, anh, một thợ sửa xe làm thuê cho người ta.

Các thợ sửa xe chung với anh, thấy anh ngơ ngẩn mỗi lần cô giáo chạy ngang qua thì hiểu lắm. Trêu chọc anh mãi. Bảo anh thích người ta thì mạnh dạn đến làm quen rồi tán tỉnh đi. Anh chỉ cười. Nụ cười thật hiền trên gương mặt xạm đen vì nắng gió, vì bươn chải với đời quá sớm và vì dầu nhớt. Anh nghĩ phận mình chỉ là một thằng sửa xe nghèo, còn người ta là cô giáo. Anh nào dám trèo cao hay đèo bồng kia chứ. Anh cũng đã trải qua vài ba mối tình, có mối tình còn đi đến dạm ngõ rồi, nhưng vì chút xích mích giữa hai bên gia đình, cha mẹ anh cấm cản anh, cha mẹ cô gái cấm cản cô gái. Thế là hết. Cô gái đi lấy chồng. Còn anh, ngoài ba mươi rồi vẫn một thân một mình.

Và cái ngày định mệnh ấy đã đến. Một ngày đẹp trời, với anh, có lẽ vậy, dưới cái nắng chói chang, chị vội vã đạp xe cho kịp giờ đứng lớp. Chiếc xe bỗng dưng bị trật sên, ngay trước cửa tiệm anh làm. Chị loay hoay, lom khom tìm cái cây nhỏ hay mảnh đá vụn để bắt lại sên xe. Đám thợ trêu anh, “Xe người ta hư kìa, ra giúp người ta đi chứ!”. Anh cười ái ngại. Nhìn chị loay hoay dưới cái nắng gắt như đổ lửa ban trưa, lưng áo dài ướt đẫm mồ hôi, anh thương lắm. Nhưng anh vẫn ngại. Rồi, lấy hết can đảm, anh cũng bước ra, nhẹ nhàng bảo: “Để anh giúp cho”. Chị im lặng né qua một bên. Anh làm một loáng là xong ngày. Anh đứng dậy nhìn chị cười. Chị chỉ nói một câu gọn ghẽ “Cảm ơn anh!” rồi cuối nhẹ đầu chào anh và lên xe đi mất. Anh ngẩn ngơ nhìn theo bóng chị khuất xa dần….

Chiều tối đi làm về, anh suy nghĩ, chắc là cũng có chút duyên. Hay mình cứ thử… biết đâu…. Tắm rửa, ăn cơm xong, anh đạp xe qua nhà thằng bạn sửa xe cùng. Bạn anh cũng quen biết sơ sơ nhà cô giáo ấy. Nên anh định nhờ nó dắt vô chơi. Nó bảo anh để xe đạp ở nhà nó, nó chở anh đi bằng chiếc xe 81, lúc bấy giờ, nhà nào có chiếc cúp 81 như thế là oách lắm.

Chị đi dạy về. Chẳng mấy để tâm đến anh thợ sửa xe đã giúp mình khi trưa. Nụ cười người ta hiền lành là thế mà chị cứ thấy nó nham nhở thế nào. Không ưa nỗi. Cũng gần ba mươi rồi mà chị chưa từng có một mảnh tình vắt vai. Chẳng phải chị khó tánh hay kén chọn gì, mà có lẽ duyên chưa tới. Có lẽ vậy. Ở quê, độ tuổi của chị là con bồng con bế cả rồi. Chị chưa có chồng là được xếp vào hàng ế chỏng ế chơ. Nhưng chị kệ. Chị chẳng có ý định lấy chồng đâu. Ba mẹ có đuổi chị cũng không đi. Chị nghĩ thế.

Đang loay hoay dọn dẹp thì nghe tiếng xe máy vào nhà. Chị cũng chẳng bận tâm, vẫn làm nốt công việc đang dở. Mẹ chị gọi: “Yến ơi, có khách tới chơi nè con!”. Chị lên coi là ai. Thấy hai gã đàn ông. Không quen, nhưng cũng không gọi là lạ. Chị hỏi trổng không:

– Ủa, đi đâu vậy?

