Sức quyến rũ của văn học Mỹ Latinh


Có thể nói sự thành tựu của văn học Mỹ Latinh hiện nay đã có một quá trình lâu dài mà cốt lõi là khởi đi từ văn học truyền khẩu qua những truyền thuyết bí nhiệm. Tuy nhiên, để chứng minh sự hiện diện hết sức nghiêm túc của nó trong nền văn học toàn cầu, và tạo nên một sức hút đáng kinh ngạc, văn học Mỹ Latinh đã phải trải qua nhiều biến động lớn trong một lịch sử phức điệu.

Khởi đi từ văn học truyền khẩu

Vì sao văn học Mỹ Latinh có một sức hấp dẫn lạ kì như vậy? Tôi tin không hiếm người đã có lần bần thần tư lự với câu hỏi này. Từ nửa sau của thế kỷ 20, văn học Mỹ Latinh bừng sáng lên với tính toàn cầu do sự thành công quốc tế của phong cách được gọi là magical realism (chủ nghĩa hiện thực huyền bí). Như vậy, văn học Mỹ Latinh hiện đại thường được liên kết hầu như duy nhất với phong cách này. Và tiêu biểu lẫy lừng hơn hết là Gabriel Garcia Márquez, nhà văn người Colombia, Nobel Văn chương 1982.

Rubén Darío, nhà thơ mở đầu cho thời kỳ Modernismo cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, trước Gabriel Garcia Márquez và chủ nghĩa magical realism, văn học Mỹ Latinh cũng đã xuất hiện những tài năng kiệt xuất, như nhà văn, nhà thơ người Argentina Jorge Luis Borges (1899 –1986), được giới văn học thế giới xem như một nhà văn surrealist (siêu thực) rất thế giá. Hay nhà thơ người Chile Gabriela Mistral (1889 – 1957), nữ tác giả Mỹ Latinh đầu tiên thắng giải Nobel năm 1945.

Và sau Márquez, văn học Mỹ Latinh vẫn tiếp tục rực rỡ trong văn học thế giới với ba giải Nobel cho nhà thơ Chile Pablo Neruda(1), nhà thơ – nhà văn Mexico Octavio Paz, và nhà văn Peru Mario Vargas Llosa.

Trước đây, người ta biết đến văn học Mỹ Latinh như một tổng hợp của văn học truyền khẩu và văn học văn bản với ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, còn lại là một vài ngôn ngữ bản địa của châu Mỹ.

Từ thời kỳ văn hóa tiền Columbus, văn học Mỹ Latinh chủ yếu là truyền khẩu, mặc dù có những dân tộc như người Aztec và Maya đã có những cuốn kinh thánh chép tay hết sức tỉ mỉ công phu. Văn hóa truyền khẩu thời này hầu hết nằm trong hai lãnh vực thần thoại và tín ngưỡng tôn giáo, đã được ghi chép lại từ sau sự xuất hiện của những người thực dân châu Âu. Như là trường hợp với Popol Vuh(2). Truyền thống chuyện kể bằng miệng vẫn tồn tại đến ngày nay trong vài dân tộc như số cư dân nói tiếng Quechua ở Peru và Quiché của Guatemala.

Rubén Darío, nhà thơ mở đầu cho thời kỳ Modernismo cuối thế kỷ 19.

Từ lúc Columbus tìm ra Tân Thế Giới, những nhà thám hiểm đầu tiên sau Columbus và những conquistadores(3) đã có những văn bản giống như sử biên niên và ghi chép sự kiện kinh nghiệm. Như những bức thư của Columbus về chuyến phiêu lưu của ông ta và việc tình cờ khám phá ra lục địa châu Mỹ hay Bernal Díaz del Castillo mô tả cuộc chinh phục Mexico. Chuyện khôi hài là, thi thoảng, đám thực dân lại khuấy động những cuộc tranh luận sôi nổi về “đạo đức” của thực dân và tình trạng của các “con dân” bản-thuộc-địa, thí dụ như những ghi chép trong A Short Account of the Destruction of the Indies của Bartolomé de las Casas, nhà sử học, nhà cải cách xã hội người Tây Ban Nha, đồng thời là thầy dòng Dominican. A Short Account of the Destruction of the Indies biên niên những thập kỷ đầu tiên của thực dân Tây Ban Nha trên vùng phía Tây của người Da Đỏ bản địa, tập trung đặc biệt vào các hành động tàn bạo của thực dân áp đặt trên các dân tộc bản địa. Những Mestizos(4) và người bản địa cũng đóng góp không ít vào một nền “văn học thuộc địa”.

