(Tản mạn) – “Mãi mãi tuổi hai mươi”: khát vọng tuổi trẻ!


Chiến tranh đã đi xa hơn 40 năm nhưng đọc lại những ghi chép của quyển nhật ký cảm xúc  trong tôi không đổi. Nó đã góp phần phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân của cũng như phản ánh một thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng, sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc.

Cuốn sách vẫn luôn mới, ngay từ bìa sách là gương mặt tuấn tú, đôi mắt sáng đầy trí tuệ của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc với dòng chữ nổi bật “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Lật từng trang sách ta sẽ gặp một tâm hồn thật đẹp. Đây không phải là quyển sách bình thường mà là cuộc đời, một số phận, đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chiến.Chúng ta sẽ thấy một trái tim, một tâm hồn của con người. Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một tên rất trẻ “ Mãi mãi tuổi hai mươi”.

Mãi mãi tuổi tuổi hai mươi là nhật ký của chàng trai trẻ phải từ giã  giảng đại học, từ giã sách bút và cả ước mơ tri thức của cuộc đời mình để sống và chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp và nền độc lập tự do của dân tộc. Nhật ký này chỉ là suy nghĩ của chàng trai trẻ mãi mãi nằm ở tuổi 20. Đất nước chúng ta dài rộng, qua mỗi thế hệ dù ở một môi trường nào đi chăng cũng sẽ có những thi sĩ. Lý tưởng của anh vẫn mãi xanh và anh vẫn trẻ muôn đời.

Nguyễn Văn Thạc là ai?

Nguyễn Văn Thạc sinh 1952 tại vùng đất Hà Thành trong một gia đình thủ công. Anh từng đạt nhiều thành tích trong học tập, có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên báo hay in thành sách. Anh từng được xét đi đào tạo ở Liên Xô, tuy nhiên, phần lớn học sinh xuất sắc năm đó đều phải gọi đi nhập ngũ. Trong thời gian chờ ngày nhập ngũ, anh thi đỗ vào khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội và tạm ngừng việc học để chiến đấu khi đang học năm 3. Anh hy sinh ở chiến trường Quảng Trị chưa đầy mười tháng tuổi quân và chỉ mới bước sang tuổi 20 vài tháng vào năm 1972.

Anh viết cuốn nhật ký “Chuyện đời” trước khi hành quân ở chiến trường ác liệt. Quyển sách được Nhà xuất bản thanh niên in thành sách cùng nhiều lá thư và hình ảnh xúc động về anh. Việc đổi tên thành “Mãi mãi tuổi hai mươi” đã được thông qua ý kiến gia đình liệt sĩ. Quyển nhật ký đã mang đến những cảm xúc cho toàn xã hội và trở thành sự kiện văn học với nghệ thuật cao cả về tình yêu quê hương với bao khát vọng.

Nguyễn Văn Thạc người chiến sĩ tuổi 20 với bao khát vọng

Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc

“Khát vọng” ở thời nào cũng có, nhưng khát vọng của thời chiến nó mãnh liệt hơn bao giờ hết. Người ta thường nói: “ Trong những hoàn cảnh càng khó khăn và khắc nghiệt, con người sẽ càng kiên cường và mạnh mẽ để vươn đến những chân trời mới”. Chàng trai năm ấy đã bỏ lại những ước mơ nơi giảng đường để đến với chiến trường. Nếu như những cậu sinh viên bây giờ có khát vọng khởi nghiệp và thành công trong tương lai thì đó chưa là gì so với khát vọng của anh chàng mãi mãi nằm ở tuổi 20.

 Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả, nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi phải mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng.