Anh cười bẽn lẽn. thằng bạn đi cùng anh nhanh nhảu hơn:

– Đi chơi, không được à! Lâu lâu ghé qua chơi thăm hai bác xíu mà. Sẵn dẫn thằng bạn qua làm quen cô giáo!. Nó nháy mắt nhìn anh cười khì khì. Anh cũng cười.

Mẹ chị giục:

– Vô nhà ngồi chơi đi hai đứa! Yến! đi rót nước mời bạn đi con!

Chị miễn cưỡng đi xuống nhà dưới bưng khay nước trà lên. Hai gã đàn ông đã ngồi chẽm chệ ở bàn khách rồi. Chị ngồi xuống. Trò chuyện dăm ba câu. Thằng bạn đi cùng anh xuống nhà dưới trò chuyện cùng ba mẹ chị. Để anh ngồi đó. Chẳng biết nói gì. Anh chỉ cười, uống cạn nước trong ly. Uống hết rồi lại rót. Chị ngáp ngắn ngáp dài. Tỏ vẻ buồn ngủ. Xong chị hỏi:

– Uống nước xong chưa? Ở nhà không có nước uống nên vô đây uống ké hả? Uống xong rồi thì về đi.

Anh cười, nhẹ nhàng: “Ừ, thôi anh về!”. Nói rồi anh đứng dậy, xuống nhà dưới chào ba mẹ chị, hất hàm nhẹ báo hiệu đã đến giờ phải về với thằng bạn. Chị ngán ngẫm dọn bàn trà xuống. Mẹ chị càm ràm. Lại càm ràm.

Ôi! Cái ngữ con gái gì mà cộc lốc, mà thẳng như ruột ngựa. Cô giáo gì mà nói chuyện chẳng dịu dàng chút nào. Cơ mà anh vẫn thích. Anh thích chị. Đơn giản vì chị là chị thôi. Đêm đó anh không ngủ được. Lòng anh rộn ràng, xao xuyến khó tả.

Những đêm sau đó anh mạnh dạn hơn, anh tự đạp xe một mình vào nhà chị chơi. Anh lễ phép chào hỏi ba mẹ chị. Anh trò chuyện với ba mẹ chị nhiều hơn. Ông bà quý anh lắm. Cứ tấm tắc khen ngợi anh hết lời trước mặt chị. Nhưng chị vẫn dửng dưng. Có hôm, chỉ vừa nghe tiếng anh “chào hai bác con mới tới!” ở nhà trên, chị đang rửa chén sau nhà, vội vàng đứng phét dậy, băng ra vườn, nhảy tót qua bờ mương hàng rào, sang nhà hàng xóm chơi luôn. Bỏ luôn chậu chén đang rửa dở. Anh ngồi nói chuyện với ba mẹ chị dăm ba câu rồi xin phép ra về. Thấy bóng anh đạp xe rời khỏi nhà, chị mới lửng thửng mò về. Lấy cái đèn pin ra rọi ngoài bờ mương, tìm chiếc dép bị rơi. Mẹ chị lại ràm, lại la, rồi lại khuyên nhủ “mẹ thấy thằng đó cũng tội, cũng được!”…Chị vẫn dửng dưng.

Mấy ngày sau anh không tới nữa. Mấy tháng sau cũng không thấy anh tới. Mẹ chị hay nhắc tới anh, rồi chậc lưỡi “chắc nó bỏ cuộc đi tìm mối khác rồi!”. Tự nhiên chị thấy buồn. Thấy nhớ… Lẽ nào…

Chị ngồi chấm bài cho học sinh nhưng lòng ngổn ngang trăm mối. Chị lấy giấy biên đôi vần thơ sến sẩm mà chị từng đọc được ở đâu đó:

“Có một người con gái
Ngốc nghếch yêu một người
Ngốc nghếch không hiểu
Thương người ta mà người ta hờ hững
Người con gái ấy buồn
Người con gái ấy ghen
Khi người ta đi cùng người con gái khác
Có một người con gái
Cứ mãi yêu thầm, cứ mãi lặng thinh
Và mãi mãi người con gái ấy
Chẳng bao giờ có được người mình yêu…”

