Thơ ư? Sao phải bận tâm?


A.E. Stallings sinh năm 1968, là nhà thơ, dịch giả người Mĩ, sống tại Hy Lạp từ năm 1999, tác giả của nhiều tập thơ được đánh giá cao và đoạt những giải thưởng văn học có uy tín. Đó là giải thưởng Richard Wilbur cho tập thơ Archaic Smile, giải thưởng Poets’ Prize cho tập Hapax… Hiện bà là giám đốc chương trình thơ của trung tâm Athens.

Tiểu luận:

Ừ, không thích thơ thì có sao đâu. Tôi, chẳng hạn, không quan tâm đến thể thao. Người thích cái này, người lại thích thứ kia, như Horace từng nói. Thơ đã tồn tại trước khi có bảng chữ cái (thậm chí có một giả thuyết cho rằng, bảng chữ cái Hi Lạp cổ đại được phát minh nhằm mục đích để ghi lại thơ) và nó cũng hoàn toàn có thể thích nghi với việc phát tán qua mạng internet để đọc trên các màn hình nhỏ, không giống như trường hợp của tiểu thuyết. Tại sao lại cứ phải bận tâm về nó, thậm chí chiều chuộng nó – nước Mĩ có tháng Thơ ca quốc gia (Tháng tư, dĩ nhiên rồi), rồi lại có cả ngày Thơ Quốc tế, cũng như có hàng loạt ví dụ khác về sự lăng xê ồn ào dành cho nó? Thơ không hữu dụng và nó có mặt ở mọi nền văn hóa. Nó không những không bị lâm nguy mà còn sống dai dẳng hơn một số sinh thể trên bề mặt trái đất này. Nó sẽ chỉ lụi tàn cùng với chính loài người chúng ta. Tôi lo âu về báo chí. Tôi không lo âu về thơ ca.

Làm một nhà thơ là một vấn đề phức tạp hơn.
Đó có phải danh hiệu người ta nên khoe, chẳng hạn, tại một bữa tiệc cocktail? Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ nói rằng, tôi là nhà văn, và rồi tiếp tục câu chuyện? Nếu bạn muốn ngừng một cuộc chuyện trò, bạn luôn có thể nói rằng tôi là nhà thơ. Nếu người nói chuyện của bạn vẫn tiếp tục níu kéo câu chuyện, hỏi bạn câu hỏi đại loại như “Bạn viết thứ thơ gì?” bạn luôn có thể trả lời, “Thơ hay.” Thường cái mẹo này sẽ khiến bạn không phải tiếp tục câu chuyện nữa. Hoặc đôi khi, nếu đây là một đám đông ít nhiều chữ nghĩa hơn, tôi có thể diễn đạt đại khái, “à, thơ có vần ấy mà.”

Những khoái cảm của thơ ca thường mang tính chất khiêu khích, mà có lẽ nó đã luôn luôn như vậy. Những thi sĩ và những gã du đãng thường gắn bó với nhau kể từ Homer và Hesiod (“ăn mày ghét ăn mày, nhà thơ ghét nhà thơ”). Thơ, nằm ngoài những mối bận tâm thương mại, chủ yếu là vì không có tiền trong thơ, và cũng không thích hợp với quyền lực, nó gạt những nhà làm luật sang một bên, chính vì thế, ít nhất, nó cũng xứng đáng có được đặc quyền là không cần phải nhất mực sùng kính nó. Tôi định viết thơ khi tôi đang trốn khỏi một dự án khác – viết văn xuôi như thế này, chẳng hạn, hay dịch thuật. Thơ là nơi tôi chơi, mà cũng là nơi để tôi tìm sự an ủi. Như William Carlos Williams đã từng nói rất hay, trong bài thơ suy tưởng của ông “Asphodel, that Greeny Flower” (Ôi Thủy tiên, bông hoa xanh ấy): “Thật khó/ để lấy ra tin tức từ những bài thơ/ thế nhưng con người ta vẫn chết một cách khổ sở mỗi ngày/ vì thiếu/ cái mà chỉ tìm thấy được ở đó”.

