Đừng để cha mẹ mất rồi mới hối hận trong bài thơ Con xin lỗi của tác giả Xuân Hùng
Mỗi khi chúng ta nhắc về cha mẹ, chắc hẳn lòng mỗi người không ai không thể không xao xuyến, bồi hồi rơi nước mắt. Bởi họ là những người sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, trưởng thành, luôn từng ngày mong chúng ta sống cho nên người.
|
” Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ là những người sinh ra chúng ta, cho chúng ta sinh mệnh, nuôi dạy chúng ta khôn lớn trưởng thành. Trong lòng cha mẹ luôn cố gắng để cho những đứa con của mình có một cuộc sống ấm êm,đủ đầy. Cha mẹ luôn là những người lặng lẽ hi sinh từng ngày, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình , làm tất mọi việc để cho con của mình cuộc sống tốt đẹp cùng với những bạn cùng trang lứa với con mình.
Tôi cũng từng bắt gặp 2 câu thơ của Chế Lan Viên viết:
” Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
” Cha mẹ” là 2 danh từ nó chứa đựng sự thiêng liêng cao cả, sự hi sinh thầm lặng, cha mẹ là những người đánh đổi tất cả mọi thứ để cho những đứa con của mình có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta có thể thấy cha mẹ là những người không giàu có về vật chất nhưng mà lại chả có gì nhiều ngoài tình yêu thương vô bờ bến, sự hi sinh thầm lặng. Vì vậy mà tác giả đã nhận ra được tình yêu thương, sự hi sinh đó của cha mẹ nhưng không có cách nào để diễn tả tâm trạng của mình , tác giả đã dùng những vần thơ của mình hòa với tâm trạng hối hận, nuối tiếc để tạo ra bài thơ “Con xin lỗi”.
Có lẽ, khi còn bé chúng ta chưa hình thành được những suy nghĩ, cảm nhận của mình về sự hi sinh của cha mẹ. Khi cất tiếng khóc chào đời người vui sướng, hạnh phúc nhất đó là những người làm cha , làm mẹ, và đứa con cất tiếng khóc là những giọt nước mắt của cha mẹ lăn dài trên gò má. Cha mẹ người sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta từ khi mới lọt lòng, chăm sóc, lo lắng, tần tảo sớm hôm hi sinh cả cuộc đời để nuôi những đứa con của mình khôn lớn trưởng thành.
Dù cả cuộc đời vất vả tần tảo chịu vất vả đủ thứ, thiếu ăn thiếu mặc, nghèo khó những họ luôn chịu đựng tất cả những điều đó để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con còn ngây thơ, đỏ hỏn mới chào đời. Trong tâm những người làm cha làm mẹ họ luôn mong con mình có một tương lai tươi sáng và thành đạt hơn dù cuộc sống của họ có khó khăn, có thử thách nhưng họ chưa từng một lần kể công, họ chưa từng than van một lần nào với những đứa con của mình, họ chấp nhận hi sinh để đổi lấy tương lai của con mình. Hình ảnh người cha người mẹ khi còn khỏe mạnh, chân tay còn khỏe mạnh, tác giả có viết:
“Để con được nhìn mẹ cha khỏe mạnh
Tay chưa run và đôi mắt chưa mờ.”
Cha mẹ vẫn luôn cố gắng làm lụng vất vả ” Cả một đời chịu bao vất vả” , không chỉ vất vả trong công việc, vất vả cả trong việc ” chăm sóc con từ thuở ấu thơ”. Khi con cất tiếng khóc là người làm cha, làm mẹ đã phải suy nghĩ chuẩn bị cho đứa con một tuổi thơ vui vẻ, thoải mái, lo cho con một tương lai rộng mở. Không chỉ vậy cha mẹ “Làm tất cả” mọi việc “chỉ mong con thành đạt” để tự lo cho cuộc sống của mình sau này khi không còn cha mẹ ở bên. Sự hi sinh bao la đó mà cha mẹ chưa một lần than vãn,kể khổ sở. Dù có khổ đến mấy nhưng trước mặt những đứa con của mình cha mẹ luôn mỉm cười thật tười, ngoài kia khó khăn đi chăng nữa nhưng cha mẹ nhìn thấy những đứa con luôn khỏe mạnh sống hạnh phúc thì khó khăn có bao nhiêu thì làm cha làm mẹ cũng vượt qua được.
Theo năm tháng của thời gian thanh xuân của cha mẹ ngày một già đi cùng với những đứa con ngày một lần dần và trưởng thành hơn. Đâu đó trên mái tóc cha mẹ xuất hiện” những sợi tóc bạc” , ” đôi vai hao gầy” đi, những nếp nhăn trên khuôn mặt vì những tháng ngày vất vả làm lụng bán mặt cho đất bán lưng cho trời, để cho con có cuộc sống sung túc cho bằng bạn bằng bè. Để cho những đứa con không phải chịu sự khinh bỉ, coi thường từ bạn bè xung quanh, luôn mong cho chúng bằng bạn bè cùng trang lứa.
Có phải, ai cũng nghĩ con mình lớn dời xa cha mẹ thì cha mẹ sẽ ngừng lo lắng, ngừng quan tâm không?