Anh không tới không phải vì anh có mối khác. Anh vẫn thương chị lắm. Nhưng thấy chị không thoải mái khi tiếp chuyện anh, lại còn bỏ trốn, không muốn gặp anh nữa nên anh thôi, không tới lui nữa. Để cho chị có thời gian suy nghĩ. Có khi tụi bạn làm cùng anh nói đúng, chơi chiêu vờn mồi, xa xa, gần gần, khi thì tấn công tới tấp, nhưng khi lại bỏ mặt dửng dưng có khi lại hiệu quả thì sao! Anh vẫn dõi theo bóng chị mỗi ngày.

Vào một ngày đẹp trời, với anh, đã đủ lâu để mà mong mà nhớ, mà đợi chờ rồi. Anh đạp xe vào nhà chị. Ngôi nhà vẫn thế, những có vẻ đìu hiu quá. Chị đang ngồi soạn bài. Thấy anh vào, chị ngỡ ngàng pha chút mừng vui trong dạ. Nhưng chị vẫn tỏ ra lạnh lùng:

– Ủa, đi mời thiệp đám cưới hả?

Anh cười:

– Có ai đâu mà cưới!

Mẹ chị ốm đang nằm bệnh viện tỉnh. Anh hẹn chị tối mai anh sẽ mượn xe máy vào chở chị lên thăm mẹ. Chị im lặng không nói gì. Im lặng là đồng ý. Anh thấy vui vui. Lòng đầy hi vọng.

Kẻ ngoại đạo
Mẹ chị hay nhắc tới anh, rồi chậc lưỡi “chắc nó bỏ cuộc đi tìm mối khác rồi!”. Tự nhiên chị thấy buồn. Thấy nhớ… Lẽ nào…

Thế là anh chị quen nhau. Ba mẹ chị hớn hở ra mặt. Cứ giục chị tiến tới cho xong. Mẹ chị bảo “con cứ lấy nó đi, khổ má chịu cho!”. Được gần nửa năm, anh cũng mở lời xin cưới. Cả hai cũng không còn trẻ trung gì nữa. Chị nói vỏn vẹn một câu khi anh ngỏ lời “Muốn cưới thì nói ba má anh tới gặp ba má tui đi!”. Thế là hôm sau ba mẹ anh tới thăm nhà. Ba mẹ chị đặt vấn đề học Đạo. Ba anh cười khì khì: “Ôi, cứ để nó theo Đạo trước, mai mốt tui cũng xin theo Đạo sau, tui cũng tin có Chúa mà”. Vui vẻ đôi bên. Anh chị chở nhau đi học giáo lý. Học xong là cưới.

Chị về làm dâu nhà anh. Anh thương vợ lắm. Điều đó có vẻ không làm hài lòng ba anh. Chị không thích cách ba chồng xưng hô với chị “cô” và “em”. Chị nói với anh. Anh chỉ nói “kệ đi!”. Chị nói thẳng với ba chồng, “ba đừng xưng hô với con như thế, con là con dâu ba, ba cứ xưng hô con với ba là được rồi!”. Ba chồng chị nghe chị nói thế, thẳng thừng đáp trả:

– Dạ, cô dạy học trò cô được rồi. Cô khỏi phải dạy em! Em xưng hô thế nào là quyền của em cô nhé!

Chị tức anh ách mà chẳng dám nói gì thêm.

Mỗi sáng chủ nhật chị và anh chở nhau đi Nhà Thờ dự lễ. Thấy thế ba chồng chị bảo:

– Đi Nhà thờ thì vài tháng đi lần thôi. Đi gì mà đi hoài vậy?

Nhiều lần trước mặt chị, ông lại nheo nhéo “Ôi lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi! ôi Giesu Ma!” với giọng đầy giễu cợt.

