Chu Hương trong tôi: Góc nhỏ bình yên, một nét đẹp khó quên!


Vốn sinh ra ở đồng bằng, là người con của mảnh đất Hà Na­m anh hùng. Nhưng 2 ngày sống ở xã Chu Hương (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) – vùng quê nghèo nhưng luôn nồng ấm tình cảm đã khiến tôi trót yêu, trót mến miền sơn cước với những con người hồn hậu, với lời Then, điệu Tính giữa mênh mang núi rừng… Hành trình khám phá nét đẹp miền biên viễn cứ vậy mà khắc sâu vào tâm trí những kỷ niệm đẹp đẽ, khó phai.­

Ngày đầu ở Chu Hương – Ngắm trọn cảnh đẹp nao lòng, ngân nga khúc Then, đàn Tính

Cuối tháng 4/2022, tạm rời xa sự náo nhiệt chốn đô thị, tôi cùng 2 người bạn khác tìm về xã Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đón tiếp chúng tôi là gia đình của Tịnh – một người bạn thân trong nhóm. Nụ cười hiền hậu, giọng nói nhẹ nhàng của mẹ bạn tôi khi ấy: “Các cháu đi đường xa có mệt không?”, đến giờ tôi vẫn còn nhớ. Dù không phải là nhà của tôi, nhưng khi đặt chân đến đây lại cảm thấy bình yên, ấm áp và thân quen kỳ lạ.

Xã Chu Hương có hơn 10 thôn bản: Bản Trù, Pù Mắt, Bản Lùng, Bản Xả, Khuổi Ha, Phiêng Kèm, Bản Lài, Nà Nao, Pác Chi, Nà Nao…

Tuy không sở hữu danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhưng với tôi, mỗi cảnh sắc ở Chu Hương đều đẹp nao lòng: những dãy núi trập trùng, xen lẫn những thửa ruộng trải rộng ngút ngàn; bãi ngô xanh tươi; dòng suối nhỏ hiền hòa, ngày đêm chảy róc rách… Thích nhất là cảm giác vào buổi sớm, được đứng ở trên cao nhìn xuống. Chút nắng nhẹ như ôm ấp từng rừng cây, ngọn cỏ…

Mỗi cảnh sắc ở Chu Hương đều để lại trong tôi những ấn tượng khó quên (Ảnh: Trà Giang) 

Người dân ở xã Chu Hương chủ yếu là người Tày. Ngày đầu ở nơi đây, ngoài việc trò chuyện, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của bà con, nhóm chúng tôi còn tìm đến nhà Nghệ nhân Ưu tú – “Thầy Then” Hoàng Đức Dục để lắng nghe những lời Then ngọt ngào, da diết. Hát Then, đàn Tính được coi là “món ăn tinh thần”, mang đậm hơi thở cuộc sống của đồng bào Tày. “Thầy Then” Hoàng Đức Dục được nhiều người ngưỡng mộ, trân quý, coi như một “ngôi sao sáng” trong loại hình âm nhạc này.

Nghệ nhân Hoàng Đức Dục bên cây đàn Tính (Ảnh: Trà Giang) 

Buổi chiều hôm ấy, khi những ánh nắng chói chang đã nhuộm vàng khắp các con đường đất ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, sau hơn 30 phút đi xe máy, chúng tôi đã tìm được nhà bác Dục.

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, nghệ nhân Hoàng Đức Dục đã tham gia thực hành hát Then từ năm 1995. Để “khoe” cái hay, cái đẹp của hát Then, đàn Tính, nghệ nhân Hoàng Đức Dục thường đi biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật. Tại Liên hoan hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018, “Thầy Then Dục” đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng, đạt giải A với tiết mục “Lên hương”, thể hiện ước nguyện mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Biết chúng tôi mong muốn được nghe hát Then, đàn Tính, nghệ nhân Hoàng Đức Dục đã từ từ cất lên tiếng hát trong trẻo: “Thương điếp căn mạy khôm cụng van ơi/Lồng sức lèng hưa căn hắp ta khuối/Ngoác nà mà bản lán nặm kheo râu/Khẩu bắp mà têm cài têm các lô/Khắp bản Mường chin ím nùng đo…” (Mình yêu nhau cây đắng cũng ngọt/Cùng đồng sức đắp suối đắp mương/Để dẫn nước về đồng về ruộng/Lúa ngô sẽ chất đầy nhà/Khắp bản mình ăn no mặc ấm…).

Sau buổi trò chuyện kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ, bác Dục mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối. Trong căn nhà sàn cổ kính, mọi người cùng quây quần bên mâm cơm thịnh soạn: thịt gà luộc vàng ươm, thịt trâu xào tỏi thơm ngon đậm vị, canh gà hầm hoa riềng bổ dưỡng… Tiếng cụng ly, tiếng cười giòn tan vang lên giữa sự tĩnh mịch nơi vùng cao.

