Những điều Má không kể…!


Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đạp cũ. Đi khám bệnh, đi chích ngừa hay đi chợ. “Chừng nào đủ tiền má mua cho con hộp milo này nha”…

“Má lúc nào cũng rầy la con hết, có lúc nào má thương con đâu.” Vừa nói dứt câu nó quẹt nước mắt trên mặt rồi lẹ làng ra sân dắt cái xe đạp chạy đi. Không quan tâm tới tiếng má nó gọi với theo ở phía sau “Thy…Thy…”

Nó chạy một mạch xuống nhà dì nó cách chừng 3 cây số. Vừa đúng lúc dì nó đang dọn cơm. “Mày đi đâu bang bang giữa trưa trời trưa trật vậy Thy? Rồi áo khoác đâu?nón đâu không đội?.” Nó không nói năng gì dắt xe vô góc nhà, ngồi xuống cái võng ngay đó hai mắt còn đỏ hoe.

“Rồi…mày với má mày lại gây nhau nữa phải không? Hai má con bây cứ khắc khẩu nhau hoài vậy?”

“Nhỏ út nó làm bể ly má cũng la con. Nó bị điểm kém cũng la con không dạy nó học. Nó bị nhỏ hàng xóm đánh cũng la con không giữ em cẩn thận. Cái gì cũng tại con hết á”

 “Có mỗi chuyện đó mà mày giận má mày hả?”

“Có phải lần đầu đâu, má lúc nào cũng thương nhỏ em hơn con. Hồi đó má bỏ về quê cũng chỉ mang con út theo thôi”

“Rồi mày hơn thua với em mày nữa”

“Con thương em con chứ bộ, nhưng má làm con thấy mình như con ghẻ vậy đó”

“Vầy là do mày còn giận má bỏ mày lại đây ở với tao chứ gì?”.

Dì như nói đúng vào chỗ đau của nó. Chỉ thấy nó im lặng không nói gì. Cắm mặt ngồi xuống xới cơm giọng lí nhí “nay cho con ăn nhờ một bữa”.

Hè năm đó, một buổi sáng ngủ dậy nó không thấy nhỏ em nằm ngủ kế bên như mọi khi, chỉ thấy dì qua nhà nói gì đó với ba nó. Ba kêu nó ôm đồ qua ở với dì vài bữa. Lúc đó nó mới biết má ôm em về quê rồi. Quê nó tít ngoài miền trung lận. Còn nhà nó đang ở là ở miền nam. Hàng xóm ác miệng cứ ghẹo nó “má mày bỏ mày rồi. Má mày không cần mày nữa đâu.”. “Ba má mày bỏ nhau thì mày theo ai?”. Nó không nói gì hết, cũng không khóc, không phản kháng mà chỉ lủi thủi một mình từ sáng tới chiều. Lâu lâu ba có qua thăm nó rồi đi liền. Chỉ có má là không gọi cho nó. Năm nó vào lớp sáu, trường mới bạn mới chưa kịp háo hức thì ngày đầu tiên đã làm nó hoang mang. Nó thấy bạn nữ nào cũng mặc thêm một cái áo trắng ở bên trong lớp áo đồng phục. Có nó là không. Nó đâu thấy nội quy quy định mặc hai áo đâu. Nhưng lại sợ không dám hỏi bạn cùng lớp. Vậy là hôm sau nó mặc áo đồ bộ ở trong, áo đồng phục ở ngoài. Nhưng chưa kịp vô cổng đã bị sao đỏ kéo lại nhắc không được mặc như vậy.

Thế là tối đó nó mang nỗi lo sợ này nói với dì thì mới được biết áo đó gọi là áo lá. Dì cười nó cái đó mà cũng không biết nhưng thấy mắt nó đỏ hoe dì liền ngưng. Nó cũng đã tới tuổi cần có người dạy những điều này. Nhưng chẳng ai để tâm. Nếu có má ở đây chắc má sẽ biết, sẽ dạy nó. Nhưng mà má đã để nó lại đây tự ăn, tự mặc. Lúc đó nó thấy tủi thân quá chừng, vừa nhớ vừa giận má lại chui lên giường nằm. Sau 1 tháng thì má vào lại, nó lại về nhà. Nhưng những tủi hờn đó cứ dai dẳng trong lòng nó mãi.