Những tác giả như El Inca Garcilaso de la Vega và Guaman Poma đã có những ghi chép về các cuộc chinh phục của Tây Ban Nha cho thấy những sự thực thường tương phản với những ghi chép của phía thực dân cầm quyền. Trong thời kỳ thuộc địa, văn hóa văn bản thường nằm trong tay các nhà thờ, trong đó có Sơ Juana Inés de la Cruz(5) đã viết những tiểu luận triết học đáng nhớ và những bài thơ nhân bản.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, một truyền thống văn học đặc biệt gọi là Criollo(6) xuất hiện. Criollo đã cho ra đời những cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đó có José Joaquín de Fernández Lizardi của El Periquillo Sarniento (1816). Nhiều “Libertadores” (giải phóng quân) đồng thời cũng là những nhà văn đặc sắc, như nhà quân sự và chính trị gia Simón Bolívar hay nhà lập pháp và chính trị gia Andrés Bello, đều là người Venezuela.

Thế kỷ 19 là thời kỳ của “foundational fictions” (chữ của nhà phê bình, GS Doris Sommer, Đại học Harvard), những tiểu thuyết thuộc các truyền thống lãng mạn và tự nhiên, trong chủ tâm thiết lập một ý thức về bản sắc dân tộc hay nguồn cội. Tập trung vào vấn đề bản địa hay sự phân đôi của “nền văn minh hay man rợ” để tìm kiếm những nhận diện, có thể kể đến nhà văn Colombia Jorge Isaacs với tiểu thuyết duy nhất María (1867); nhà văn, cũng là Tổng thống thứ bảy của Argentina Domingo Sarmiento với Facundo (1845); nhà văn, cha đẻ của nền văn học Ecuador Juan León Mera Martínez với Cumandá (1879); hoặc nhà văn Brazil Euclides da Cunha với O Sertões (1902).

Gabriela Mistral, nữ tác giả Mỹ Latinh đầu tiên thắng giải Nobel Văn chương năm 1945.

O Sertões là một tác phẩm ghi chép phi hư cấu quan trọng về các cuộc viễn chinh quân sự được Chính phủ Brazil thúc đẩy đối với các làng nổi loạn của Canudos, được gọi là War of Canudos (Chiến tranh Canudos). Cuốn sách này là tác phẩm yêu thích của nhà thơ danh tiếng người Mỹ Robert Lowell, người đã đặt nó ở trên cả tác phẩm của Lev Tolstoy, nhà văn Nga vĩ đại. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh nhờ Samuel Putnam và do NXB ĐH Chicago ấn hành năm 1944. Đến nay, công trình này vẫn còn là nền tảng của giáo luật quốc gia và nằm trong danh sách những tác phẩm được giảng dạy trong các trường trung học.

Một điển hình khác trong văn học Mỹ Latinh thế kỷ 19 là José Hernández, người Argentina, tác giả trường ca Martin Fierro (1872). Đây là một cuốn sử thi kinh điển của văn học gauchesque, thể loại văn học nói về những cuộc chiến đấu của tầng lớp “chăn bò” khốn cùng. José Hernández bắt đầu viết Martin Fierro trong thời gian lưu vong ở Brazil sau thất bại ở cuộc chiến tại Naembé (1870).

Văn học Mỹ Latinh thời kì Modernismo (hiện đại) cuối thế kỷ 19 xuất hiện tập thơ Azul (1888) của Rubén Darío(7) người Nicaragua. Đây là tác phẩm Mỹ Latinh đầu tiên trong phong trào văn học chịu ảnh hưởng ngoài biên địa. Và cũng có thể xem như là tác phẩm “thực sự” Mỹ Latinh đầu tiên, mà trong đó sự khác biệt quốc gia không còn là vấn đề đáng quan tâm.

Một hiện diện nghiêm túc trong văn học toàn cầu

Hành trình của văn học Mỹ Latinh còn rất nhiều những biến động và vô số những tác giả quan trọng kỳ thú khác mà người viết không thể hoàn tất qua giới hạn của một bài báo. Có thể nói sự thành tựu của văn học Mỹ Latinh hiện nay đã có một quá trình lâu dài mà cốt lõi là khởi đi từ văn học truyền khẩu qua những truyền thuyết bí nhiệm. Tuy nhiên, để bước vào văn học hiện đại, và tạo nên một sức hút đáng kinh ngạc qua chủ nghĩa hiện thực huyền bí, văn học Mỹ Latinh đã đi vào thời kỳ Modernismo rồi Boom(8) và Post-Boom(9). Đó là những biến động cận đại của văn học Mỹ Latinh mà chắc rằng có nhiều người đã biết.

