Cô Hiệu trưởng và chuyện trong hồi ức


   

    Tôi học ít, nhưng lại may mắn được biết những thầy cô giáo tốt: cô Lê Thị Huệ (Ngữ văn), thầy Dư Ân (Vật lý), thầy Vương Trung Lập (toán)…. Những người cầm phấn tài hoa và nhân hậu khiến đời sống tinh thần của một đứa trẻ nghèo ở chợ nhỏ vùng Cực Nam xa xôi vốn như những gì được mô tả trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam lại có chút ánh sáng lung linh và huyền ảo. Thầy cô trường tôi phần nhiều đến từ các địa phương xa xôi. Họ về quê tôi thực thi nghề nghiệp trong buổi bao cấp khó khăn mọi bề, ở một ngôi trường cũ kỹ rêu phong: “Giá Rai A” (nay thuộc thị xã Giá Rai- Bạc Liêu).

    Cô Hiệu trưởng khi ấy, những năm 1980, có cái tên hiền lành mà nghiêm nghị như chính cô: Nguyễn Thị Bây. Cô đến từ Tiền Giang, miền nước ngọt “trên kia”. Dù mang thân phận thủ trưởng trường ở huyện lỵ nhưng cô vẫn chia sẻ cùng các đồng nghiệp trong dãy nhà lá đơn sơ sau nhà thiết bị, phòng cô là gian đầu tiên cạnh dãy phòng học của khối 9 cuối cấp phổ thông cơ sở (THCS bây giờ). Cuộc sống của cô là cuộc sống điển hình của người phụ nữ độc thân xa nhà, lương thấp và giản đơn.

    Là học trò nghèo hiếu học và học sinh giỏi từng dự thi vòng toàn quốc, tôi được cô hiệu trưởng quan tâm rất nhiều. Ánh sáng tri thức nhân văn – xã hội rộng lớn và có phần xa xôi với một học trò cấp II, đến với tôi từ tủ sách của cô hiệu trưởng, nhận – đọc – trả, thường xuyên, cứ như một khóa học hàm thụ: nghệ thuật sư phạm của những bậc thầy châu Âu như Ma ca ren co, Xu khom lin ski… Các tác phẩm kinh điển văn học trung cận đại đông tây, các tài liệu khoa học thường thức và chuyên sâu có giá trị tham khảo đều xuất hiện trong kho tàng sách của cô…. Là giáo chức được đào tạo chính quy cùng với lòng yêu nghề, cô Hiệu trưởng sở hữu tủ sách phong phú, giá trị, sách của cô sâu, tinh hoa và hiếm… Tôi của ngày hôm nay có nguồn tri thức vững vàng, có trái tim rộng mở là kết quả thu được từ kho tàng sách của cô.

    Ngày nào cũng thế, cứ hết giờ làm việc, cô lại bầu bạn cùng mấy dây mướp trồng cạnh nhà kho thiết bị nóng hầm hập. Cô chăm tưới chúng quá ư chu đáo khiến bất chấp đất cát khô cằn và nắng nóng quanh năm, mướp cứ xanh tốt, bò tận trên nóc nhà kho và tỏa xanh trên ấy, dây to kềnh, trái lúc lỉu quanh năm. Tôi cũng chưa từng thấy mướp ở đâu tốt như thế, bò cao và trái nhiều đến vậy.

    Một đời tận tụy với nghề là vậy nhưng cô cũng phải như bao người làm nghề giáo khác, phải chấp nhận những đồng lương ít ỏi. Tôi vẫn nhớ ngày ấy lương giáo viên được trả theo bậc tính đơn vị “đồng”: 242, 310… Số tiền ấy thì trang trai được bao nhiêu? Vậy nên tôi cũng quen với hình ảnh cô hiệu trưởng lặng lẽ trong trang phục giản dị và thường xuyên đến hàng bánh khọt gần nhà tôi. Vì bánh ấy rẻ, dễ ăn…

    Thầy cô giáo nhiều, ai cũng thương học trò, chỉ vậy có chi đặc biệt? Có.

    Tôi không quên và sẽ không bao giờ quên kỷ niệm đắng lòng nhưng cũng đầy dư vị ngọt ngào liên quan đến cô Hiệu trưởng ở ngôi trường quê nhà năm xưa. Số là lũ học trò chúng tôi ngày ấy dị ứng nặng vói một “cán bộ”, Phó hiệu trưởng G., một giáo chức khắc nghiệt với học sinh trong thời người ta bàn nhiều về nền giáo dục không roi vọt. Thầy G. nện bất cứ em nào và bất cứ đâu khi có cơ hội, vết mông bầm tím hằn sâu cứ như là “chứng chỉ”  bất thành văn cho vô số học trò các khối lớp. Cũng có thể biện minh rằng đấy là “thương cho roi cho vọt” và tới bây giờ nhiều người vẫn cảm thông với thầy và cho như vậy là bình thường. Mới đây một học trò cũ ở trường ấy đang là giáo viên cấp III trên thành phố Bạc Liêu còn nói qua điện thoại với tôi: nhờ thầy G. vậy tụi mình mới nên!

