Sóng gió! – Phần 1


Chớm thu! Trời u ám, bầu trời không còn trong xanh như những ngày giữa hạ, mà kèm vào đó là những cơn mưa cuối mùa.

Xoẹt!…Tia chớp vằn vện, xé ngang bầu trời cắt dòng suy nghĩ của Nó…”!
***

18 năm trước, cũng vào 1 ngày mưa gió như thế này, tâm trạng của nó đang rất vui, bởi chắc mẩm kiểu gì về cũng được mọi người khen ngợi, vì đã đỗ được vào lớp chọn của 1 trường cấp 3 chuyên có tiếng ở phố huyện.

Bao nhiêu bạn bè nhìn nó, với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, chắc hẳn ông bà ngoại và bố mẹ sẽ rất tự hào về nó. Trên tay nó cầm tờ giấy thông báo nhập học đi từ trường mới về, vừa đạp xe vừa đi vừa suy nghĩ miên man…

Về đến đầu làng, thì thấy nhiều người nhìn nó, với ánh mắt dò xét, rồi có những tiếng xì xào bàn tán:

– Ông Tư bị bắt rồi
– Sáng nay, thấy bảo công an Tỉnh về nhiều lắm
– Đáng đời
– Cho chết
– Nghe nói bắn nhau với cả công an

Rồi có những ánh mắt nhìn Nó, không mấy thiện cảm, như dè bỉu, như phán xét. Linh tính biết có chuyện chẳng lành, nó cố gắng không quan tâm đến những lời nói kia, đạp xe thật nhanh về nhà ông ngoại. Từ đàng xa nó đã thấy bóng của ông, đang đứng ở cổng chờ nó. Vừa đạp xe đến cổng nhà, ông ngoại ra mở cửa cho nó vào, rồi thật nhanh tay đóng cổng lại, lôi nó vào trong nhà giọng ông thật nghiêm trọng :

– Tình hình là Bố cháu bị bắt rồi.

– Ai bắt bố cháu ạ? Bố cháu có tội gì mà bắt?

– Hôm nay có 1 bác đưa thư lên nhà mình, Bác ấy lên xã, thấy bảo có công văn đánh từ Sơn La. Nói bố mày bị công an bắt ở trên đấy, họ đang cử người xuống Hưng Yên xác minh thông tin. Mày xem có biết bố mày cất dấu vũ khí và chất cấm ở đâu không? Có gì phải bảo Ông nghe chưa.

Nghe đến đây, tất cả như sụp đổ dưới chân Nó. Tờ giấy báo nhập học nó cầm trên tay, không biết bị nó vò nát từ lúc nào, ánh mắt của nó vô hồn, chạy thật nhanh về nhà.

Nó Liền chui vào trong cái tủ thóc, làm bằng tôn để giữa cái gian nhà cấp 4 lụp xụp.

Bởi nó mấy lần nhìn trộm thấy, bố dấu vài khẩu súng lục, với cả đạn, dưới cái thùng tôn đựng thóc ấy. Loay hoay tìm mãi, nhưng không thấy gì cả, chỉ còn khoảng hơn 1 kg đá đỏ dạng saphia, với sỉ vẫn ở dạng thô mới được tẩy rửa qua axit đậm đặc mà đôi ba lần nó thấy bố làm.

Nó vẫn chưa hình dung được, cuộc đời của Nó sẽ như thế nào, chỉ lờ mờ hiểu được 1 điều rằng, sẽ rất vất vả và nhiều tủi nhục. Trong tâm trí của cậu thiếu niên, sắp sửa bước sang tuổi 16, bố của nó mãi là 1 vị anh hùng, nó ngưỡng mộ lắm, bởi vì Bố nói được làm được, đàn em thì vô số và là 1 người nghĩa khí, trọng chữ tín.

Cũng vì cuộc sống đẩy đưa, cái nghèo cứ đeo bám mãi, làm ăn gì cũng thua lỗ, đen đủi đủ đường, hình như cả cuộc đời của bố, chưa có lấy 1 ngày nghỉ ngơi.

Nhớ hồi Nó còn rất nhỏ, nhà nuôi nhiều ngan lắm. Hôm trước gọi thợ đến để bán, họ đặt cọc tiền xong hết rồi, chỉ đợi sáng hôm sau là xuất. Ấy vậy mà, sáng hôm sau ra ngan chết trắng vườn… Xót lắm!

Rồi bố thuê cả 1 dải đê, dài tầm hơn 30km, cộng với ở nhà thuê thêm gần 4 mẫu đất, trồng cây húng, bạc hà để ép tinh dầu. Năm đó được mùa nhưng mà giá rớt thê thảm, giá bán tinh dầu ra không đủ tiền để trả công thợ. Có năm được giá thì lại bị mất mùa, cả khu vực đó trúng vụ, mỗi nhà mình không được.

Bố mở thêm trang trại nuôi ếch, rắn, ba ba cũng không ăn thua, mặc dù rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm. Nhưng cứ đụng đến cái gì là y rằng, bị thua lỗ nặng hoặc mất trắng.

