Tại sao chúng ta che dấu nỗi đau cảm xúc


Có nhiều lý do khác nhau lý giải tại sao chúng ta cố gắng che giấu, hoặc ngụy trang nỗi đau tinh thần đến từ sự trỗi dậy của những niềm tin tiêu cực về bản thân chúng ta bị gây ra bởi 1 người hoặc 1 tình huống cụ thể. Nhưng chúng đều có điểm chung, đó là do nỗi sợ hãi gây ra…
Tham khảo
Why We Hide Emotional Pain
Strong people won’t let themselves cry, right?
Published on September 28, 2011 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
 
Có lẽ bạn đã từng hỏi ai đó liệu họ đang có chuyện không vui – sự thể hiện hoặc giọng nói của họ rõ ràng cho thấy họ đang tức giận – họ chỉ đáp lại: “Không, tôi ổn.” Trong những trường hợp như vậy, rõ ràng là họ không ổn nhưng họ trốn tránh nói về nó vì họ sợ rằng kết cuộc sẽ làm họ cảm thấy tồi tệ.
 
Xu hướng chối bỏ, thu mình và cô lập bản thân là phản ứng phổ biến đối với nỗi đau tâm lý sâu sắc. Thực vậy, 1 manh mối cho thấy 1 người đang đau khổ có lẽ là khi họ trở nên im lặng hoặc thu mình một cách bất thường. Sự im lặng như vậy tiết lộ rất nhiều thông tin, và nói chung thông điệp là: “Tôi không muốn chịu rủi ro bị bạn làm tổn thương nhiều hơn bạn đã gây ra … vì vậy tôi xây 1 bức tường giữa chúng ta.” Ngược lại, cũng có thể người đó đột nhiên trở nên đứng ngồi không yên, bồn chồn và quá nỗ lực thông qua những hoạt động để gây xao lãng bản thân khỏi sự tổn thương do ngôn từ hoặc hành vi của bạn đã gây ra cho họ. Hoặc họ có thể bất ngờ bị mất cảm giác ngon miệng hoặc bắt đầu ăn ngấu nghiến để làm tê liệt nỗi đau của họ. Chúng ta có mọi kiểu phòng vệ để bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương,
 
Nhiều nỗi đau tâm lý/cảm xúc khác nhau
 
Trước khi đi sâu hơn, tôi sẽ tóm tắt tất cả những trải nghiệm khác nhau gắn liền với nỗi đau tâm lý. Dù danh sách dưới đây không thấu đáo hết mọi khía cạnh, nó có thể bao gồm hầu hết những giả định hoặc những diễn giải của cá nhân dẫn đến sự tổn thương tâm lý. Tất cả đều liên quan đến cảm xúc, hoặc bằng cách nào đó làm bạn cảm thấy:
 
Không có giá trị hoặc vô dụng
Không được ủng hộ hoặc bị từ chối
Không được lắng nghe hoặc không được hiểu
Giống như 1 người vô hình hoặc không tồn tại
Không được yêu thương, không được quan tâm hoặc không được muốn
Bị khinh thường, không tôn trọng, không tin tưởng, bị hạ thấp giá trị, bị làm mất thể diện
Bị lợi dụng, bị phản bội, bị chống lại một cách xung hấn
Khiếm khuyết, bất tài, không thể chấp nhận được
Chậm chạp, ngu ngốc, dại dột, ngớ ngẩn
Đê tiện hoặc hèn nhát
Yếu đuối, bất lực
Xấu hổ hoặc bị hạ nhục
Không xứng đáng được dành thời gian, sự chú ý hoặc sự công nhận
Như 1 kẻ thất bại
Tội lỗi, xấu hổ hoặc 1 người xấu toàn diện
Tại sao chúng ta cố gắng che giấu những cảm xúc tổn thương
 
Có nhiều lý do khác nhau lý giải tại sao chúng ta cố gắng che giấu, hoặc ngụy trang nỗi đau tinh thần đến từ sự trỗi dậy của những niềm tin tiêu cực về bản thân chúng ta bị gây ra bởi 1 người hoặc 1 tình huống cụ thể. Nhưng chúng đều có điểm chung, đó là do nỗi sợ hãi gây ra. Có lẽ nguyên nhân lớn nhất trong số những xu hướng che giấu tính mỏng manh về cảm xúc của chúng ta khỏi mọi người là nỗi sợ rằng để lộ nó sẽ làm chúng ta trông yếu đuối trước người khác, và quả thật, làm chúng ta cảm thấy yếu đuối và bất lực trước bản thân. Chúng ta giả định rằng thẳng thắn bộc lộ những cảm xúc tổn thương sẽ để lộ tính nhạy cảm của chúng ta trước họ – và đặt họ vào thế lợi dụng chúng ta. “Trưng bày” nỗi đau của chúng ta như thể làm chúng ta đánh mất sức mạnh của mình.
 
Có lẽ có 1 số khác biệt giới tính ở đây. Ví dụ, đàn ông đặc biệt tránh tiết lộ những cảm xúc tổn thương vì sợ sẽ làm tổn hại đến cảm nhận về sự nam tính của họ. Và thực vậy, họ đã từng bị bị chế nhạo khi còn bé vì khóc lóc, than vãn. Tôi từng làm việc với nhiều nam thân chủ nói rằng họ bị gán nhãn là “kẻ yếu đuối”, “đồ chết nhát” khi bé vì họ không thể kìm nén những cảm xúc yếu đuối, nhạy cảm của họ. Trong những trường hợp như vậy, nó trở thành 1 vấn đề của lòng tự trọng cá nhân không được để cho người khác biết là họ có trong mình “sự dễ bị tổn thương” trước những lời nói và hành động của người khác. Đối với họ, hành xử như thể mình không tức giận, không tỏ ra dễ xúc động, là minh chứng cho sự dũng cảm chịu đựng của họ, 1 sức mạnh nam tính cần thiết.
 
