Booker Quốc tế tôn vinh sự đa dạng văn chương thế giới


Giải thưởng Booker Quốc tế 2021 vừa được trao cho At Night All Blood is Black, một tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của nhà văn Pháp David Diop, do Anna Moschovakis chuyển ngữ sang tiếng Anh. Đây là lần đầu tiên Pháp có nhà văn chiến thắng trong lịch sử 12 năm của giải thưởng văn chương danh giá này.

Câu chuyện chiến tranh điên loạn nhưng đầy mê hoặc

At Night All Blood is Black xoay quanh người lính Senegal tên Alfa Ndiaye ở quân đồng minh nước Pháp. Để trả thù cho đồng đội của mình, hằng đêm anh đã vượt sang chiến tuyến bên kia, chặt tay một người lính Đức. Đêm nào Alfa cũng đều trở về nguyên vẹn, với chiến lợi phẩm là một cánh tay kẻ thù. Ban đầu những người lính Pháp tỏ ra ngưỡng mộ sự dũng cảm đến kì lạ khi anh một thân một mình tiêu diệt lính Đức. Nhưng khi bộ sưu tập cánh tay ngày một nhiều lên, họ bắt đầu e sợ con quỷ dữ đang ẩn nấp trong người Alfa. Họ cho rằng anh là một thầy phù thủy, là một kẻ ăn linh hồn ở xứ Phi châu. Và điều đó đến tai người chỉ huy. Để giữ cho quân đội ổn định, ông tìm mọi cách buộc anh rời đi. Số phận người lính Senegal ấy mong manh biết bao giữa chiến tranh. Suy cho cùng, trong đêm tối, tất cả máu đều là màu đen.

Xuyên suốt tác phẩm là sự điên loạn của Alfa được hình thành từ chiến tranh tàn bạo. Những nỗi đau không tên, không thể chia sẻ với ai khiến con người trở nên lạc lối. Tuy vậy, từng câu chữ trong cuốn sách được viết nên bởi sự khéo léo đầy tinh tế và mê hoặc. Và hội đồng giám khảo giải Booker Quốc tế 2021 như bị phù phép bởi câu chuyện đầy ám ảnh này của David Diop.

At Night All Blood is Black đã đánh bại 5 cuốn sách được đánh giá cao khác trong danh sách đề cử rút gọn của giải Booker Quốc tế 2021. Đó là cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh một thế giới phản địa đàng nơi robot vươn lên mạnh mẽ The Employees của nhà văn Đan Mạch Olga Ravn; tập truyện ngắn phản ánh đời sống xã hội Argentina rối ren The Dangers of Smoking in Bed của Mariana Enríquez; cuốn tiểu thuyết hư cấu lịch sử về đói nghèo The War of the Poor của nhà văn Pháp Éric Vuillard; cuốn sách miêu tả khám phá khoa học đến từ những kẻ thiên tài và sự điên loạn When We Cease to Understand the World của Benjamín Labatut – cây viết người Chile; và cuốn sách đậm chất hồi kí In Memory of Memory của nhà văn người Nga Maria Stepanova.

Giải thưởng tôn vinh sự đa dạng văn chương

Giải Booker Quốc tế từ khi có sự chuyển đổi vào năm 2016 đã nhận được nhiều sự chú ý của công chúng. Được trao thưởng hằng năm, giải mở ra cho bất cứ tác phẩm nào, nguyên tác được viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, miễn là được xuất bản trong năm bằng tiếng Anh tại nước Anh và Ireland. Tại sao văn chương dịch lại có một vị trí quan trọng đến vậy? Hay nói cách khác, tại sao lại cần phải dịch văn chương?

Đọc tiểu thuyết có một điều thú vị, chẳng hạn như ta cùng lúc vừa ngồi nhà vừa có thể đi khắp thế giới. Và để có thể thấu hiểu được chủ nhân những nền văn hóa không nói tiếng của nước ta, ta cần phải bước vào thế giới tưởng tượng của họ. Chính văn chương/ tiểu thuyết là thứ cho phép ta tiếp cận những gì đang diễn ra bên trong tâm trí người khác. Để hiểu biết và để thưởng thức.

Đến nay, đã có 6 cuốn sách được trao giải Booker Quốc tế, bao gồm Người ăn chay của Han Kang, Con ngựa bước vào quán bar của David Grossman, Flights của Olga Tokarczuk, Celestial Bodies của Jokha Alharthi, The Discomfort of Evening của Marieke Lucas Rijneveld và mới nhất là At Night All Blood is Black của David Diop. Hai trong số trên đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam; tác phẩm chiến thắng năm 2020 (The Discomfort of Evening) cũng đã được mua bản quyền tiếng Việt.

