Thanh xuân hôm qua!


Thanh xuân của nó ấy là ý chí, nghị lực. Thanh xuân, ấy là điểm nó luôn nhìn về để lấy động lực phấn đấu cho những điều tốt đẹp hơn.

Nó chạm đến những mốc quan trọng mang tính chất bước ngoặt hơi muộn so với bạn bè cùng trang lứa.

Nó bước vào cổng trường cấp 3 với tất cả sự nỗ lực, cố gắng. Xếp thứ 68 trong khoảng 700, 800 học sinh vào trường Hải Hậu A năm đó. Nhưng đến lớp 12 thì một phần do không có được sự định hướng của gia đình. Bố mẹ nó là nông dân chả biết gì về ngành nọ, ngành kia, học nọ, học kia nên cứ để con tự bơi sao thì bơi. Phần nữa, lớp 12 không định hướng được khối thi, trường thi. Văn ok, Toán cũng tạm. Anh thì ngu đặc – khối D không ổn. Lý, Hóa, Sinh ứ tốt – A không ổn, B không ổn. C thì không thích nhưng thôi cứ mặc định theo vậy đi. Ghép cho mình cái khối C, nhưng lại chả học hành qué gì khối C. Nên năm đầu toạch Đại học.

Đang trong kỳ ôn thi cho mùa thi Đại học lần thứ 2 thì được ông anh rể (hồi đó làm bí thư Đoàn xóm) đưa cho cái giấy thông báo ghi là “Trường ĐH quốc gia tp Hồ Chí Minh – Khoa Công nghệ thông tin”  tuyển sinh gì gì đó. Ờ thì nộp hồ sơ, rồi đi học. Cái quyết định này là cái quyết định thực sự ngu ngốc của một cái đứa còn quá non dại. Đại học cái quằn què gì đâu, nó là trung tâm đào tạo tin học gì đấy. Đi học mà tự ti vô cùng.

Được cái hồi đó cũng đi cày gia sư, kiếm được xèng đủ, thừa chi tiêu cho mình và còn cho bạn bè mượn. Rồi cũng xong được 2 năm, được cái bằng Kỹ thuật viên. Tốt nghiệp xong còn chả cần quay lại lấy bằng. Con bạn học cùng lớp, nó học tiếp lên trình độ Chuyên viên lấy bằng cho. Cũng hơi thắc mắc là bằng tốt nghiệp cũng lấy hộ được chăng?

Học xong Kỹ thuật viên, về quê xin vào xã làm chân “gõ máy”, quét dọn phòng, rửa chén. Gớm, ngày đó cả xã có hai cái máy tính, máy in. Một cái ở phòng chủ tịch xã. Một cái ở phòng kế toán. Nó ngồi phòng kế toán nhưng làm chân gõ máy. Và cả xã có mỗi nó là con gái. Buồn thê thảm, nhàm tẻ vô cùng.

Nó tự hỏi: Ô, chẳng lẽ mình chôn vùi tuổi trẻ của mình trong sự nhàm tẻ, vô vị này sao? Và nó quyết định nghỉ việc. Nó nghỉ, bác phó chủ tịch xã, bác hội trưởng hội cựu chiến binh với ai nữa ấy ra nhà nó bẩu: Thôi, cháu cố gắng làm rồi mai mốt xã có trung tâm tin học thì hướng dẫn cho mọi người và làm thêm cái nọ, cái kia,… Nhưng nó quyết định rồi, nó nghỉ.

Nó nghỉ, nó thưa chuyện với mẹ cha về việc ôn thi lại Đại học. Biết là rất khó khăn nên tự nó biết mình phải nỗ lực.

Mùa xuân năm ấy. Ăn Tết xong là vào tháng 2 dương lịch. Nó rủ bé hàng xóm xuống nhà thầy giáo mở lớp ôn thi Đại học tại nhà để mua vé ôn thi. Lên dây cót tinh thần chiến đấu với những khó khăn phía trước. Và khó khăn gấp bội khi nó quyết định ôn thi khối D. Sau 4 năm, giờ quyết định ôn thi lại Đại học đã là một quyết định mạo hiểm. Nó quyết định thi lại Đại học không phải bằng số 0 mà bằng số âm với khoảng thời gian ngắn ngủi thì là cực kỳ mạo hiểm.