    Tôi cũng không rõ có “nhờ” nhiều không nhưng quả thực thầy đánh ác, đau thấu trời. Mà nét mặt cùng câu cú thầy sử dụng với đám học trò cũng tợn lắm, khiến có lần chúng bạn còn mạo hiểm viết tên thầy lên tường kèm từ phát xít tổ bố, như cách phản kháng!

    Sơ qua vậy, để dẫn nhập câu chuyện buồn lòng còn khắc ghi trong tim tôi: với một học trò giỏi văn và đồ đệ xu khôm lin ski và e ca ren co, một trẻ nghèo nhạy cảm, tôi cùng nhiều bạn ngại thầy G.

    Ngày ấy, tiết 5, đói lả, trời nóng kinh khủng, lớp chúng tôi hai hàng cứ như binh lính rời lớp ra cổng. Ai cũng mong mau mau về nhà cầm chén cơm, ly nước. Nhưng không, đoạn đường từ lớp học ra đến cổng trưởng phải ngang qua nhà kho thiết bị gần mấy dây mướp, nới thường lệ, thầy G đáng kính chống nạnh chờ đám học trò “duyệt” ngang.  Và điều xui rủi nhất đã xảy ra với lớp tôi: thầy hiệu phó cho dừng lớp lại dưới nắng, thầy vào văn phòng uống trà, “chừng nào có lệnh tôi, mới được đi!”, não lòng đám trò đang đói lả.

    Tôi đã làm gì khi đó? Tôi rời hàng của lớp, dõng dạc nói “các bạn về đi!”, và bạn tôi ..về thật. Hai hàng chuyển động ra cổng… Thầy G. hùng hổ chạy ra và hét: “em vào đây!” Khỏi kể chi li cũng dễ hình dung những gì xảy ra sau đấy không lãng mạn gì hết. Tôi nhẹ nhàng trả lời thầy về nguyên tắc giáo dục XHCN trọng nhân cách và sức khỏe học sinh, kỷ luật trong tình người, về tiết 5 và trời nóng và về tỉ thứ khác. Những quyển sách của cô Hiệu trưởng có chỗ dùng và hiệu quả những lúc như thế này đây! Tôi cứ như quên đói mà nói một cách trơn tru. Thầy G  “giải lao”, tìm hiệu phó thứ hai, vẫn như thế. Sau cùng cô Hiệu trưởng xuất hiện: “em về đi, cô nghe hết rồi, em không sai gì hết, nhưng có lẽ phải đến nhà xin lỗi thầy hiệu phó”. Tôi vâng lời, ra về…

    Tôi và mẹ mình đến nhà thầy Hiệu phó trong đêm, xin lỗi, rồi quay vào lớp mấy ngày sau trong tiếng vỗ tay của đám “nhất quỷ nhì ma”. Vết hằn với thầy G dài lâu, câu chuyện khó quên…

    Cô Hiệu trưởng của tôi, của chúng tôi sau đấy mấy năm rời Giá Rai về quê nhà. Tôi hỏi thăm nhiều và cuối cùng biết cô về làm ở phòng giáo dục huyện Gò Công Đông – Tiền Giang.

    Tôi đã viết về cô, những mẩu tản văn nho nhỏ, trên vài tờ báo, mỗi khi dòng thời gian nhắc nhớ: “Tại sao cô chỉ ăn bánh khọt?”, “Mấy dây bầu của cô Hiệu trưởng”. Lâu quá và xa xôi, tôi cũng không có được tấm hình nào của cô, ngày ấy làm gì nhiều dế có “ca me ra” như bây giờ. Viết về cô hôm nay, tôi nhớ nhiều câu nói: “em không có lỗi, cô nghe hết rồi”. Hoàn cảnh tế nhị, xử lý của nữ Hiệu trưởng như thế và chỉ có thể đến như thế?

    Tôi cũng không biết. Nhưng mỗi khi đụng đến tin tức về bạo hành học đường, thầy cô giáo sỉ nhục học trò, tôi nhớ về cô Hiệu trưởng ngày nào, một tấm lòng. Cô Nguyễn Thị Bây thực sự để lại dấu ấn trong chúng tôi như giáo chức mẫn cán, dích thực, đâm mê nghề nghiệp và chuẩn mực. Cô đã cho tôi đọc bao nhiêu sách quý, nhất là tài liệu về sư phạm của bậc thầy ma ca ren co và xu khom lin ski.

    Dù ở đâu và lúc nào cũng an lành, cô nhé!

    Em biết ơn cô.

    Kính!

Nguyễn Thành Công

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