Bữa cơm tối thân mật của chúng tôi với gia đình bác Dục 

Chia tay gia đình nghệ nhân Hoàng Đức Dục, chúng tôi quay về nhà Tịnh. Tôi thích nhất, trân trọng nhất là những khoảnh khắc được trò chuyện cùng bố mẹ bạn tôi, được ngồi bên bếp lửa. Hiện nay, ở quê tôi, người dân thường chỉ dùng bếp ga, bếp điện. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại được trải nghiệm cảm giác ngồi cạnh bếp lửa nồng đượm hơi ấm, nhìn từng làn khói mỏng manh quẩn quanh mà nghĩ vu vơ đủ chuyện.

Ngày thứ 2 ở Chu Hương – Ấn tượng khó quên trước món ăn mang đậm hương vị núi rừng

Không chỉ ấn tượng với thiên nhiên, cảnh sắc ở Chu Hương, tôi còn “phải lòng” nơi đây chỉ vì cái bánh gio mật mía không nhân, mà hương vị gây thương nhớ đến lạ lùng.

Biết tôi muốn tìm hiểu ẩm thực vùng cao, nhưng có vẻ kén ăn, Tịnh – cô bạn thân của tôi đã đưa cho vài chiếc bánh gio mật mía, nhoẻn miệng cười, nói: “Giang ăn thử đi, ngon lắm đấy. Đảm bảo ăn một lần là mê!”. Nghe bạn “quảng cáo” hay quá, tôi tò mò bóc bánh ăn thử. Cắn miếng bánh đầu tiên, một vị ngái ngái, nồng nồng xuất hiện. Miếng thứ hai, là vị ngọt ngào, thơm thơm. Cứ vậy, tôi thưởng thức miếng thứ ba, thứ tư…

Thấy bánh ngon, lạ miệng nhưng “rất cuốn”, tôi bắt đầu hỏi Tịnh về loại bánh này. Tịnh bảo, đây là món bánh truyền thống của người Tày, thường được làm vào Tết Đoan Ngọ hằng năm. Bánh có vị thơm ngon, được nhiều người thích, nên hiện nay, ngoài dịp lễ Tết, nhiều phụ nữ Tày cũng làm để bán.

Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, nhưng cách làm lại kỳ công, từ việc chọn gio, gạo và lá gói bánh. Gạo nếp được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo sạch, không ẩm mốc. Gạo sẽ được ngâm nước, để ráo, rồi chuẩn bị cho vào nước gio.

Gio ở đây là sản phẩm sau khi đã đốt một số cây gỗ. Phần gio sẽ được lọc sạch, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, sau đó hòa với nước vôi có nồng độ thích hợp. Tịnh bật mí thêm với tôi, độ mặn của nước gio là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của bánh. Nếu nước gio đậm, bánh sẽ rất chát, khó ăn. Nước gio nhạt thì bánh dễ bị nhão.

Gạo sau khi ngâm vào nước gio, thì chuẩn bị đến công đoạn gói bánh bằng lá chít. Người ta sẽ xếp hai lá chít so le nhau, cuộn lại, tạo thành một lỗ tròn, rồi múc gạo cho vào trong, khéo léo gói sao để gạo không lọt ra ngoài. Dùng lạt buộc lại và đem bánh đi luộc trong khoảng 2 tiếng.

Trong thời gian đó, người làm sẽ đi chuẩn bị mật mía bằng cách cho đường mía vào chảo, đun với lửa nhỏ để đường tan chảy. Đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián là được.

Sau quá trình làm bánh tỉ mẩn, thành phẩm thu được là những chiếc bánh ánh lên màu hổ phách, nhìn rất đẹp mắt. Chấm cùng mật mía sóng sánh, ta cảm nhận vị ngọt của đường, vị mềm dai, sánh mịn của gạo nếp, mùi thơm đặc trưng của lá chít. Sự hòa quyện vừa vặn đó luẩn quẩn mãi nơi đầu lưỡi.

Những chiếc bánh gio mang phong vị núi rừng (Ảnh: Trà Giang)

Buổi chiều cuối cùng ở Chu Hương, nhóm chúng tôi đã dạo một vòng quanh nhà Tịnh, gặp gỡ các cô chú láng giềng trước khi ngày mai lên đường trở về Hà Nội. Mọi người rất thân thiện, hiếu khách, hỏi chúng tôi có thích ở đây không, thấy Chu Hương thế nào, “Ở đây ăn cơm với cô chú nhé!”. Nghĩa tình nơi vùng cao là thế đấy.

Đến tối, để cảm ơn sự tiếp đón nhiệt tình của gia đình Tịnh, chúng tôi đã mua một số nguyên liệu để nấu lẩu. Dù không có nhiều thực phẩm cầu kỳ như ở miền xuôi, nhưng có lẽ nồi lẩu đó sẽ khiến tôi nhớ mãi. Mọi người coi nhau như một gia đình thực sự, cùng quây quần, cười nói rôm rả bên nồi nước dùng đang sôi sùng sục.