Thực tình mà nói, nỗi lo sợ về sự phổ biến của thơ ca, hay mối ác cảm đối với nó cũng vì cái tâm lí ấy, đối với tôi, như một thứ xa xỉ. Gần đây, tôi có phụ trách một workshop đặc biệt về thơ ca tại một trung tâm ở Athens dành cho những phụ nữ tị nạn – đa số là phụ nữ Afghan, Syrian, Iraq. Đó là một công việc đầy khó khăn, bởi không một ai trong số họ thành thục tiếng Anh; một dịch giả và một ứng dụng dịch thuật trên điện thoại di động giúp chúng tôi nhận diện được những tiếng lóng, những từ rỗng nghĩa hay những kẽ hở ngôn ngữ. Họ sống trong các lán trại, nơi những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, chỗ ở hầu như không được đáp ứng. Song họ lại yêu những khả năng của thơ ca. Trong một bài thơ của một nhóm liệt kê những thứ mà từ “nhà” có thể hàm chứa, họ nhắc đến những thứ như nước sạch, nhà bếp, một cái giường thực sự; nhưng họ cũng mong đợi những thứ không thực dụng khác mà bản thân chúng là dấu hiệu của việc là con người: âm nhạc, hoa hồng, cá vàng, những cuốn sách. Một vài người trong số họ đã chạy trốn khỏi những vùng do Taliban cai quản, nơi bản thân những bài hát bị cấm đoán. Những gì chúng tôi đang làm không phải là thứ Thơ ca viết hoa, mà tôi nhìn thấy ở đó một nỗi khát khao trữ tình về cái đẹp và quyền năng của ngôn từ, và mong muốn được nói lên điều ấy ở ngôi thứ nhất.

Tôi nhận ra mình đã nói về thơ mà không định nghĩa nó. Tôi vẫn thường thích nói về “văn vần”, để thực tế hơn, thứ mà phát triển đến một trình độ nhất định, có thể sẽ trở thành Thơ. Cả A.E.Housman và Emily Dickinson đều đã định nghĩa về thơ bằng những triệu chứng của nó: đọc thơ có thể làm cho tóc bạn dựng ngược hay có cảm giác ai đó như nhấc đầu bạn lên lơ lửng. Coleridge định nghĩa thơ như là những từ hay nhất được đặt trong một trật tự hợp lí nhất (mặc dù tôi cho rằng những áng văn xuôi xuất sắc nhất cũng đáp ứng được tiêu chí này). Thơ có phải là cảm xúc được con người nhớ lại trong tĩnh lặng? Một cỗ máy được làm bằng ngôn từ? Tất cả những định nghĩa này đều mô tả được một vài khía cạnh quan trọng của nó. Song có lẽ định nghĩa mà tôi yêu thích về thơ lại được lẩy ra từ một trò chuyện suồng sã trong cuốn tiểu thuyết Middlemarch của George Eliot, giữa Fred Vindcy, một nhân vật có phần tai tiếng với bà chị thích bon chen của mình Rosamond. Rosamond đã nghiêm khắc phản đối việc Fred dùng một cụm từ được xem là tiếng lóng. Fred đáp lại.

“Mọi sự chọn lựa từ ngữ đều là tiếng lóng hết. Nó đánh dấu đẳng cấp.”
“Có một thứ tiếng Anh chuẩn mực: Đó không phải là tiếng lóng.”

“Xin lỗi chị: Tiếng Anh chuẩn chính là thứ tiếng lóng của cái đám ra vẻ ra đây, những kẻ viết sử và viết tiểu luận. Còn thứ tiếng lóng mạnh nhất trong tất cả chính là tiếng lóng của bọn nhà thơ.”

Tôi thích định nghĩa này vì từ “tiếng lóng” (slang), vốn rất mơ hồ về nghĩa, xét từ góc độ từ nguyên, bản thân nó đã thể hiện sự bất kính, hàm chứa khả năng khiêu khích, đó là thứ văn vần của cái thế tục. Thơ là thứ tiếng lóng mạnh nhất trong tất cả.

Hải Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Anh (VNQĐ)

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