Bản viết tay cổ nhất của Popol Vuh, ngữ liệu thần thoại lịch sử về vương quốc cổ Quiché, ở phía tây cao nguyên Guatemala.

Nhà văn Argentine Jorge Luis Borges sáng tạo ra hầu như là một thể loại mới trong văn học, với những truyện ngắn có tính triết học. Ông trở nên nhà văn có tầm ảnh hưởng rất lớn chẳng những với tất cả những nhà văn Mỹ Latinh, mà còn với cả những nhà văn châu Âu và châu Mỹ. Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Mỹ Latinh Harold Bloom viết như sau: “Trong số tất cả các tác giả Mỹ Latinh của thế kỷ 20 này, Luis Borges là người phổ quát nhất… Nếu bạn đọc một cách thường xuyên và chặt chẽ Borges, bạn trở thành một cái gì đó của một Borgesian, vì đọc Borges là kích hoạt một nhận thức về văn học, trong đó ông ấy đã đi xa hơn so với bất cứ ai.”

Vào thế kỷ 20, thơ ca trong văn học Mỹ Latinh thường bộc lộ cùng lúc tình yêu và sự quyết tâm chính trị. Đặc biệt nhất và có thể coi như mẫu mực là nhà thơ Chile được giải Nobel, Pablo Neruda, người mà Gabriel García Marquez từng tuyên xưng là “nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ 20, trong bất kỳ ngôn ngữ nào.”

Thơ của Neruda gợi mở tính dục như một cái đẹp của sự bi thương… Thử đọc một bài thơ của Pablo Neruda:

Carnal apple, Woman filled, burning moon

Carnal apple, Woman filled, burning moon,

dark smell of seaweed, crush of mud and light,

what secret knowledge is clasped between your pillars?

What primal night does Man touch with his senses?

Ay, Love is a journey through waters and stars,

through suffocating air, sharp tempests of grain:

Love is a war of lightning,

and two bodies ruined by a single sweetness.

Kiss by kiss I cover your tiny infinity,

your margins, your rivers, your diminutive villages,

and a genital fire, transformed by delight,

slips through the narrow channels of blood

to precipitate a nocturnal carnation,

to be, and be nothing but light in the dark.

Xác thịt táo, no nê đàn bà, trăng cháy

Xác thịt táo, no nê đàn bà, trăng cháy,

Mùi rong biển tối ám, vầy vò lòng bùn và ánh sáng,

Tri ​​thức thầm kín gì bị siết chặt giữa các trụ cột của em?

Đêm ban sơ nào mà Con Người đã chạm vào bằng các giác quan của hắn?

À, Tình yêu là một cuộc hành trình xuyên lòng biển và các ngôi sao,

Thông qua không khí ngột ngạt, cơn bão sắc bén của bản chất:

Tình yêu là một cuộc chiến tranh của sấm sét,

Và hai thân xác bị hủy hoại bởi một vị ngọt duy nhất.

Từng nụ hôn từng nụ hôn tôi phủ trùm lên sự vô cùng nhỏ bé của em,

Những mép bờ của em, các con sông của em, những làng mạc xíu tị của em,

Và một đám cháy tình dục, chuyển đổi bởi niềm khoái cảm,

Trượt trôi qua các kênh hẹp của máu

Để kết tủa thành một đóa cẩm chướng đêm,

Để được, và không là gì, chỉ ánh sáng trong bóng tối.

(TNH chuyển ngữ)

Pablo Neruda luôn viết bằng mực màu xanh lá cây vì nó là màu của hy vọng.

Gabriel García Márquez tất nhiên là tiểu thuyết gia vĩ đại hàng đầu của châu Mỹ Latinh trong thế kỷ 20. Chẳng những thế, One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn, 1967) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của văn học thế giới thế kỷ 20. Luis Borges cho rằng “One Hundred Years of Solitude là Don Quixote của châu Mỹ Latinh.”

One Hundred Years of Solitude (tiếng Tây Ban Nha: Cien años de Soledad) của Gabriel García Márquez là một cuốn tiểu thuyết kể câu chuyện về nhiều thế hệ của gia đình Buendía, người tộc trưởng, José Arcadio Buendía, sáng lập thị xã Macondo, và các ẩn dụ Colombia. Câu chuyện phi tuyến tính là thuật thông qua các khung thời gian khác nhau, một kỹ thuật xuất phát từ nhà văn người Argentina Jorge Luis Borges. Cuốn sách biểu trưng cho phong cách hiện thực huyền bí được nồng nhiệt đón nhận khắp nơi, được tôn xưng là một kiệt tác, đã được dịch sang 37 thứ tiếng, bán hơn 20 triệu bản.

