Con phố kỉ niệm và mối tình lùi sâu dĩ vãng hiện hữu đầy đớn đau khắc khoải trong thơ Lê Văn Duân


Là người luôn nặng lòng, hết mình với chữ yêu, tác giả Lê Văn Duân (Bút danh: Khát Vọng) là hồn thơ nhạy cảm tha thiết. Chẳng tự cầu cảm xúc, cái chân và cái thật là dụng tâm đối thi như Nam Hành Tiền Tập Sự có đoạn :. .. “Những người làm văn trước kia không phải là chỉ có nỗ lực cố gắng là có thơ văn hay và cũng không thể không nỗ lực cố gắng thì mới có thơ văn hay. Tựa như sông núi có mây mù, có cây cỏ hoa quả khi nào chứa chất đầy đủ ở bên trong thì biểu hiện ra bên ngoài, dù lúc ấy muốn không có cũng có được chăng?”


Thi sĩ là những kẻ đa sầu lắm mộng…

Bởi hồn si mê cái đẹp của nhân gian. Vui cái vui rất lạ, rầu nét rầu rất riêng. Chút gió động trăng thanh cũng khôn nguôi lòng trần, ấy vậy nên dụng cảnh sinh tâm họa cảnh nét tình, người thi nhân là người tình nhân thế. ‘Phố nhỏ ta về’ chính là thi phẩm như vậy. Nỗi buồn man mác của chủ thể phủ tràn khắp con phố, dẫu cảnh nên thơ cũng mang dấu đượm buồn bởi vì ‘phố không em’ vì phố của kỉ niệm và hồi ức…

Phố nhỏ ta về…

Tôi trở về khi hoàng hôn tắt nắng
Đêm kéo dài giăng mắc lối xưa quen
Phố rêu phong ngõ nhỏ đã lên đèn
Cô đơn bước trong nhạt nhòa mưa gió

Người lặng lẽ trở về dạo giữa lúc bầu trời đang dần tối ‘hoàng hôn tắt nắng’. Phố nhỏ thân thuộc hiện hữu trong lời thơ bắt đầu bằng những con đường sẫm mịt: ‘Đêm giăng mắc’ như cái lưới màn rộng lớn trùm lên ‘lối xưa’… Thật hoài niệm, phố cũ ấy điểm thời gian bằng hình ảnh ‘rêu phong’, ‘xưa quen’ và giờ đây ‘ngõ nhỏ đã lên đèn’. Ánh sáng phản xuống mặt đường in lên tường hắt bóng người đang ‘cô đơn bước trong nhạt nhòa mưa gió’. Dáng lẻ loi giữa gió mưa cảm tưởng nặng trĩu nỗi niềm đè nén lại, làm người chẳng buồn đến thiên nhiên.

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…?  

Con phố buồn đứng thâm trầm vàng võ
Mưa gieo sầu ngõ nhỏ có mình thôi
Đêm nhạt nhòa thì thầm tiếng mưa rơi
Giọt sầu vỡ rơi rơi trong hoang vắng

Con phố đã buồn lây hay thi nhân thấy phố như mình cũng ‘buồn đứng thâm trầm vàng võ’, vẻ ‘thâm trầm’ kín kẽ sâu sắc, vẻ ‘vàng võ’ hoang hoải mỏi mệt. Nhân hóa con phố như con người, có cảm giác có ưu tư hay lấy nó để dụ tả chính mình, tác giả còn mượn ‘ mưa gieo sầu’ để đặc tả nỗi buồn.

Bốn câu thơ mà ba từ buồn – sầu – sầu, còn niềm đau nào hơn thế? Nỗi cô liêu bầu bạn với đêm mưa do ‘ngõ nhỏ có mình thôi’, ngõ chỉ riêng người đứng. Điệp ‘nhạt nhòa’ ở khổ trước đến khổ sau, có lẽ nào thi nhân đang rơi lệ?

Tiếng mưa rơi thì thầm’ rồi ‘giọt sầu vỡ rơi rơi’, âm thanh của mưa đang thầm thì tâm sự, hóa thành người tâm giao hay chỉ là người thơ mường tượng. Đọng lại nhất phải nói đến ‘giọt sầu’, hiểu nó như giọt mưa hoặc giọt lệ thì đồng mang chữ sầu, nó ‘vỡ’ nó ‘rơi rơi trong hoang vắng’. Nghệ thuật chuyển đổi biến dạng lỏng thành rắn, thứ thủy mặc vỡ tan tựa lòng nhân vật trữ tình cũng nhói lên một khắc. Quạnh hiu như thế, ‘hoang vắng’ như thế nỗi đơn độc đã trào lên tới độ tịch liêu.