13 năm đã trôi qua. Nhưng nó còn nhớ in cái buổi đầu tiên nó đi học ôn thi. Nó đi sớm, ngồi bàn đầu ngoài cùng. Nó ghi ghi chép chép rất nhiều, ghi tất cả. Thầy giáo nói: “Sao em ghi nhiều vậy, tất cả những cái này đều là kiến thức cũ”. Vâng, cũ với tất cả cả các bạn trong lớp ôn. Nhưng với riêng nó là mới. Nó vẫn cặm cụi ghi….

Vài buổi sau nữa, nó mượn vở của bạn ngồi bên cạnh đi photo để về tự học những cái các bạn đã biết. Đến bây giờ, nó vẫn không hiểu sao cái con người mỏng manh, cao 1.6m, nặng <40kg ngày đó lại có đủ sức khỏe, sức mạnh để cày học khủng khiếp đến vậy. Vì thời gian ôn thi không còn nhiều, vì tiết kiệm chi phí. Nó chỉ đăng ký mua vé môn Toán và tiếng Anh. Ngoài những buổi đi ôn thi thì tự học ở nhà.

Mùa hè nóng như thiêu đốt. Nó ngồi học trên tầng 2, mái bằng càng nóng và đặc biệt – không bật quạt. Bởi lẽ, bật quạt, tiếng quạt ồn ào không tập trung học được. Học, học và học. Học quên ăn và ngủ ít. Thường nó học đến tầm 1, 2 giờ sáng, tối mà có buồn ngủ quá thì ngủ chút để lấy sức. Khi tắt điện ngủ rồi, nằm xuống rồi vẫn ở tư thế học. Nó viết lên chiếu để ôn lại những từ tiếng Anh và lảm nhảm lại kiến thức rồi ngủ lúc nào thì ngủ. Sáng sau, lại dậy lóc cóc đạp quả xe cào cào không giỏ xe nhìn rất bặm trợn đi ôn thi.

Thời gian dành cho việc ôn thi lại Đại học với một khối thi hoàn toàn mới không có nhiều. Đâu 4 tháng gì đó, từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 6 dương lịch. Khối D thi ngày 9,10 tháng 7. Khoảng thời gian ít ỏi từ giữa tháng 6 đến lúc thi là thời gian tự ôn, củng cố lại kiến thức để đến lúc đi thi là ở tâm thế “thản nhiên”. 4 tháng ôn với một lượng kiến thức khổng lồ, mới mẻ. Nó không có thời gian dành cho môn Văn nữa, chỉ học được Toán và tiếng Anh.

Thôi thì Văn chập choạng được tí nào thì được. Đến khi đi thi, đọc cái đề thi vào bài “Sóng” thì giật mình. Oạch, thơ không nhớ nữa rồi, câu được câu chăng, nhớ được câu nào phang câu đó. Ngày đó thi xong, kêu là vào đúng cái bài không thuộc thơ. Nhưng nói thế chứ, sau 4 năm không động chạm đến, không học, ôn lại thì vào đề nào cũng thế thôi. Ờ ớ ơ. Thế mà rồi, con bé cũng múa bút được 7,25 hay 7,5 điểm Văn gì đó.

Và nó biết nó còn phải vượt qua cả những cám dỗ, những lời mời gọi, những cuộc chơi,… nữa. Toàn bộ sức lực, trí lực, tâm lực của nó dồn vào mục tiêu thi Đại học. Nó làm gì còn đường lùi nữa đâu. Nó đang chậm hơn so với bạn bè rất nhiều. Thêm nữa, nếu không đậu Đại học nó cũng chưa biết phải đối diện với chính nó, với bố mẹ nó như thế nào nữa.

Nó không dám nghĩ đến viễn cảnh khác mà chỉ được phép nghĩ đến viễn cảnh tốt thôi. Sinh nhật bạn hay việc riêng nọ kia, chơi bời, tán phét,… dẹp, dẹp hết. Don’t care, không được phép care. Bạn trong nhóm đến rủ nó ra quán uống nước, rủ đi chơi, đi sinh nhật nó đều từ chối. Bữa sinh nhật nhỏ bạn vào ngày 18/03. Nó nhớ nhưng nó không có động thái gì cả. Nó dặn bố mẹ: Có ai hỏi thì nói con không có nhà.