Ngược lại, phụ nữ có nhiều khả năng lo lắng rằng việc tiết lộ nỗi đau tinh thần có thể làm họ bị nói (đặc biệt bởi bạn đời) là họ “quá nhạy cảm”. Đàn ông thường phản ứng lại nước mắt của bạn đời với sự khó chịu lớn, thậm chí tức giận. Tuy nhiên trong vô thức, cảm xúc dạt dào của đối tác làm họ cảm thấy tội lỗi, hoặc ít nhất chịu trách nhiệm. Và xa hơn nữa, nếu khi còn là đứa trẻ, bộc lộ những cảm xúc mong manh làm họ bị chỉ trích nặng nề hoặc chế nhạo, họ có thể trải qua 1 nhu cầu không thể kháng cự là tách biệt về mặt cảm xúc giữa họ với vợ bất cứ khi nào người vợ bộc lộ kiểu hành vi làm họ không thể không đồng nhất hoá với sự không ủng hộ hoặc chối từ của bố mẹ họ.
 
Hầu hết chúng ta lo sợ rằng tiết lộ những cảm xúc tổn thương của mình có thể làm người khác phản ứng lại 1 cách tiêu cực. Chúng ta không muốn bị xem như trẻ con hoặc tệ nhất là, đáng thương, vì dường như chúng ta đánh mất sự kiểm soát đối với những cảm xúc của mình. (và tránh để lộ tính dễ vị tổn thương tâm lý trong những tình huống đòi hỏi sự chuyên nghiệp)
 
Nếu chúng ta phụ thuộc lẫn nhau (codependent) (ví dụ, chúng ta cảm thấy chịu trách nhiệm nhiều hơn cho những cảm xúc của người khác hơn là của chúng ta), chúng ta cũng có thể sợ rằng tự do bộc lộ những cảm xúc của mình có thể dẫn đến một số kiểu lây lan cảm xúc. Sợ rằng cởi mở bộc lộ sự tổn thuơng của chúng ta có thể làm ai đó bị lây nhiễm, chúng ta có thể giữ cảm xúc đó trong lòng, không dám mạo hiểm làm cho bất kỳ ai khó chịu.
 
Và nỗi sợ rằng bộc lộ trọn vẹn nỗi đau tinh thần của chúng ta có thể làm chúng ta trông thật tức cười, lố bịch hoặc không bình thường. Điều gì sẽ xảy ra nếu người khác không – hoặc không thể – hiểu được lý do tại sao chúng ta đau khổ như vậy. Chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ và lúng túng, sợ rằng bộc lộ cảm xúc tự do như vậy sẽ làm người khác xem chúng ta ít nghiêm túc. Chúng ta chắc chắn không muốn bị xem là phản ứng quá mức và do đó những cảm xúc của chúng ta phải bị giảm bớt hoặc gạt bỏ.
Cuối cùng là chúng ta không tin rằng người khác (hoặc những người “quan trọng” của chúng ta) sẽ – bằng cách đáp lại sự cởi mở của chúng ta bằng những lối quan tâm, hỗ trợ – bảo vệ và xác nhận sự tổn thương của chúng ta. Thêm nữa, chúng ta có thể không tin bản thân mình sẽ đương đầu thành công với phản ứng của họ, cho dù nó là gì. Và, giả định rằng chúng ta đang bảo vệ bản thân, chúng ta chắc chắn sẽ không cho họ cơ hội để làm chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn nữa.
 
Và thật mỉa mai, văn hoá xem sự “không bộc lộ sự tổn thương” là 1 sự mạnh mẽ. Nhưng trong thực tế, những động cơ chính của việc che giấu những cảm xúc của chúng ta (như tôi đã chỉ ra ở trên) có nguồn gốc từ sự sợ hãi. Chúng ta sợ trông yếu đuối trước người khác. Điều nghịch lý là, bộc lộ sự tổn thương của chúng ta (một cách không xấu hổ) có thể thực sự là 1 sự bày tỏ cá nhân dũng cảm.
 
Nếu chúng ta không để cho người khác biết họ đã nói và làm điều gì đó gây tổn thương chúng ta, họ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm chính xác những gì họ đã từng làm. Thường thì nguyên nhân chính của nỗi đau cảm xúc họ gây ra cho chúng ta là vì sự thiếu nhạy cảm của họ – hoặc thiếu nhận thức – những điểm dễ bị tổn thương của chúng ta. Có lẽ không phải động cơ của họ lúc nào cũng có tính trả thù hoặc ác ý.
 
Nếu chúng ta thực sự muốn làm cho người khác hoà hợp hơn với những cảm xúc tổn thương của chúng ta, chúng ta cần nói ra thành lời. Cuối cùng, chúng ta không thể đổ lỗi quá nhiều cho người khác vì sự không nhạy cảm của họ đối với chúng ta. Mức độ nhạy cảm của họ đơn giản là đang ở đúng hiện tại. Và đó là trách nhiệm của chúng ta giúp họ trở nên nhận thức rõ hơn và có trách nhiệm đối với những cảm xúc của chúng ta. Nếu chúng ta muốn họ hiểu những cảm xúc của chúng ta hơn, họ cần những phản hồi và chỉ dẫn của chúng ta nhiều hơn là sự im lặng và thu mình về cảm xúc của chúng ta.

Theo psychologytoday.com( theo ybox.vn)

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