Chị tức. Chị tủi. Chị khóc. Anh hiểu tính khí ba anh khó ở lắm. Anh thương chị nên bảo ra ở riêng. Chị đồng ý ngay. Sẵn số tiền dành dụm trước đó và tiền cưới còn ít, anh chị thuê đất, dựng tạm căn nhà nhỏ. Anh mở luôn tiệm sửa xe trước nhà. Hai vợ chồng ra riêng với hai bàn tay trắng. Bên nhà chị cũng chẳng khá giả chi.

Thi thoảng ông lại ra nhà chị, quát tháo, chửi mắng. “Cái thằng bất hiếu, nghe lời vợ! tao nuôi mày học nghề hết bốn chỉ vàng, cưới vợ cho mày hết hai chục triệu! giờ bỏ cha, bỏ mẹ, theo vợ, theo Chúa!”. Chị buồn. Anh càng buồn hơn. Nhưng anh chị vẫn yêu thương nhau, động viên nhau cùng vượt qua mọi khó khăn.

Chị sinh liền ba năm hai đứa. Hai nàng công chúa đáng yêu, xinh xắn. Nhưng anh là con trưởng trong nhà. Ba anh càng ghét chị ra mặt. Bảo chị không biết đẻ. Ông chẳng mấy khi ngó ngàng tới hai đứa cháu gái. “Bọn con gái đ**i không qua khỏi ngọn cỏ”. Ông bảo thế. Lúc làm khai sinh cho hai đứa nhỏ, chồng chị cũng nghe ông bà nội, cũng thủ thỉ với chị, “Hay là đừng khai sinh cho con tôn giáo là Công Giáo chi, được không em?”. Chị không chịu. Một bên là vợ, một bên là cha mẹ. Anh khó xử lắm. Lắm lúc vợ chồng gay nhau cũng vì Đạo, vì đời. Anh dù sao cũng là một kẻ ngoại Đạo, vì lấy chị nên mới lấy cả Chúa. Lâu dần, trải qua nhiều biến cố, nhiều khó khăn, anh cũng có chút niềm tin. Nhưng niềm tin ấy dễ bị lung lây lắm. Chị đã phán một câu xanh rờn khi anh chị cãi nhau: “Tôi thà bỏ anh chứ không bao giờ bỏ Đạo”. Anh hiểu chị nói được là làm được, nên thôi, tùy chị vậy.

Mỗi lần anh chị chở con vào thăm ông bà nội, ông lại nói bóng nói gió, nói mỉa nói mai “Ôi! Rồng đến nhà tôm à! Quý hóa quá!”. Có khi thấy chị vào, ông cầm chổi quét nhà lia lịa. Thương chồng, chị bấm bụng chịu đựng. Giỗ quẩy, đám tiệc chị lo liệu chu toàn. Phải không bên nhà anh, chị ít khi vắng mặt. Thế nhưng “thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo”. Đã ghét rồi thì khó mà thương được. Dù chị có làm gì đi nữa cũng không vừa ý ông.

Dành dụm ít năm, chị giỏi tính toán, chắt chiu nên cũng đủ tiền mua luôn miếng đất đang thuê. Anh chị cất cái nhà khang trang hơn. Ngày đặt viên đá đầu tiên, chị thì bảo cứ coi ngày nào rảnh thì mời ông bà nội, ngoại ra đặt móng thôi. Anh vô thưa với ba mẹ chuyện vợ chồng anh tính làm nhà. Ba chồng chị bảo để đi coi thầy, coi ngày tốt rồi ông ra cúng đặt móng. Anh cũng về nói với chị như thế. Chị không chịu. Thế hóa ra là mê tín à. Bên nhà chị không có chuyện coi thầy coi ngày bao giờ cả. Sống tốt thì là ngày đẹp, còn sống không tốt thì là ngày xấu thôi. Thế là lại có chuyện. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành nhà, ông chẳng thèm đém xỉa tới. Thi thoảng lại ra chửi đổng vài câu rồi về. Ngày dọn về nhà mới ở, chị không mở tiệc linh đình, chỉ làm đôi ba măm cơm mời nội ngoại hai bên đến chung vui với vợ chồng chị. Hai vợ chồng vào mời ông bà. Ông chẳng nói chẳng rằng. Bỏ vô buồng nằm. Hôm ấy, chỉ có gia đình bên nhà chị tới dự. Anh buồn nhưng cũng cố nuốt nước mắt làm vui.