“Má mày mới gọi kêu về kìa. Chứ mày tính nằm đó tới khi nào. Trời sắp tối rồi cà”.

Giọng dì vọng ra cắt ngang dòng hồi tưởng của nó.

“Về hay không về có sao đâu dì”

“Trời ơi cái tánh mày ngang quá à. Có xíu đó mà mày rần rần hà. Bã thương bã kêu về rồi còn gì”

“Rồi sau cũng có chuyện nữa à dì”

“Má mày khổ lắm con ơi, tụi mày phải biết thương bã mới đúng”.

“Mày giận má mày bỏ mày lại cũng đúng thôi tại lúc đó đâu ai nói cho mày biết đâu. Tao nghĩ mày còn nhỏ chuyện người lớn nói mày chưa hiểu được. Đâu nghĩ mày để trong lòng mà xa cách má mày đâu.”

Dì ngồi bệt xuống nền nhà, mắt nhìn đăm đăm ra trước sân.

“ Đợt đó ông bà già mày cãi nhau, ổng đánh má mày dữ quá bã chịu hết nổi mới phải ôm đồ bỏ về ngoại. Cũng tính đưa hai chị em mày theo nhưng tiền đâu ra. Từ đây phải bắt xe lên Sài Gòn rồi mới đi tàu về quê, tiền đâu má mày có. Mà con em mày còn nhỏ nên chỉ có mang theo nó được thôi. Đợt đó ai cũng khuyên má mày bỏ ba mày hết. Nhưng má mày chỉ lo hai chị em mày không có mẹ sẽ khổ. Bã cứ nói tao hoài “mồ côi cha ăn cơm với cá mồ côi má lót lá mà nằm”. Nên rồi má mày cũng chịu về lại không ly dị nữa. Cũng tại cái nghèo, ăn học không tới nơi tới chốn nên má mày với tao mới cực cái thân như vầy. Má mày nhờ tao chăm mày giúp bởi lúc đó mày sắp vô học lớp 6 rồi.Tụi tao không muốn mày cũng lở dỡ học hành theo má mày về quê. Chứ mày nói bã ko thương mày sao mà được hả con”

Nó nằm im nghe từng câu từng chữ dì nói. Vì chẳng ai nghĩ một đứa nhỏ như nó đã sớm hiểu chuyện nên hiển nhiên lúc đó chẳng ai giải thích cho nó hiểu. Để nó hiểu theo cách non nớt của nó là má bỏ nó đi.

“Ba má mày cưới nhau xong là vô trong đây luôn. Ba mày đi theo giàn khoan nên đi biền biệt mấy tháng trời mới về được vài ngày. Có mình má mày à, lạ nước lạ cái nhưng cũng phải đi bán vé số tự lo thân. Rồi lúc bầu bì mày cũng có ai chăm cho đâu, nội ngoại đều ở miền trung hết rồi. Ngày sanh mày là  nhờ bà hàng xóm chèo xuồng đưa qua nhà bà đỡ, chứ không có bệnh viện gần như giờ đâu. Rồi sau mày được 3 hay 4 tuổi thì tao mới vào chơi, tiện chờ làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động. Lúc tao làm xong hồ sơ rồi, về quê chuẩn bị đi rồi đó. Mà đêm nào tao cũng mơ thấy mày, thấy mày không ai trông rồi lọt xuống sông. Tao thương quá bỏ luôn mà vào lại miền nam. Không là giờ đang ở nước ngoài rồi chứ đâu lấy dượng mày.”

Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đạp cũ.

“Kể thì sợ tụi bây nói tao nói nhiều, mà không kể sao tụi bây hiểu được. Hồi đó mày ra vô bệnh viện như cơm bữa hết sốt xuất huyết, sốt siêu vi, rồi tới viêm phổi, cũng chỉ có má mày chăm nom. Đợt đó mày bị tiêu chảy mấy ngày không khỏi. Giữa đêm đó mày lịm đi, tao với má mày đạp xe chở ra tới bệnh viện thì bác sĩ chửi quá trời, để mày mất nước nặng quá không thấy mạch đâu hết. Chậm 5 phút nữa thôi là không cứu kịp.

