[Cuộc thi] Mùa hoa gạo năm ấy… – Tác giả Phù Lưu Chanh


“Nội ơi, mùa hoa gạo năm sau con sẽ về!”. Tôi nắm lấy tay mẹ nuôi tôi ngoái lại nói với nội. Hình ảnh nội tôi tiêu điều đứng trước gian nhà lá đó sau này là nỗi ám ảnh day dứt nhất của tôi. Thời đó đâu có tàu xe, giao thông thuận lợi như bây giờ, bắc nam là một cái gì đó rất xa xôi…

Trời sang đông!

Bên ngoài gió vẫn thổi vào cửa từng cơn mãnh liệt. Tôi trở mình, đêm nay thật khó ngủ! Lòng thành phố đèn vẫn còn sáng, trong cái tĩnh lặng của màn đêm mùi hoa gạo tháng ba như dẫn tôi về tháng ngày của rất nhiều năm trước, sống lại những khoảnh khắc thơ bé bên nội trong căn nhà tranh liêu xiêu. Từ trong nhà phóng tầm mắt nhìn ra có thể thấy cây hoa gạo đang đứng sừng sững ở đây mặc thời gian trôi. Đó là căn nhà của tôi và nội.

Kết quả hình ảnh cho hoa gạo trước nhà

Ba mất từ khi tôi còn bé vì di chứng từ chất độc màu da cam hứng chịu sau chiến trận miền Nam. Thật kỳ diệu là tôi đã sinh ra hoàn toàn bình thường, còn mẹ tôi sau vài năm gồng gánh thì cũng đã buông xuôi rời xa quê theo người ta đi thêm bước nữa. Khi ấy hai bà cháu tôi, một già đến tay chân run rẩy, một nhỏ đến không biết nhận thức đã nương tựa vào nhau mà sống. Thứ nuôi tôi lớn lên là tình thương của xóm làng và số tiền trợ cấp ít ỏi của nội. Cái đói deo dẳng từng bữa, bù lại tôi có được tất cả tình thương của nội. Có những ngày trong nhà không còn gì ăn, nội lại ôm tôi vào lòng, vỗ về, khi tôi không để ý lại ngước lên trời lau nước mắt, bầu trời đen như chính cái tương lai của hai bà cháu tôi. Để quên cái đói nội sẽ kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện rồi đưa tôi vào giấc ngủ.

“Miên, nội kể chuyện hồi trẻ của nội cho con nghe nhé!”. Đó là cách nội tôi bắt đầu một câu chuyện. Nội tôi không đi học, nội tôi không biết chữ, nội tôi không biết kể câu chuyện về cô bé lọ lem hay công chúa ngủ trong rừng, nội chỉ có thể kể lại cuộc đời của nội để dỗ tôi. Tôi không đếm được câu chuyện đó tôi đã nghe bao lần, chỉ biết rằng sau này đây là những kí ức sâu đậm nhất nhưng cũng đau lòng nhất. Đôi bàn tay nhăn nheo của nội xoa đầu tôi, nội bắt đầu kể. Nội như đang sống lại những ngày tháng đó. Khi còn trẻ nội cũng rất xinh đẹp, đấy là theo mọi người nhận xét thôi chứ nội thấy mình cũng bình thường lắm, nội cũng rất hay hát nên được các anh trong xóm để ý nhiều. “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”. Nội lấy một chàng trai cùng tuổi trong xóm. Những tưởng cuộc đời nội đã tìm được bến đỗ bình yên cho cuộc đời mình, nhưng trong thời kỳ khói lửa bom đạn ấy làm gì có cái hạnh phúc nào trọn vẹn. Vài ngày sau khi cưới, nội đã phải gạt nước mắt tiễn ông lên đường nhập ngũ ra chiến trường. Khi ấy ông cũng còn rất trẻ, ra đi mang theo trách nhiệm với tổ quốc và nỗi lo người vợ trẻ ở nhà. Ông hứa, đợi hòa bình, ông sẽ về sẽ dựng cho nội một căn nhà có trồng cây gạo trước ngõ.