Bố mẹ nó truyền đạt lại như thế. Nhưng bạn nó biết nó có ở nhà và đang ở trên tầng vì điện học vẫn bật sáng. Thế nên mấy bạn vẫn đứng dưới sân, gan lì đợi. Nó thì vẫn học bình thường. Và nhóm bạn đã phải đi mà không có nó. Rồi những bộ phim hấp dẫn, những bữa thấy bạn bè tung tăng đi chơi, tán ngẫu, những cuộc chat chít, vào mạng hấp dẫn đã không dụ được nó. Nó chiến thắng chính mình.

Nó đến với kỳ thi Đại học năm đó bằng những suy nghĩ, tính toán của chính nó. Nó nghĩ rằng, nó đã sai lầm khi không có định hướng và đã trượt dài trong thất bại. Giờ không có con đường nào khác là trước tiên phải đậu Đại học. Và nó nghĩ, nhà nó không có điều kiện mà lo chạy việc cho nó đâu. Đã thế, bố mẹ nông dân, họ hàng nông dân. Chả ai biết việc này, việc kia, chỗ nọ, chỗ kia cần người hay còn chỗ trống mà trông ngóng sau khi nó học xong sắp xếp cho nó. Nó phải tự thân thôi.

Nó sẽ phải đi bằng chân của mình, bằng tự khả năng của nó. Nó nghĩ được như thế và nó nhẩm tính rằng, nếu mà có ngoại ngữ thì vứt đâu cũng tự sống được. Đó là lí do đưa nó đến với quyết định chọn khối D. Ngoại ngữ trong đầu nó ngày đó định hình là tiếng Anh. Nó mua một bộ hồ sơ duy nhất, đăng ký thi khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân. Làm hồ sơ xong thì bạn học cùng cấp 3 (học năm cuối ĐH Kinh tế) gọi điện về hỏi thăm.

Bạn: Thế mày làm hồ sơ chưa? Thi trường gì?

Nó: Tao mua đúng một bộ hồ sơ, đăng ký thi khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân.

Bạn: Mày thi tiếng Trung đi. Tiếng Trung mai kia sẽ rất được trọng dụng, ra trường dễ xin việc.

Nó: Thôi, tao mua có một bộ hồ sơ và đã điền xong thông tin rồi.

Bạn: Mã ngành tiếng Anh 701; tiếng Trung 704. Mày sửa số 1 thành số 4 là ok.

Nó: Tao giữ nguyên ý định. Coi như cái duyên.

Rồi cũng đến ngày đi thi Đại học. Nó bước vào kỳ thi với cái thân hình rất mong manh, 38 kg ngự trên chiều cao 1.6m. Gầy, rất gầy. Cơ dưng, tâm thế cực kỳ thoải mái và tự tin. Nó lên Hà Nội và đến ở nhờ nhà bạn học cùng cấp 2. Bạn nhiệt tình đưa đón nó đi về trong cái không khí nóng, ngột ngạt khó thở của mùa hè, của Hà Nội và của mùa thi. Nó đi thi, áp lực là cực lớn vì mặc định chỉ còn có một con đường cho nó. Hồi hộp đấy mà lại đầy tự tin đấy. Nó tin vào nội lực của nó, tin vào sự nỗ lực của nó. Nó … có niềm tin.

Chính tâm thế đó, giúp nó làm bài rất thoải mái. Kể cả với môn Văn, cái môn nó không có thời gian để học ôn. Khi nhận đề bài, sau ít phút choáng (không choáng mới lạ), nó định thần vạch chiến thuật làm bài trong đầu. Với câu hỏi kiến thức về tác giả (giờ không nhớ là hỏi về tác giả nào) thì dồn tâm trí nhớ lại kiến thức. Sắp xếp trình bày lại kiến thức cho thuận. Còn với câu hỏi phân tích, cần cảm xúc thì dùng cảm xúc.

Nói thật là nó đã nhắm mắt, đã run rẩy, đã phiêu trong phòng thi để hiểu được cái tâm tư, tình cảm của tác giả và như thể nó chính là nhân vật chính vậy. Nên dù rằng nó còn chưa biết yêu là gì mà vẫn đủ cảm xúc để cây bút của nó hoạt động hết công suất. Toán nó làm cũng được, Anh cũng thấy ổn. Thi xong, về quê thong thả chờ kết quả.