Nghe tin mẹ anh mất đột ngột vì bị tai biến, anh chị tất tã chạy vào ngay. Chị vừa vào đến sân, thấy chị, ông quay ra vái lạy rồi bảo “Em xin cô về giùm cho, nhà em không dám đón tiếp cô”. Chị khóc. Chị giận lắm, tức lắm. Chị có làm gì không phải với ông đâu, mà ông đối xử với chị như thế. Nhưng đang trong tình cảnh này, thương chồng, thương mẹ chồng vừa mới nhắm mắt xuôi tay, chị xuống nước xin lỗi ông mà nước mắt lưng tròng: “Con có làm gì không phải xin ba tha lỗi cho con, cho con được về chịu tang má!”. Chồng chị hét lên: “Ba có thôi đi không! Đến nước này rồi mà còn không chịu yên nữa hả!”. Bà con chòm xóm đứng ra khuyên giải, ông mới chịu cho chị vào nhìn mặt bà lần cuối và lo tang sự cho bà. Tiễn bà đi rồi chị không vô nhà ông nữa. Anh mỗi tối vẫn vào thắp nhang cho mẹ rồi về. Ngôi nhà đó giờ còn mình ông lặng lẽ ra vào…

Kẻ ngoại đạo
Cả nhà bốn người quây quần trước bàn thờ với cái máy tính để dự Thánh Lễ trực tuyến được phát từ Tổng giáo phận Hà Nội

Ngôi nhà chị vẫn bình yên, đầm ấm. Anh hiểu chị vì anh mà chịu không ít tủi hờn. Cũng nhiều lần anh vì ba mẹ mà gây gổ với chị, nói những lời nặng nhẹ khiến chị phải đau lòng. Rồi vì bốn chữ “nối dõi tông đường” mà anh ao ước có một thằng con trai lắm. Biết đâu ba anh vì đứa cháu đích tôn mà có cái nhìn khác về chị. Thương anh, chị cũng đã nghĩ, hay là cố sinh đứa nữa, biết đâu là con trai. Nhưng sau cái lần chị có thai ngoài tử cung, suýt chút mất mạng, thì anh chẳng còn nhắc đến chuyện sinh con nữa. Anh thấy có lỗi với chị lắm. Cảm ơn Trời vị chị đã tai qua nạn khỏi. Hai đứa con gái của anh chị càng lớn càng xinh xắn, ngoan ngoãn. Ai nhìn vào cũng phải trầm trồ. Với anh thế là đủ lắm rồi.

Đang trong cơn dịch bệnh, cách li toàn xã hội, chị nghỉ dạy ở nhà lo nhà cửa, chăm con cái. Anh vẫn mở cửa sửa xe lai rai để kiếm thêm ít đồng. Gần 6h chiều, tiếng đứa con gái nhỏ lảnh lót gọi “Ba ơi! Sắp tới Lễ rồi!”. Anh vào rửa tay chân, thay bộ quần áo tinh tươm. Chị đặt cái laptop phía dưới bàn thờ, thắp lên cặp nến trắng. Đứa con gái lớn xếp bốn chiếc ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Cả nhà bốn người quây quần trước bàn thờ với cái máy tính để dự Thánh Lễ trực tuyến được phát từ Tổng giáo phận Hà Nội. Một Thánh Lễ tại gia trang nghiêm.

Anh thầm cầu nguyện cho sớm hết đại dịch, cầu cho gia đạo bình an, cầu cho ba anh được khỏe mạnh, cầu cho linh hồn mẹ anh sớm được lên Thiên Đàng. Anh cũng không quên cầu mong ba anh sẽ nghĩ lại mà thương con, thương dâu, thương cháu.

Tiếng kinh nguyện râm ran trong căn nhà nhỏ. Xa xa bên nhà hàng xóm vọng lại lời bài hát “laỵ Chúa con, con người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao…” 

Tác giả: Thùy Trang

 

 

 

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