“Không nên yếu đuối, không được chùn bước, hãy cố gắng lên, nhất định sẽ vượt qua!…”

 Quyển nhật ký tái hiện tình bạn thời chiến

Thời nào cũng có tình bạn đẹp nhưng tình bạn thời chiến, đó là những tình bạn chân thật nhất vì họ chính là anh em trong một nhà. Nỗi đau khi những người bạn của mình lần lượt ngã trên chiến trường. Nó là nỗi đau không thể tả được. “Trong 10 tháng của, có người bạn luôn cùng anh hành quân trong chặng đường gian khổ”, đó là những dòng nhật ký mà chính tay anh viết trong những đêm giữa hai trận chiến. Chính những tình bạn chân thành này đã giúp anh chiến đấu anh dũng trong suốt 10 tháng tuổi quân.

Ai đấy, khi khoác vai người bạn yêu quí của mình,chỉ cho bạn, kia là ngôi sao Hôm – ngôi sao Mai… Ngôi sao ban chiều và ngôi sao của bình minh. Chớ quên rằng, có buổi sáng nào , sao Mai mang màu đỏ, màu máu và màu lửa! Chớ quên rằng, để đêm trăng có những ngôi sao tình tự, để con người được tự do mơ ước vươn tới những đỉnh cao xa; có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô mọi mơ ước dịu hiền nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất. Mà đánh giặc…”

Nhật ký còn cho ta thấy nỗi nhớ nhung của anh về mối tình đầu thời áo trắng với Như Anh

Một lời hẹn ước về mối tình đầu không quên: Bốn năm sau sẽ trả lời chính xác câu “hạnh phúc là gì”.

Tình đầu là tình khó đến được với nhau nhưng để lại trong nhau những kỷ niệm khó quên. Là một cậu sinh viên còn ngồi trong giảng đường có cơ hội tiếp xúc với những mối tình mới nhưng bao lần trong lòng tôi vẫn còn  nhớ mãi về kỷ niệm thời áo trắng, những kỷ niệm khắc mãi trong lòng tôi như những hoài niệm về thời đã xa. Huống chi anh phải ở chiến trường bom đạn để nhớ về mối tình đầu đã đi xa sang một đất nước mới.

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và chuyện tình chưa kể

Trong một môi trường bom đạn khắt nghiệt, anh không có một cơ hội nào để có bắt đầu một mối tình mới chỉ có thể nhớ về cái tình đầu và duy nhất của anh. Giá như không có chiến tranh, có lẽ anh Thạc đã cùng chị Như Anh có được hạnh phúc tại một chân trời phương Tây. Kèm theo quyển nhật ký là những lá thư tình của anh gửi cho chị Như Anh.

“Như Anh có thích đọc những dòng này hay không? T. viết cho Như Anh khi đang nằm trên bờ một con sông. Sông đẹp lắm. Đêm rất khuya. Vành trăng đỏ quạch sắp lặn xuống chân trời.” Trích từ lá thư tình gửi cho Như Anh

Hay những câu đầy cảm xúc về Như Anh trong nhật ký:

“Mình luôn nhớ Như Anh. Cảm xúc ấy trở đi trở lại và luôn luôn mới mẻ, luôn khiến mình phải bàng hoàng.” “Lạ thật, sao Như Anh lại cứ xuất hiện trong nhật ký của mình? Sao Như Anh lại cứ đứng ở nẻo khuất của lòng mình?”

Khát vọng được trở về gặp gia đình

Nỗi nhớ mong được trở về nhà của sinh viên xa nhà là một thì nỗi nhớ của người chiến sĩ xa trường gấp trăm nghìn lần. Gia đình là nơi mọi người đều muốn trở về khi đi xa. Quyển Nhật ký mang đến nhiều điều suy ngẫm cho thế hệ trẻ chạy theo những đam mê và công việc quên mất ngày trở về để rồi một ngày chợt hối tiếc. Còn anh Thạc chỉ mong muốn được về sum họp gia đình dù chỉ một lần nhưng anh lại không có cơ hội.