‘Phố cũ xưa’ hẳn đầy hoài niệm vậy ‘sao tôi về câm lặng’…?

Phố cũ xưa sao tôi về câm lặng
Bao năm rồi có quên dấu chân xa?
Vẫn còn đây chứng tích cuộc tình xa
Tường vôi loang còn khắc tên hai đứa

Tự vấn thâm tâm ‘bao năm rồi có quên dấu chân xa?’ Câu hỏi ấy vang lên khi chủ thể bơ vơ tịch mịch, chỉ có phố cũ người nay đâu ai trả lời, tự hỏi lòng hay phố hỏi ‘anh? Nghe thật chua xót. ‘Dấu chân xa’, ‘cuộc tình xa’ đều vẫn ‘đầy chứng tích’, vẫn chưa hề quên phai. Xa xôi theo năm tháng, xưa nay đã cũ nhưng ‘tường vôi’ dẫu loang lổ ‘còn khắc tên hai đứa’. Mối tình anh còn nhớ, tường còn khắc song đâu thể sánh bước tới hôm nay. Thi nhân bỗng hờn trách:

‘Vầng trăng ơi, cớ chi chia hai nửa
Cuộc tình nồng giờ hai đứa chia phôi
Man man sầu xé nát trái tim côi
Nghe xót xa mưa trong lòng nghiêng ngả”

Trách móc ‘vầng trăng’ làm cái cớ, trăng đâu có làm gì? Trăng chỉ biết lẻ loi một phương trời đêm đêm tỏa sáng. Hờn trăng: ’cớ chi chia hai nửa’, cớ gì chia cắt đôi ngả mỗi người mỗi phương… ’Cuộc tình nồng’ ngọt ngào sâu đậm ấy đã hóa dĩ vãng, thành chút kỉ niệm sau trang vở ‘giờ hai đứa chia phôi’. Đắng cay sao kẻ yêu lại chẳng thể vẹn nguyên mà thời gian cũng chưa hề chữa lành nỗi đau ấy.

Chủ thể không chỉ ‘man mác sầu’ mà còn ‘xé nát trái tim côi’, vẻ sầu vu vơ thực ra là tột cùng của đau đớn đến độ ‘xé nát’ cả con tim côi quạnh. Nỗi cực cùng ấy thật ‘xót xa’, ‘mưa trong lòng nghiêng ngả’. Cơn mưa thực của hiện tại hay là con mưa lòng ‘nghiêng ngả’ quằn quại? Chợt nghĩ về trăng, về cơn mưa biết gieo sầu thầm thì ấy, có lẽ thi nhân đã đem mưa lòng hóa thành mưa tả thực…

Từ con ngõ năm nao, nơi ghi dấu tình xưa là ‘công viên buồn’…

anh đi tìm nàng thơ
Cơn mưa lòng nhấn chìm hết thảy ngoài nhung nhớ ngoài thương xót còn hoài lưu luyến kỉ niệm cũ…

Công viên buồn cây me già trút lá
Vươn tay gầy chờ xanh lá hạ sang
Độc hành buồn chân lê bước lang thang
Chìm trong mưa thương hoài về kỉ niệm

Chốn vui chơi hò hẹn trai gái, chốn tưởng để thảnh thơi giải trí lại cũng đương ‘buồn’. Hình ảnh ‘me già trút lá’ ‘vươn tay gầy chờ xanh lá hạ sang’ gợi lên niềm mòn mỏi héo hon thật lạ. Đâu rõ hiện thu đông hay xuân, me già cũng rụng trụi cành chỉ còn trơ gầy guộc, buồn thê lương, ‘độc hành buồn chân lê bước lang thang’, con đường dài hay trĩu lòng không muốn bước, kẻ đơn bóng đi về ‘lê bước’ vô định ‘lang thang’.