Và năm 2010, thêm một lần, văn học Mỹ-Latinh lại thể hiện sự quyến rũ và chứng minh sự hiện diện hết sức nghiêm túc của nó trong nền văn học toàn cầu với giải Nobel dành cho nhà văn Peru Mario Vargas Llosa, người được một số nhà phê bình đánh giá là có ảnh hưởng lớn với độc giả thế giới hơn bất kỳ nhà văn nào khác của Mỹ Latinh trong thời kỳ Boom. Ông được trao giải Nobel cho “những lí giải về cấu trúc quyền lực và hình ảnh sắc bén về sự kháng cự, nổi dậy và thất bại của con người cá nhân”.

Như vậy, sự thành tựu hiện nay của văn học Mỹ Latinh cũng đã trả cái giá rất trường kỳ và tận tụy nhiêu khê của nó. Nó xứng đáng để toàn thế giới chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm.

Chú thích:

1. Pablo Neruda (1904 – 1973) là bút danh của nhà thơ, chính trị gia người Chile Ricardo Reyes Basoalto Neftalí. Ông chọn bút danh này để tưởng mộ nhà thơ Czech, Jan Neruda. Neruda luôn luôn viết bằng mực màu xanh lá cây vì nó là màu của hy vọng.

2. Popol Vuh là ngữ liệu thần thoại lịch sử về vương quốc cổ Quiché, ở phía tây cao nguyên Guatemala. Popol Vuh có tính năng nổi bật là đã tạo ra những huyền thoại như câu chuyện sử thi về các anh hùng như cặp song sinh Hunahpú và Xbalanqué và các sinh vật lạ lùng trong đó.

3.  Conquistadores: chữ dùng chỉ những người Tây Ban Nha đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ.

4. Mestizo là thuật ngữ được sử dụng ở châu Mỹ Latinh và Tây Ban Nha cho những người pha trộn, bố mẹ là một người châu Âu và một người Mỹ bản xứ.

5.Sơ Juana Inés de la Cruz (1648 (tồn nghi 1651) – 1695), là nữ học giả tự học và nhà thơ của trường phái Baroque. Mặc dù sống trong thời kỳ khi Mexico là một phần của Đế quốc Tây Ban Nha, ngày nay bà được xem là một nhà văn hàng đầu của lịch sử văn học Mexico viết bằng tiếng Tây Ban Nha.

6. Các Criollos (số ít: Criollo) là một tầng lớp xã hội trong hệ thống đẳng cấp của các thuộc địa ở nước ngoài được thành lập bởi Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh. Họ là những người dân sinh tại địa phương thuộc địa nhưng nguyên gốc bố mẹ tổ tiên là thuần hoặc đa số là Tây Ban Nha.

7. Rubén Darío (1867 – 1916), nhà thơ Nicaragua, người khởi xướng phong trào văn học Tây Ban Nha – Mỹ, là một tên tuổi Modernismo lừng lẫy vào cuối thế kỷ 19. Ông đã được ca ngợi là “Prince of Castilian Letters” tức là “Hoàng tử của ngôn ngữ Castilian”, thứ ngôn ngữ Tây Ban Nha mẫu mực; và là bậc thầy không thể tranh cãi của phong trào văn học Modernismo. Darío còn được kính trọng như một nhà ngoại giao lớn của Nicaragua.

8. Phong trào văn học của những năm 1960 và 1970 khi tác phẩm của một nhóm tiểu thuyết gia người Mỹ Latinh tương đối trẻ được xuất bản rộng rãi ở châu Âu và trên toàn thế giới. Phong trào này gắn liền với tên tuổi của các nhà văn như Julio Cortázar (Argentina), Carlos Fuentes (Mexico), Mario Vargas Llosa (Peru), và Gabriel García Márquez (Colombia)…

9. Thời kỳ một số nhà văn cảm thấy thành công của thời kỳ Boom là gánh nặng và muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng áp đảo của chủ nghĩa hiện thực huyền bí trong văn học Mỹ Latinh thời kỳ Boom.

Nguồn: Sức quyến rũ của văn học Mỹ Latinh

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thàn...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Bảy 19, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Sáu 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ , Viết cho tuổi học trò
Thứ Bảy, Tháng Sáu 03, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Năm 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