Hai ngày ở Chu Hương – khoảng thời gian không quá dài nhưng đã để lại cho tôi biết bao kỷ niệm. Từ miền ngược trở về xuôi, tôi mang theo nỗi nhớ mảnh đất nặng tình, nặng nghĩa. Tôi tự nhủ: “Mình sẽ sớm quay lại nơi đây”, nơi có những con người dễ mến, chăm chỉ lao động, miệt mài với việc đồng áng, chu đáo đón tiếp khách phương xa. Nơi có những con người say sưa, miệt mài với từng lời Then của dân tộc, ngón tay nhuần nhuyễn đặt trên cây đàn Tính. Hơn thế nữa, tôi sẽ sớm quay trở lại Chu Hương để ngắm nhìn cảnh sắc nên thơ, để rồi lạc bước lãng du vào những bãi ngô, con suối…

(Hẹn pày lăng chập tèo, Chu Hương: Hẹn lần sau gặp lại, Chu Hương).

Hà Nam, 01/10/2024

Dương Thị Trà Giang

► Bạn đang đọc bài tham gia thi cuộc thi viếtNơi ấy trong conđược tổ chức từ ngày 02/10 – 20/12/2024. Quý tác giả, bạn đọc có thể tham dự, gửi bài về hòm thư  cuocthiviet.caybuttre@gmail.com . Xem chi tiết về thông tin và thể lệ cuộc thi tại đây.
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép của tác giả hoặc bằng văn bản của CBT Việt Nam. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Các cuộc thi viết Podcast Cây Bút Trẻ Quy định hoạt động
Cộng đồng trên Facebook Cộng đồng nhóm Zalo GIỌNG THU VÀNG 2025
 

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

CAYBUTTRE.VN đã thực hiện xong việc chuyển gửi thẻ (thẻ cứng) cho các thành viên sau đây: CBT053, CBT068, CBT069, CBT...
Mở đầu mục từ Sông (Fleuve), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier) đã khái quát: “Biểu tượng sông hay ...
Áo dài ơi áo dài Lung linh cài sắc nắng Bung lụa trắng xanh vàng Rạng ngời hồng, tím, đỏ Những bông hoa nho nhỏ Điểm ...
Sau 10 ngày nhận hồ sơ tham gia dự thi, đã có hàng chục các thí sinh được lựa chọn để tham gia sàn đấu âm thanh của G...
Sáng thức dậy… Đếm tóc mình thêm sợi bạc Tha thiết mặn nồng thương mấy cũng phôi pha Đêm bất an về, ơi những ch...
Ta chợt biết cõi lòng mình thảng thốt Một niềm đau cay mắt, ngỡ đọa đày Núm ruột của mình nào phải của ai Sao đành đo...
GIẢI THƯỞNG GIỌNG THU VÀNG 2025 chính thức nhận bài dự thi từ ngày 28/2/2025. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy ...
Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam chính thức khởi tranh giải thưởng Giọng Thu Vàng 2025 – cơ hội để tỏa sáng trên sàn đấ...
GIẢI THƯỞNG GIỌNG THU VÀNG 2025 chính thức nhận bài dự thi từ ngày 28/2/2025. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình và thể thức tham gia Giải thưởng Giọng Thu Vàng 2025. Các bạn có thể tải v...
Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam chính thức khởi tranh giải thưởng Giọng Thu Vàng 2025 – cơ hội để tỏa sáng trên sàn đấu âm thanh dành cho tất cả các MC, những giọng đọc tài năng trên toàn quốc. ...
Cuộc thi viết “Nơi ấy trong con” diễn ra từ ngày 02/10 – 31/12/2024 (đã qua 01 lần gia hạn). Cuộc thi là dịp để các tác giả, để những người có niềm đam mê viết sẽ thêm một lần nữa...
Hoài niệm
Cái nắng oi nồng không xoa dịu được bằng một cơn mưa vội vã, những hạt nước mắt li ti của trời có...
Biến cố và trưởng thành!
Cuộc sống tựa như một bức tranh với hai mảng màu đối lập: ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng tượng tr...
Giọng Ba trầm ấm dạy con trưởng thành
Mấy ai xác định được thời gian trôi nhanh đến như thế nào. Mặc dù từng giây từng phút là bất biến...
Góc nhỏ trong tim BiBo
BiBo mang sự khiếm khuyết trên đôi môi lẫn đôi tai, vĩnh viễn mang sự hạn chế cả đời từ khi chào ...
Khoảng trời màu trắng
Hôm nay bầu trời xanh như màu áo em mặc hôm chia tay mùa hạ cuối, phượng vẫn ngời lên sắc đỏ như ...
Bông hoa thanh xuân
 “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu…có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói…” Khoa...
Thứ Tư, Tháng Một 29, 2025 CBT Việt Nam Thông báo Quản trị
Chủ Nhật, Tháng Một 26, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Một 25, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Bảy, Tháng Một 25, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng Một 23, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Ba, Tháng Một 21, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Hai, Tháng Một 20, 2025 CBT Việt Nam Tản văn , Ý nghĩa cuộc sống
Thứ Hai, Tháng Một 20, 2025 CBT Việt Nam Sống đẹp , Tản văn , Ý nghĩa cuộc sống
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Sáu, Tháng Một 17, 2025 CBT Việt Nam Tản văn
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025 CBT Việt Nam Thơ