Vẻ trầm ổn lặng thinh bên ngoài nghịch lại tâm hồn ‘chìm trong mưa thương hoài về kỉ niệm’. Cơn mưa lòng nhấn chìm hết thảy ngoài nhung nhớ ngoài thương xót còn hoài lưu luyến kỉ niệm cũ, nó bấu víu lấy khối óc nghĩ suy để rồi:

Phố vắng tanh tiếng dương cầm xao xuyến
Bản nhạc buồn qua ô cửa bay xa
Giọt sầu rơi làm tan nát lòng ta
Nghe nhạt nhòa kí ức xưa vọng lại

Vẫn đấy phố vắng tịch mịch chợt tiếng dương cầm vang lên qua một ô cửa nhỏ, âm thanh xao xuyến từ ‘bản nhạc buồn’ vọng lại vào tâm hồn thi sĩ, nó phá tan sự tĩnh lặng bấy lâu nhưng không phải xua đi buồn đau, nó đánh thức bão tố. ‘Giọt sầu’ lặp lại với tộc độ nhanh hơn, trước ‘rơi rơi’ giờ ‘rơi làm tan nát’, cả cõi lòng vỡ vụn ‘nhạt nhòa’ cả lòng sâu mưa hóa bão giông.’ Kí ức vọng lại’, day dứt ghi nhớ khôn xiết từng trách hờn trăng xa, nay hình như đớn đau tuy chưa ngưng song tâm thế chàng trai đã chấp nhận:

Mưa vẫn rơi cô đơn hồn hoang hoải
Kỉ niệm buồn đầy đọa nỗi lòng đau
Tìm ai đây mà mưa mãi gieo sầu
Ngày vui xa chỉ cô đơn ở lại

‘Mưa vẫn rơi’ người vẫn vậy bởi ‘phố không em’ …

Mối duyên tình trót khắc quá sâu anh chỉ còn chịu đựng nỗi ‘cô đơn’, hồn anh đã ‘hoang hoải’ trống vắng. “Kỉ niệm’ lặp như sầu khúc là nguyên do của mọi nỗi đọa đầy. Nó sẵn ‘buồn’ nó còn có sức mạnh vô hình ‘đầy đọa nỗi lòng đau’, chàng trai vô vọng khắc khoải vấn tâm biết ‘tìm ai ‘ mà ‘mưa mãi gieo sầu’ ngày vui đã xa duy đơn côi là ở lại. ‘Mưa’,’kỉ niệm’’ ‘gieo sầu“, ’’buồn, cô đơn’ toàn những điệp từ xuất hiện hầu như kín thi phẩm cùng với hình ảnh phố cũ. Lặp đi lặp lại hay dày xéo qua lại cùng nỗi sầu tư, nó dằn vặt nỗi niềm ấy đến ‘tê tái’.

Phố không em lòng nghe buồn tê tái
Mưa rơi hoài nỗi nhớ thấy buồn tênh’.

Kết thúc lại hai câu thơ – một nửa của một khổ thông thường như dụng ý về nửa đi nửa ở nửa chia phôi, thứ tình không trọn vẹn. Và thơ kết mà mưa lòng chẳng hết, buồn cũng vẫn đeo đẳng chàng thi sĩ, bởi ‘phố không em’ nên ‘lòng buồn tê tái’ nên ‘mưa rơi hoài’ mưa đâu ngừng lại. ‘Buồn tê tái’ cả tâm, lòng ‘buồn tênh’ cứ đau đáu nỗi buồn liên tiếp.

Con phố kỉ niệm, cơn mưa lòng sầu và mối tình lùi sâu dĩ vãng hiện hữu đầy đớn đau khắc khoải…

Nhìn lại suốt bảy khổ rưỡi, nỗi buồn luôn luôn xuất hiện từng phố nhỏ, ngõ ngách từng hạt mưa tuôn sầu. Cả bài thơ là cả nỗi lòng sâu kín của một người đa tình bi lụy. Điểm đặc trưng trong thơ của Lê Văn Duân (Khát Vọng) luôn miên man dàn trải với độ nông sâu của cảm xúc tăng dần; xây dựng những hình ảnh xuyên suốt chủ thể thống nhất và độ đặc tả cao; vận dụng nhân hóa tượng trưng điệp lặp cộng hưởng loạt tính từ, từ láy và động từ linh hoạt khéo léo.

Đêm ấy cô liêu, cảnh nên thơ nhưng thê lương tịch mịch còn tác giả thì giữ mãi một chuyện tình buồn. Là người sâu nặng với lòng, hết mình với chữ yêu, Lê Văn Duân là hồn thơ nhạy cảm tha thiết. Chẳng tự cầu cảm xúc, cái chân và cái thật là dụng tâm đối thi như Nam Hành Tiền Tập Sự có đoạn : “ Những người làm văn trước kia không phải là chỉ có nỗ lực cố gắng là có thơ văn hay và cũng không thể không nỗ lực cố gắng thì mới có thơ văn hay. Tựa như sông núi có mây mù, có cây cỏ hoa quả khi nào chứa chất đầy đủ ở bên trong thì biểu hiện ra bên ngoài, dù lúc ấy muốn không có cũng có được chăng?“.

Người bình: Lam Thái Hòa
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