Thử nghĩ nếu tao không ở lại đây thì má mày còn cô độc như nào nữa. Nơi đất khách quê người, chồng làm ăn xa, nội ngoại không ở gần có gì cũng phải tự gồng lên mà chống đỡ. Lúc có mày bã thương mày lắm, có đứa con để ẫm bồng, ôm ấp. Sau có nhỏ em mày thì ba mày ít đi lại, nhà cũng có chút tiền trang trải qua ngày. Nhưng mày biết tính ba mày mà không ai gia trưởng bằng.”

Nói tới đây tự dưng dì khựng lại. “Thôi tao vô dọn cơm, lát dượng mày đi làm về còn có sẵn cơm ăn. Mày về nhà ăn đi nhe chiều nay không có ăn nhờ nữa. Má mày nấu phần mày rồi đó.”

Nó cứ nằm đó đung đưa võng mà không nói gì. Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đạp cũ. Đi khám bệnh, đi chích ngừa hay đi chợ. “Chừng nào đủ tiền má mua cho con hộp milo này nha” không phải nó đòi đâu mà là câu má nói với nó mỗi khi ra tạp hoá. Bột milo trong lọ thuỷ tinh lúc đó nó thấy đẹp lắm, chắc là ngon nhưng mua thì mắc quá nên nó không thích. Nó thích hàng đêm ngồi xem má xay đậu, nấu sữa đậu nành. Những ngày gà chưa gáy đã nghe tiếng má lục đục quẫy đòn gánh ra chợ bán rau. Khi bán hột vịt lộn, làm móng dạo, hay bán than tổ ong.. . Bươn chải nhiều là thế nhưng cuộc sống vẫn cơ cực lắm. Nên hỏi thương má không thì sao mà nó không thương cho được. Nó tự biết nó là đứa cứng đầu, lầm lì ít nói trong nhà. Nhưng những đêm má khóc sau nhà, những tiếng thở dài thay lời than vãn nó đều biết, đều ghi hết trong lòng. Mà không hiểu sao nó cứ khắc khẩu với má hoài.

Đang suy nghĩ miên man thì nghe tiếng xe ngay trước nhà. Thấy xe dượng về trước cửa nhà nó chạy ra chào rồi cũng dắt xe về.

Gần về tới nhà thì nó thấy má chạy xe ra. Má thấy nó thì cười “về hâm đồ ăn đi con má chở xong chuyến này rồi về ăn luôn”. Nói xong thì xe cũng đi ngang qua. Má đi giao nước cho người ta. Một bình 21 lít mà trên xe má chở tận 5 bình. Bộ đồ bộ ướt tùm lum chắc do phải tự bưng lên xe, dáng người nhỏ thó, gầy gò như bị nuốt chửng bởi chiếc xe cup lẫn đống bình.. Mặc dù đã nhìn quen hình ảnh này bao năm nhưng sao lại cay mắt nó quá. Hình ảnh má cơ cực sao quá đỗi thân quen, còn má ăn mặc đẹp đẽ, nhàn nhã lại khó hình dung đến vậy. Má là vầy đó, trước mặt con cái lúc nào cũng ra rả nói cười chứ chẳng bao giờ kể lể điều gì. Nó đạp xe về mà lòng thấy khó tả, một đứa chỉ mới lớp 9 như nó làm gì được cho má đâu, ngoài những việc nhà nhỏ nhặt.

Bất giác nó cũng hắt ra một tiếng thở dài….

Bạn đang đọc tác phẩm tham gia cuộc thi viết Những thiên thần không cánh!” được tổ chức từ ngày 05.11.2022 đến 05.01.2023. Bạn có thể quét mã QR bên cạnh hoặc truy cập vào đây để tham gia cuộc thi. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem các cuộc thi khác đã hoặc đang được tổ chức tại Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam tại đây.

—————
Cuộc thi có sự đồng hành & tài trợ của IMAP Việt Nam.

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thàn...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Bảy 19, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Sáu 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ , Viết cho tuổi học trò
Thứ Bảy, Tháng Sáu 03, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Năm 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