Nói đến đây nội kéo tấm mềm lên cho tôi đỡ rét, ánh mắt xót xa, nội kể tiếp: Đâu ai biết một lần ly biệt gặp lại đã là vài năm sau đó. Bom đạn chẳng chừa ai, khu xóm nơi nội ở bị đánh bom bất ngờ, người thân của nội cũng chôn vùi dưới khói bụi hôm đó. Chồng lên chiến trường không có tung tích, người thân cũng không còn, nội xin vào đội dân công hỏa tuyến, vận chuyển lương thực và đạn cho tiền tuyến, một phần góp sức vào kháng chiến cả nước, một phần muốn thăm hỏi tung tích của ông. Cuối năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc bước vào giai đoạn quyết định, tin chiến thắng từ khắp các mặt trận dội về. Đồng nghĩa là nhu cầu lương thực, thuốc men, súng đạn cũng lớn hơn. Khi ấy nội cũng nghe được tin ông đã chuyển lên chiến trường Điện Biên Phủ, liền theo đoàn tải đạn lên đấy. Đường đi gặp muôn vàn khó khăn, ngày ấy không có giày dép toàn phải đi chân đất, mùa rét chân người nào cũng nứt nẻ, máu chảy nhễ nhại vì trượt trên đá, bom đạn trút dọc con đường lên Điện Biên, những người thồ gạo lên bằng xe thồ trúng bom chết nhiều lắm. Đêm đi ngày nghỉ, vất vả vô cùng, gạo ẩm gạo mốc cũng phải ăn, dành gạo ngon cho bộ đội. Có lần vừa bưng bát cơm lên là có lệnh khởi hành, vội đổ ra lá vừa đi vừa ăn cho kịp tới nơi. Gian nan là thế nhưng ông trời cũng không phụ nội, trên chiến trường khốc liệt nội gặp lại ông ở đấy. So với hồi mới ra đi ông nhìn già dặn hơn rất nhiều, nội cũng vậy, cũng đã không còn cái nét của con gái mười tám đôi mươi nữa. Cuộc đời nội đúng là chẳng bao giờ được hưởng cái gì lâu, trong một cuộc tập kích trên chiến tuyến ông đã nằm lại mãi mãi, đem xương máu chôn vùi cùng đồng đội góp nên chiến thắng oanh liệt của Điện Biên Phủ.

Hình ảnh có liên quan

Niềm an ủi duy nhất của nội là trong những ngày tháng ngắn ngủi đó chính là sự có mặt trên đời của chú Liên. Chú Liên là minh chứng cho cái tình yêu, tình vợ chồng bên nhau chưa đến 20 ngày của nội và ông. Điện Biên Phủ toàn thắng nội cùng đội dân công trở về xóm làng cũ, lời hứa của ông mãi mãi đã nằm lại chiến trường khốc liệt ấy. Chú Liên ra đời là tất cả hy vọng và tình thương của nội, dù cuộc sống không mấy dễ thở nhưng chú lớn lên khỏe mạnh và rất thương nội, với nội lúc đó đã thật sự rất hạnh phúc rồi. Nhưng chẳng có cái gì hạnh phúc khi đất nước đang còn loạn lạc, một đêm tối dưới ngọn đèn leo lét chú Liên cầm chặt tay nội quỳ hẳn xuống bên chân: “Con muốn vào chiến trường miền Nam, chiến đấu cùng Tổ quốc!”. Đứng trước sự quả quyết của con trai, nội chỉ đành dồn nước mắt vào trong gật đầu đồng ý. Chú tranh thủ trước khi cùng đồng đội hành quân vào miền Nam sửa lại cái mái nhà tranh để mỗi lần mưa gió nội không cần lấy thau hứng nước nữa.