Có hai điều khiến giải Booker Quốc tế độc đáo, khác biệt so với nhiều giải thưởng khác. Thứ nhất, nếu như nhiều giải thưởng khác chia sách cho các giám khảo đọc, hoặc là họ chỉ đọc các tác phẩm lọt vào vòng sơ khảo và chung khảo, thì tất cả thành viên hội đồng giám khảo giải Booker Quốc tế đọc hết những cuốn sách được gửi đến để tranh cử; điều này cũng tương tự như giải Booker – giải thưởng chỉ trao cho các tác phẩm văn xuôi viết bằng tiếng Anh được xuất bản tại Anh và Ireland. Số lượng tác phẩm tham dự giải Booker Quốc tế có thể lên đến hơn 100 cuốn sách, như năm 2021 là 125 cuốn. Mỗi tác phẩm đều nhận được sự chú ý như nhau, không có ngoại lệ. Các giám khảo, cũng là nhà văn, dịch giả, nhà phê bình, sẽ đánh giá tác phẩm thông qua tham vọng văn chương của tác giả, kĩ năng viết và những sáng tạo mới lạ. Họ thảo luận với nhau và tự đặt ra câu hỏi, điều gì khiến tác phẩm này trở nên vĩ đại. Và khi tìm thấy được yếu tố chủ chốt đó, họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Điều thứ hai nằm ở quy chế trao giải, số tiền thưởng 50.000 bảng Anh cho tác phẩm chiến thắng được chia đều cho cả tác giả và dịch giả cuốn sách. Người chuyển ngữ của cuốn sách chiến thắng cũng được công nhận và vinh danh; rõ ràng các giám khảo đánh giá mỗi cuốn sách thông qua bản dịch tiếng Anh. Có thể nói, dịch thuật là một trong những hình thức nghệ thuật khiêm tốn nhất của văn chương. Những dịch giả giỏi nhất tự khiến mình trở nên vô hình, nhưng họ lại rất quan trọng. Trên thực tế, có nhiều tranh cãi giữa nguyên tác của tác giả và bản dịch của dịch giả. Trường hợp Người ăn chay, tác phẩm đoạt giải Booker Quốc tế năm 2016, nhiều người cho rằng bản dịch của Deborah Smith thậm chí đưa ngôn từ của Han Kang lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, không có nhiều giải thưởng tôn vinh dịch giả cũng như các bản dịch của họ. Một giải thưởng danh giá như Booker Quốc tế đã làm điều đó, từ đây chắc hẳn các dịch giả sẽ có thêm động lực để đắm đuối và tỉ mẩn hơn với mỗi bản dịch của mình.

Các tác phẩm đề cử giải Booker Quốc tế 2021

Cơ hội nào cho văn chương Việt Nam?

Từ năm 2016, nhìn vào danh sách đề cử giải Booker Quốc tế, có thể nhận thấy các ngôn ngữ quen thuộc như Pháp, Ba Lan, Đức, Tây Ban Nha, Hungary, Italy, Hà Lan, Ả Rập… Ở châu Á có 3 ngôn ngữ được nhắc đến là tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Hàn.

Trong quá khứ, Việt Nam cũng từng có một tác phẩm được trao giải Independent Foreign Fiction Prize, vốn được coi là giải thưởng văn học dịch lớn tại Anh trước khi được sáp nhập vào giải Booker Quốc tế. Đó là Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh, được trao giải năm 1994, tiểu thuyết do Frank Palmos và Phan Thanh Hảo chuyển ngữ. Dù có nhiều tranh cãi liên quan đến tính chính xác giữa bản dịch và bản gốc hay việc tiền thưởng do một mình Frank Palmos nắm giữ, thì không thể phủ nhận giải thưởng này đã khiến cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trở nên nổi tiếng hơn. Nhưng bao giờ thì văn học Việt Nam mới có thêm một Nỗi buồn chiến tranh thứ hai như vậy?

Tiếng Việt xưa nay vẫn được coi là ngôn ngữ thiểu số, vậy nên không có nhiều dịch giả nước ngoài tiếp cận với các tác phẩm văn học Việt Nam. Thông thường một cuốn sách Việt khi được bán bản quyền ra nước ngoài đã có bản song ngữ, hoặc bản dịch sang tiếng Anh do chính người Việt thực hiện. Những chuyển ngữ đó mới chỉ dừng lại ở phần lớn các sách thiếu nhi hoặc sách tranh với vốn từ đơn giản, dễ hiểu, không cầu kì. Điều đáng bận lòng là, văn học Việt Nam đương đại chưa có nhiều tác phẩm nổi bật thu hút cộng đồng quốc tế để mắt tới. Độc giả thế giới vẫn đang mặc định là văn học Việt Nam chỉ xoay quanh các chủ đề về chiến tranh (vì họ hầu như chỉ biết tới Nỗi buồn chiến tranh hay Nhật kí Đặng Thùy Trâm), hoặc chủ đề đói nghèo (khi họ có biết thêm một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp).

Đôi khi một tác phẩm văn học cần thời gian để khẳng định được giá trị của mình. Giống như trường hợp của Người ăn chay, nhà văn Han Kang đã viết cuốn sách này từ năm 2007, dựa trên một truyện ngắn năm 1997 của cô. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mua bản quyền cuốn sách và dịch ra tiếng Việt, sau đó là Nhật Bản, Argentina và Ba Lan lần lượt xuất bản. Phải đến năm 2015, Người ăn chay mới được dịch sang tiếng Anh và nhận được sự chú ý của bạn đọc quốc tế. Cuốn sách giành giải Booker Quốc tế sau gần 9 năm kể từ khi được xuất bản lần đầu, và sau khi được vinh danh thì đã được dịch ra gần 20 thứ tiếng khác.

Như vậy, nhà văn Việt Nam vẫn có đầy đủ cơ hội để xây dựng, trau chuốt và hoàn thiện tác phẩm của mình. Cùng với đó, Việt Nam cần có đội ngũ dịch giả lớn, sẵn sàng cho việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, để văn chương Việt ra được nhiều hơn với thế giới.

Nguồn: Booker Quốc tế tôn vinh sự đa dạng văn chương thế giới

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