Không. Trong thâm tâm những người làm cha mẹ dù con của mình có lớn, trưởng thành thế nào đi chăng nữa thì sự lo lắng suy nghĩ về những đứa con khi bước chân ra cuộc sống ngày càng nhiều hơn, lo cho từng bữa ăn,từng giấc ngủ ngay cả lo từ việc thời tiết thay đổi. Khi những đứa con trưởng thành bước chân ra khỏi vòng tay chăm sóc của cha mẹ, rời xa những lũy tre, giếng nước,…để đến với thành phố nơi phồn hoa,tấp nập. Hằng tuần,”vẫn đều đặn mẹ gọi” và dặn con ” Trời lạnh rồi, nhớ mặc ấm con ơi”, dù đi đâu, lớn như thế nào thì sự lo lắng của cha mẹ ngày một nhiều hơn.
Sự hi sinh thầm lặng tình yêu thương bao la của cha mẹ nhưng chưa một lần những đứa con để ý quan tâm tới mà càng trưởng thành họ suy nghĩ sẽ không cần sự quan tâm, lo lắng, thờ ơ, vô cảm trước những sự hỏi thăm của cha mẹ.
Đáp lại bằng câu khó nghe cộc lốc:
” Khổ lắm cơ, nói mãi, con biết rồi”
Họ chưa từng một lần đặt mình ở cương vị làm cha làm mẹ, đó là những câu nói nghe cảm giác rất nhẹ của những đứa con nhưng nó lại là những mũi dao cứa vào trong tim của cha mẹ. Cha mẹ cũng biết buồn, biết khóc nhưng nào có ai biết, nào có ai hiểu sự quan tâm, lo lắng sợ hãi của cha mẹ ra sao. Cuộc sống thành thị là nơi luôn thu hút con người kéo theo những đứa con chạy theo “các cuộc vui” trong cuộc sống
“Chẳng nhớ chi nơi quê nghèo, xóm nhỏ
Mẹ cùng cha nay đã yếu lắm rồi”
Suốt những tháng ngày chạy theo cuộc vui , chạy theo những xa hoa, mĩ lệ của cuộc sống thành thị mà quên đi sự hi sinh, quan tâm, lo lắng của cha mẹ. Ở đây tác giả dùng những câu thơ con chữ để diễn tả sự vô tâm, thờ của mình đối với chính cha mẹ của mình. Chợt “giật mình trong đêm thức giấc” thấy bản thân mình ” sống sao mà tội tệ” những ” giọt nước mắt tuôn rơi” lăn trên gò má ướt đẫm cả chiếc gối và trách giận chính bản thân mình ” Uổng công mẹ cha, uổng một kiếp con người”.
“Trở lại quê hương bao năm dài cách biệt
Vẫn lũy tre xanh, vẫn giếng nước, rặng cây
Thấp thoáng ngôi nhà tường vôi loang lổ
Mà vô tâm con quên lãng bao ngày”
Khi trở lại về với ngôi nhà thân thương của ngày xưa, nơi đó có tiếng khóc tiếng cười, có tiếng gọi mẹ, gọi cha. Nơi đây vẫn còn những “lũy tre xanh, giếng nước, rặng cây” nhưng đau đớn phải chứng kiến cảnh
“Mái đầu cha đã bạc đi quá nửa
Lưng mẹ còng, tay cũng chẳng còn nhanh”
Khi thấy hình ảnh cha mẹ già theo thời gian người làm con trách giận bản thân mình hơn vì “bao năm quen với cuộc sống đô thành” không quan tâm, hỏi thăm cha mẹ và nhớ lại những lời nói, cử chỉ trước đây của mình đã quá vô tâm với cha mẹ. Liền chạy vào ” nghẹn ngào cất tiếng run run gọi: Mẹ!” và ôm mẹ thật chặt cất tiếng ” Mẹ cha ơi, con xin lỗi ngàn lần”.
“Mẹ hiền từ xoa đầu con âu yếm
Cha khẽ cười trong ánh mắt vui mừng”
Cha mẹ không chỉ là người cho ta sinh mệnh, mà còn là những người bạn, là người chịu nhiều si sinh đánh đổi cả tuổi thanh xuân của chính mình cho con. Không chỉ vậy cha mẹ là những người luôn bao dung , rộng lượng, tha thứ cho những đứa con của mình, nếu chúng sai thì nhẹ nhàng dạy bảo , khuyên răn , chỉ hướng đi cho đúng.
Khép lại bài thơ là lời xin lỗi mà những đứa con nói chúng và chính tác giả nói riêng gửi những lời xin lỗi sâu sắc đến những bậc cha mẹ. Người đã tần tảo hi sinh nuôi nấng cho con những giọt sữa đầu tiên , là những người thầy đầu tiên dạy con bước đi. Vì vậy , hãy luôn hiếu thuận với cha mẹ, có bận mấy cũng cố gắng về thăm cha mẹ một chút – khi cha mẹ còn chúng ta sẽ là con cái, khi cha mẹ mất đi chúng ta sẽ trở thành kẻ mồ côi. Khi đọc xong bài thơ của tác giả Dương Xuân Hùng tôi thấy cha mẹ họ là những người tuyệt vời luôn làm tất cả mọi thứ vì con,ở đâu đó vẫn luôn có những đứa con trách móc, giận hờn cha mẹ của mình.
Qua bài thơ của tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người những người mà ai đang còn cha còn mẹ : ” Hãy luôn yêu thương cha mẹ, tôn trọng , quan tâm, chăm sóc khi cha mẹ còn ở bên mình, đừng để đến khi bạn mất đi rồi bạn sẽ hối hận”
Bài bình của: Lê Thị Kiều Oanh
© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn! |
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM |
Các cuộc thi viết | Podcast Cây Bút Trẻ | Quy định hoạt động |
Cộng đồng trên Facebook | Cộng đồng nhóm Zalo | GIỌNG THU VÀNG 2025 |
0 Comments