Nói thong thả thôi, chứ đến cái ngày trường nọ trường kia biết kết quả cứ gọi là ngóng, là hồi hộp, là tim đập chân run, là hi vọng là lo âu,… Bao thứ cảm xúc cứ đan xen. Nó biết điểm thi vào một buổi tối, sau bao ngóng đợi. Nó được 27,5 điểm (đã nhân hệ số và cộng điểm nông thôn). Thật, cái cảm xúc lúc xem điểm thi giờ lại hiện hữu trong nó. Tay gõ phím của nó đang run lên đây, mặt nó đang nóng bừng và tim đập nhanh hơn. Nó chạy một mạch từ quán net về nhà. Nó nói trong hơi thở hổn hển với mẹ “con đỗ rồi, con đỗ rồi mẹ ạ”. Cảm xúc vui mừng nhất thời của nó phát ra như thế. Chứ lúc đó mới là biết điểm thi chứ chưa biết điểm chuẩn đậu của khoa.

Những ngày tiếp theo là những ngày hồi hộp ngóng đợi. Mẹ nó tính toán rằng, các năm trước khoa tiếng Anh của trường này thường lấy tầm 25; 25,5 điểm. Nếu năm đó lấy cao lên 2 điểm thì 27,5 điểm vẫn đậu. Các em ở lớp ôn thi cùng thì chúc mừng liên tục, các em cứ động viên rằng điểm đó chắc chắn đậu. Rồi thì chú, bác làm cùng ở xã biết tin cũng chúc mừng. Ai ai cũng nghĩ “chắc chắn đậu”. Ờ, vậy mà thật trớ trêu cho nó, khoa tiếng Anh năm đó lấy 30 hay là 31 điểm.

Nó toạch Đại học lần 2. Sốc, nhưng rồi cũng phải bình tĩnh mà tìm, chọn con đường đi tiếp theo. Nó liệt kê danh sách các trường lấy nguyện vọng 2, khoanh vùng những trường có khả năng. Đến với nguyện vọng 2, nó không dám tơ tưởng mấy trường ở top trên. Thế nên, trường ĐH Quốc gia, khoa tiếng Trung lấy nguyện vọng 2 nhưng nó chỉ đưa mắt liếc qua thôi, không dám dừng lại. Và đó là niềm hối tiếc của nó, số điểm của nó đủ đỗ nhưng nó đã bỏ qua. Nó thì vẫn có tư tưởng “có ngoại ngữ vứt đâu cũng tự sống được” nên nó tính vào Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng hay Huế gì đó (không nhớ rõ lắm chỉ nhớ là miền Trung). Bạn lại gọi điện hỏi thăm:

Bạn: Thế mày tính nộp nguyện vọng 2 vào trường nào chưa?

Nó: Tao tính nộp vào trường này…

Bạn: Thôi, tao lạy mày, đừng mộng mơ miền Trung nữa đi, ở Hà Nội cho gần.

Nó: Ờ, để tao tính toán, cân nhắc.

Và nó đã nộp nguyện vọng 2, khoa Kế toán trường Đại học Lao động – Xã hội, đậu vào khoa kế toán…

Học xong Đại học, lại là những tháng năm vật lộn với công cuộc tìm việc, phấn đấu để có thể đứng được, tồn tại được, để có thể nhận đồng lương xứng đáng từ một Công ty nước ngoài. Khó khăn chưa bao giờ là hết và động lực vươn lên thì luôn cần. Mỗi lần đối mặt với khó khăn, mỗi lần cần lấy động lực, nó lại nghĩ về ý chí và nghị lực của nó thời thanh xuân ấy – thời thanh xuân nỗ lực hết mình. Thanh xuân luôn là điểm tựa sức mạnh với nó.

Tác giả  LƯƠNG THỊ DUYÊN

* Bạn đọc có thể ủng hộ bài viết của tác giả bằng cách like và chia sẻ tại đây nhé!
* Gửi bài dự thi về hòm thư cuocthiviet.caybuttre@gmail.com đến hết ngày 25/10/2019. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem tại đây. 

 

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường &#8211; Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết &#8220;Những thiên thần không cánh!&#8221;
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể&#8230;!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần&#8230;
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