Đã có một nơi ấm áp và bình yên đến lạ…
Đọc ‘Nhà’ của Ucit Nam, tôi đã để lòng mình chạm vào những cung bậc cảm xúc rất lạ, cảm xúc của ấm áp, của bình yên ru mình sau mỗi khoảnh khắc chênh chông, mỏi mệt… Có lẽ, rồi đây… Trên bước đường đời nhiều chông gai không hề bằng phẳng trơn tru như mình hằng mong muốn, ai chẳng có ý nghĩ sẽ quay trở về. Để rồi loanh hoanh đâu đó, đến lúc trở về là ‘lúc bàn chân mỏi’ mới giật mình khát khao được ủ mình trong nơi chốn ấm áp, bình yên của ngôi nhà, của mái ấm gia đình, để thong dong ‘thả hồn nằm nghe tiếng mưa rơi’, lắng nghe ‘bên hiên vắng’ những thanh âm của cuộc sống đã từng, tự dưng nhận ra trong lòng mình ‘bỗng yên bình đến lạ’…
|
Đã có một nơi ấm áp và bình yên đến lạ… Đó chính Nhà.
Một khái niệm tồn tại trong tâm não tôi, thì ‘Nhà’ chính là công trình xây dựng có mái, có tường bao quanh, có cửa ra vào để ở, để sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc để cất giữ vật chất, để phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó. Nhà cũng có thể là một nơi cư trú hay trú ẩn” (theo Wikipedia tiếng Việt).
Nhưng, với Ucit Nam ‘Nhà’ được định nghĩa với rất nhiều thông điệp sâu sắc. Đọc ‘Nhà’ của Ucit Nam, tôi đã để lòng mình chạm vào những cung bậc cảm xúc rất lạ, cảm xúc của ấm áp, của bình yên ru mình sau mỗi khoảnh khắc chênh chông, mỏi mệt…
“Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa”
Giấc mơ hoang tắt lịm phía chân trời
Nơi có nụ cười ấm áp mẹ tôi
Đàn trẻ nhỏ ùa ra chào đón bố’
Giấc mơ hoang tắt lịm phía chân trời
Nơi có nụ cười ấm áp mẹ tôi
Đàn trẻ nhỏ ùa ra chào đón bố’
Còn điều gì tuyệt vời hơn thế nữa?
Trong cuộc sống từng ngày, con người buộc phải đối mặt, đương đầu với biết bao những khó khăn, trắc trở, những sóng gió, bão giông. Sẽ thèm biết bao nhiêu được trở về mái nhà của bình yên mình, nơi ‘bão dừng sau cánh cửa’, ‘giấc mơ hoang’ cũng ‘tắt lịm phía chân trời’. Bởi ở đó, có ‘nụ cười ấm áp của mẹ’ xua đi mọi muộn phiền, lo lắng. Bởi ở đó, có ‘đàn trẻ nhỏ’ hồ hởi, hân hoan ‘ùa ra chào đón bố’…
Tôi bắt gặp hạnh phúc của đứa con đã được bảo bọc, chở che, rất an tâm trong nụ cười vô cùng yên bình của mẹ; tôi nhận ra hạnh phúc của người bố được gói gém cẩn thận toát ra từ hàng loạt động từ ‘ùa’, ‘ra’ , ‘chào’, ‘đón’…khi vừa trở về nhà, vừa bước qua ngạch cửa. Hẳn là, mỗi ai trong chúng ta khi đó cũng đều muốn được buông hết thảy, buông cả ‘giấc mơ hoang’, để nó rời đi càng xa càng tốt…
‘Nhà khởi nguyên bắt đầu câu chuyện cổ
Bà đong đưa ru chiếc võng ơi à
Phép nhiệm màu có ông Bụt hiện ra
Mai sau lớn vẫn tin là có thật
Bà đong đưa ru chiếc võng ơi à
Phép nhiệm màu có ông Bụt hiện ra
Mai sau lớn vẫn tin là có thật
Nhà là nơi những bộn bề, tất bật
Sau tính toan, được mất ở trên đời
Ta thả hồn nằm nghe tiếng mưa rơi
Bên hiên vắng bỗng yên bình đến lạ’
Sau tính toan, được mất ở trên đời
Ta thả hồn nằm nghe tiếng mưa rơi
Bên hiên vắng bỗng yên bình đến lạ’
Nhiều lúc tôi ngẫm nghĩ và nhận ra rằng, con người, đôi khi trải qua quá nhiều đua chen, tất bật, trải qua ‘những bộn bề, tất bật’, những ‘tính toan, được mất ở trên đời’ đâm ra quên đi những giá trị cốt lõi của gia đình. Có câu: ‘Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’ hay ‘Giàu vì bạn, sang vì vợ’.