Vậy là mùa thu ấy, có người lính ra đi từ mái tranh nghèo, có người lính ra đi từ đó không về. Trước khi đi chú ấy còn hứa với nội: “Đợi thống nhất con về sẽ xây cho mẹ một ngôi nhà ngói đỏ, có hoa gạo mà mẹ thích!”. Nội lặng người một lát, lời hứa đó 18 năm trước ông cũng từng hứa với nội, kết quả đó vẫn chỉ là một lời hứa. Đến cuối cùng, chú Liên vẫn là người thất hứa, chú không về! Năm 1975 Việt Nam thống nhất, các binh đoàn hành quân trở về bắc, ngày nào nội cũng quét nhà thật sạch sẽ, để dành ít lương thực chờ chú trở về, chỉ tiếc là nội cả đời cũng không đợi được. Đoàn hành quân cuối cùng từ nam trở về mà vẫn không có chú. Đêm ấy, nội tôi tuyệt vọng đến mức không bước được nổi. Nửa đêm có tiếng gõ vào thanh cửa trước nhà. Một anh bộ đội khá trẻ – chính là bố của tôi sau này, xem chừng so với chú Liên thì sàn sàn tuổi nhau, lúc nghe tiếng gõ nội đã mang một chút hy vọng gì đó nhưng giờ đã hoàn toàn vụt tắt, bố vào nhà đưa giấy báo tử cho nội, dưới ánh đèn leo lét lấy ra di vật của chú. Nội ôm di vật, không khóc, năm tháng đã rút mòn nước mắt của nội tôi. Bố tôi trở về khi người thân cũng đã không còn ai, người chết vì chiến tranh, cũng có người đã đi biệt xứ. Nội tôi – một người mất cả chồng lẫn con trong chiến tranh và bố tôi – một người sau chiến tranh đã không còn người thân nữa đã dựa vào nhau sống sau hòa bình. Trong trận đánh cuối cùng của chú Liên trong phút giây sinh tử chú từng nói chỉ lo lắng nhất về nội. Khi ấy để chú yên tâm ra đi, bố tôi cũng hứa nếu còn sống trở về nhất định thay chú chăm sóc nội tới khi cuối đời, kết quả lời bố tôi hứa cũng không thể thực hiện được. Không phải lần nào tôi cũng có thể nghe hết được câu chuyện của nội kể, có khi là một nửa đã chìm vào giấc ngủ. Nội nói cả đời ngoại, chưa có ai hứa mà thực hiện được cả. Những lời hứa đó kết quả chỉ có nội nhớ, người hứa chắc đã lãng quên nó từ lâu rồi.

Tôi ở với nội đến năm mười tuổi, sau đó vì khó khăn quá nội đã đem tôi cho một gia đình trong Nam nuôi dưỡng. Tôi của mười tuổi khi ấy ôm chặt lấy chân nội không chịu buông, tôi thấy nội khóc, nội dỗ tôi rất nhiều cuối cùng tôi mới chịu theo bố mẹ nuôi tôi bây giờ.

“Nội ơi, mùa hoa gạo năm sau con sẽ về!”. Tôi nắm lấy tay mẹ nuôi tôi ngoái lại nói với nội. Hình ảnh nội tôi tiêu điều đứng trước gian nhà lá đó sau này là nỗi ám ảnh day dứt nhất của tôi. Thời đó đâu có tàu xe, giao thông thuận lợi như bây giờ, bắc nam là một cái gì đó rất xa xôi.

Lời hứa trở về của tôi đối với nội  cũng thực hiện được nhưng đó là mùa hoa gạo của mười năm sau đó. Hóa ra nội cũng không chờ tôi tới mùa gạo năm sau ấy, nội tôi mất trong một đêm giông sau đó mấy tháng vì lên cơn sốt. Tôi lạnh người, một mình đứng giữa căn nhà trống, tất cả vẫn ở đây chỉ là nội tôi đã không còn ở đấy nữa.

Hứa hẹn vốn dĩ là một loại chấp niệm, những lời hứa dang dở năm đó cả đời này nội tôi chưa từng quên.

Phù Lưu Chanh

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

1 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thàn...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Bảy 19, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Sáu 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ , Viết cho tuổi học trò
Thứ Bảy, Tháng Sáu 03, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Năm 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