“Mấy cây hồng bì, cây nhãn bên sân hàng xóm có còn hay không, ngày trước, đấy là nơi tụi trẻ bán hàng và đám cưới; cái dù vàng che cô dâu, chú rể, giờ tơi tả khắp bốn phương. Kỷ niệm càng dâng lên và trào ra như nước mắt. Sáng lạnh nhiều sương, gió táp, cây trên đồi chắc là buốt lắm, nằm nghĩ về những người thân yêu mà se thắt trái tim”.

Nghề báo 24h

 

Những cảm xúc của anh trong nhật ký đã phản ánh cuộc chiến và thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng

Đọc quyển sách như được sống lại những tháng ngày bi tráng mà đầy hào hùng của lịch sử dân tộc với chiến trường Quảng Trị, với dòng sông Thạch hãn lịch sử, nơi bao chiến sĩ đã ngã xuống dưới sóng nước mênh mang. Nhà văn Lê Bá Dương đã có những dòng thơ ngân nga cảm xúc:

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Tan chợ chiều xuôi đò có vội

Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong”

Những dòng thơ cho ta một tâm hồn dung cảm trước thiên nhiên, yêu tha thiết quê hương đất và cho ta những dòng văn đẹp lấp lánh như làm sáng bừng ý chí và nghị lực của một con người và cả một thế hệ trẻ sống cho độc lập tự do. Chính những ý chí đó đã xây đắp cho chàng thanh niên một nghị lực sống và chiến đấu hết mình cho quê hương.

Lời tiên đoán ngày giải phóng miền nam thống nhất là 30/04/1975

Lời tiên đoán này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong quyển nhật ký của anh, ngay cả trong những lá thư anh viết cho chị Như Anh cũng nhắc đến một cách gián tiếp “Ngày 30/04/1975 mới trả lời một câu hỏi “Hạnh phúc là gì?

Lời tiên đoán của anh trong nhật ký đã trở thành hiện thực nhưng xót xa thay và cũng cao đẹp thay anh vĩnh viễn ra đi đêm tuổi trẻ tô thắm cho những mùa xuân của đất nước. Cuộc đời tuy không dài nhưng Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã để  nhiều tiếc thương cho gia đình, đồng đội, bạn bè và đất nước về con người trung hiếu, học giỏi, giản dị luôn phấn đấu vì lý tưởng cao.

Chiến tranh đã đi xa hơn 40 năm nhưng đọc lại những ghi chép của quyển nhật ký  cảm xúc  trong tôi không đổi. Nó đã góp phần phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân của cũng như phản ánh một thế hệ trẻ giác ngộ lý tưởng, sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc.

Kết quả hình ảnh cho lính xa nhà

Như Nhà Thơ Phạm Tiến Duật đã viết: “Tôi hình dung Nguyễn Văn Thạc đang hiện lên gương mặt tuấn tú của người con trai Hà Nội mũ tai bèo. Tôi muốn các bạn trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ đọc và nhớ tên anh.”

Sự xuất bản sách như một tri ân đối với người đã mất, tri ân những chiến sĩ và nhận ra khí phách Việt Nam trong quá khứ hào hùng. Tổ quốc và thế hệ trẻ hôm nay mãi mãi ghi nhớ sự hi sinh của anh . Đến với mãi mãi tuổi hai mươi để biết thêm một con người, một cuộc đời, ở một thời nhưng đến được với mọi thời. Đọc những dòng nhật ký tâm hồn mỗi người như ngân dung nên niềm tự hào, tri ân và nuối tiếc về thế hệ trẻ đã đi qua. Làm động lực cho thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu học tập.

Đây là quyển sách ý nghĩa và tư liệu quý báo dưới mọi thời đại. Một lời đầy xúc động Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc nhắn gửi đến thế hệ trẻ:

Ai đấy, khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi về, cánh cửa trời rộng mở, chớ quên dưới chân mình là cát sỏi, là hòn đất thắm đượm mồ hôi, thắm máu của bao thế hệ, mà cuộc sống của họ đã xa xôi,…

                                                                                                     Ni Võ

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