Đúng. Thiệt là khó khi mình cho phép mình đòi hỏi quá nhiều, đòi hỏi cho mình được hạnh phúc thật trọn vẹn trong cuộc sống bây giờ. Nhưng, nếu mỗi người đều biết nhớ đến cội nguồn yêu thương trong mái ấm gia đình, nơi từng có ‘câu chuyện cổ’ mà ‘Bà đong đưa ru chiếc võng ơi à’ và dẫu ‘Phép nhiệm màu có ông Bụt hiện ra’ là hoang đường kỳ ảo thì từng lời dạy, từng lời ru của bà cũng từng đã thấm vào từng thớ thịt, trong hơi thở, trong trái tim của mỗi thành viên.
Và để hạnh phúc được vun đắp, nhà càng không thể thiếu những mối thâm tình. Là tình ‘tri âm, tri kỷ’ biết sẻ san, thủy chung, tương hỗ cho nhau. Là ân tình của ‘người dưng’ – người dưng mà ‘Nguyện bao dung đi đến ngày sau cuối’ không rời bỏ nhau dù cho gừng có cay muối có mặn, dù cho vật có đổi thì sao vẫn không dời…
‘Nhà là nơi có tiếng cười rộn rã
Tri kỷ, tri âm tay bắt mặt mừng
Có ân tình gọi hai tiếng “người dưng”
Nguyện bao dung đi đến ngày sau cuối’
Tri kỷ, tri âm tay bắt mặt mừng
Có ân tình gọi hai tiếng “người dưng”
Nguyện bao dung đi đến ngày sau cuối’
Bài thơ khép lại, dường như tác giả vừa để cảm xúc manh nha vừa dồn nén lại rồi cô đọng tất cả mọi ý tứ, nghĩ suy và ước muốn của mình chỉ vẻn vẹn trong hai câu thơ:
‘Nhà là nơi khi lúc bàn chân mỏi
Lại ngóng trông đau đáu để trở về.’
Lại ngóng trông đau đáu để trở về.’
Có lẽ, rồi đây…
Trên bước đường đời nhiều chông gai không hề bằng phẳng trơn tru như mình hằng mong muốn, ai chẳng có ý nghĩ sẽ quay trở về. Để rồi loanh hoanh đâu đó, đến lúc trở về là ‘lúc bàn chân mỏi’ mới giật mình khát khao được ủ mình trong nơi chốn ấm áp, bình yên của ngôi nhà, của mái ấm gia đình, để thong dong ‘thả hồn nằm nghe tiếng mưa rơi’, lắng nghe ‘bên hiên vắng’ những thanh âm của cuộc sống đã từng, tự dưng nhận ra trong lòng mình ‘bỗng yên bình đến lạ’…
Người bình: Hương Tràm
Bình Luận
© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn! |
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM |
Các cuộc thi viết | Podcast Cây Bút Trẻ | Quy định hoạt động |
Cộng đồng trên Facebook | Cộng đồng nhóm Zalo | GIỌNG THU VÀNG 2025 |
0 Comments