Rồi thì cả nhà bị bệnh đau mắt, lên nằm cùng nhau ở bệnh viện mắt TW, chẳng phải vì bệnh dịch gì cả. Mỗi người một bệnh mới kỳ quái, đến nỗi vị bác sỹ trực tiếp khám và điều trị cho nhà mình cũng thốt lên rằng từ hồi bé đến giờ, chưa bao giờ gặp trường hợp nào như nhà này. Mẹ thì lo lắng, chỉ sợ hồi ông đi lính vào khu vực có chất độc da cam.

Riêng 1 lần trồng cây dược liệu bạch chỉ và ngưu tuất thì năm đó trúng vụ, trúng đậm. Nhưng chẳng hiểu sao, thằng em trai nó bị “húng dái”. Phải đi bệnh viện Việt Đức mổ, nằm mấy tháng trời, bao nhiêu của cải, cũng đi theo căn bệnh của em nó. Bố phải bán đi 1 mảnh vườn, mà đến bây giờ có tiền cũng không chắc đã mua được.

Lục lọi hồi lâu không xót thứ gì. Cầm vội bịch nilon đá quý. Nó chạy vội xuống đưa cho ông ngoại, cất đi.

Nó chạy sang nhà bác hàng xóm, xin gọi nhờ 1 cuộc điện thoại bàn. Để gọi cho mẹ, đang đi chợ trên Hà Nội. Nó đọc số điện thoại mà mẹ đã ghi cho nó, ở trong cuốn sổ cầm tay, có số điện thoại của nhà nơi mẹ nó đang trọ.

Bác hàng xóm nhìn nó với vẻ mặt ái ngại, rồi lạnh lùng bấm phím.

Từng tiếng chuông đổ dồn, nhưng không ai nghe máy. Nó thì rất sốt ruột chỉ mong mẹ nó biết tin cũng đừng có sốc quá mà phải thật bình tĩnh, để xem hướng giải quyết như thế nào. Phải đến lần gọi điện thứ 5, mới có người nhấc máy, nhưng đó là bà chủ nhà. Giọng bà có vẻ rất khó tính rồi cụp máy, bà bảo:  “Gọi gì mà gọi lắm thế? Bây giờ cả xóm trọ đều đi chợ hết rồi, có gì tối hãy điện, mày có nhắn gì để về tao nhắn cho”

Vẫn không báo được tin cho Mẹ, làm sao bây giờ? Nhờ bác hàng xóm gọi tiếp cho cậu, thì cậu bảo cậu đã biết tin rồi, hai anh em phải thương lấy mẹ mày nhé! Chịu khó ở nhà ngoan nghe lời ông bà, đừng có chơi bời lêu lổng…bây giờ để cậu đèo mẹ mày lên Sơn La, xem như thế nào. Cậu cụp máy!

Bất giác nó ôm mặt khóc, có lẽ là lần đầu tiên nó khóc, mà không phải vì bị đánh. Từ trước đến giờ, nó lì lợm lắm, những trận đòn roi của bố, dành cho nó, tuy đau đấy nhưng cũng chưa bao giờ, khiến nó phải khóc như vậy. Nó lo sợ, sợ những tiếng dè bỉu, sợ những nỗi đau mà mẹ, nó, anh em nó phải gánh chịu. Khi có 1 người chồng, người cha phải ở tù, mà ở thời điểm đó đi tù, ở quê là 1 điều gì đó ghê gớm lắm…!

***

Nhà nó nghèo lắm. Không phải là bố mẹ không cố gắng, rất cố nhưng mà số phận, hình như cố tình ép con người ta vào đường cùng. Bố làm ăn đen đủi thua lỗ, nợ nần ngập cổ, gần như ngày nào cũng có người đến đòi nợ…!

Bao nhiêu hoài bão, ước mơ của nó cũng chôn vùi theo bản án, mà người ta đã xử cho bố nó.

Người ta xử kín, có lẽ bố biết hoàn cảnh gia đình mình như thế nào. Bố không cần người nhà lên, đợi cho họ di lý, về trại K1 của tỉnh Sơn La, sau đó mới viết thư về cho gia đình.


Mẹ thì ốm, bởi do suy nghĩ nhiều, lo lắng cộng với những lời dị nghị, nên không thể gượng dậy nổi, để lên thăm bố được.

Cậu đèo nó đi hơn 400km, từ Hà Nội lên Sơn La, hỏi thăm vào đúng đến Trại giam. Nhưng lại phải về tay không, bởi do không có xác nhận thăm thân, của chính quyền địa phương, họ không cho gặp. Chỉ biết chính xác là bố nằm ở trại này.

Lần 2 đi thăm thì có nó, em trai cùng với mẹ và cậu với 1 anh họ nữa. Lỉnh kỉnh chuẩn bị nào cá khô, ruốc thịt, muối vừng, lạc rang, thuốc lào… và đặc biệt, còn dặn dò nhớ mang tiền lên chạy, để xuống lao động ở tổ bếp, hiện tại bố đang phải lao động ở tổ đập đá, việc nặng lắm, sức ông chịu không nổi!

Trời xẩm tối, cũng là lúc lên đến nơi. Đứng trước cổng trại giam, nhìn vào hàng dây thép b40, họ quấn vào từng thanh thép, cắm trên những bức tường cao hơn 3 mét. Nó rùng mình, bất giác ngoảnh mặt lau vội giọt nước mắt, không để cho ai nhìn thấy.

Sáng hôm sau, 6h sáng cả nhà ra đăng ký thăm phạm thật sớm.

Từ đàng xa nó thấy một đoàn người mặc áo sọc kẻ, ai tóc cũng húi cua, da đen sạm, bước chân lững thững đang đi về phía căng tin của trại. Cố gắng căng mắt lên nhìn xem, có bóng dáng của bố ở đấy không?

Kia rồi, người đàn ông với vóc người nhỏ bé, nhưng rắn rỏi, nhanh nhẹn, đang đi ra cùng với vài người khác, riêng Bố thì thấy bị băng bó ở đầu, có máu chảy ra.

Nó không dám chạy ra, bao nhiêu xúc cảm ùa về. Bố đây sao? người đàn ông mặc áo tù, nước da đen sạm, mái tóc điểm những sợ bạc, húi cua đang nhìn Nó. Nở nụ cười như khóc, khóe mắt rơm rớm, đang cố gắng xòe bàn tay như gọi nó lại…!

***

Không biết bao nhiêu lần nó đã nghĩ, khi gặp bố thì phải làm như thế nào? sẽ như thế nào?


Nó sẽ phải nói gì, trước người bố mà ở sâu trong kí ức của nó, luôn mang trong mình nỗi sợ hãi nhiều hơn là kính trọng.

Bởi Bố là một người nghiêm khắc,cực kì nghiêm khắc theo kiểu cổ hủ. Trong tâm trí của nó, vẫn còn in hằn những trận đòn roi, những trận đòn mà có lẽ rằng, cho đến mãi về sau, Nó cũng chẳng bao giờ quên được.

Nó bị đánh nhiều đến mức rạn đòn, mặc dù không dám cãi, nhưng trong đầu Nó luôn có tâm niệm phản kháng :”Bố đánh chết con đi,con chịu được”!

Có một lần nó bị đánh oan, lí do là thằng Phong gần nhà, lại là con nhà bác họ. Bị 1 thằng nào đấy nó đẩy vào trong đống tro rơm, chắc vẫn còn nóng nên bị phỏng hết hai chân. Chả hiểu làm sao mà thằng Phong kia, cứ đổ tội cho Nó làm. Mặc dù Nó không nhận, nhưng Bố vẫn lôi nó ra đánh đập.

Cơn mưa roi, được chẻ bằng que củi vẫn còn răm, mà Bố trút lên hai chân, đùi, lưng của Nó. Ánh mắt của bố lúc đó thật đáng sợ.

– Đây là Bố của mình sao?

– Có phải mình là con của bố không?

Đánh chán tay vẫn chưa hả dạ, bố trói nó lại gốc cây nhãn, bắt cởi hết quần áo ra, rồi cho nó đứng ở tổ kiến vàng, sau đó dùng que chọc cho kiến lên. Không phải nói nhiều cái cảm giác bị hàng trăm, hàng ngàn con kiến vàng, chúng bâu lên người cùng lúc cắn.

Tiếng nó gào thét, tiếng quát tháo, tiếng hàng xóm ra can ngan, tiếng ông bà ngoại và mẹ khóc…

Sau đó nó không nghe thấy tiếng gì nữa. Nó ngất!

Tỉnh dậy, Nó thấy mình nằm trên trạm y tế của xã. Nó bị sai chân, trên lưng và mông, hàng chi chít những cái rằm, do chiếc roi kia cắm vào, mẹ vừa khóc, vừa cầm nhíp nhổ từng cái ra cho nó.

– Mẹ ơi…con bị oan.

Nó thấy lưng mình ướt ướt, nó đoán mẹ khóc vì thương nó, bố cũng ngồi ở gần đấy, đang xoa dầu cho nó. Bố chắc đang ân hận…

*****

Trại Giam…

Bỡ ngỡ mất vài giây, mẹ bật khóc, cậu và em trai cũng khóc, xin được mấy thầy giám thị gặp 30 phút tại phòng khách của trại giam. Riêng Nó thì nhanh nhẹn chạy đi mua đồ được Bố ghi ra giấy ở căng tin của trại,ký vào đó để khi nào cần thì ra lấy.

Lúc về bố gọi riêng nó ra, căn dặn:

– Bố biết, tại bố mà làm cho mẹ và các con khổ, nhưng đây là số phận rồi con ạ! Bố bị như thế này, âu cũng chỉ muốn cho các con có cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Con đừng hận Bố. Bố xin lỗi vì tất cả… Con và em hãy cố gắng học thật giỏi và phải ngẩng cao đầu. Con hãy nhớ nhé. Có điều kiện thì Mẹ và các con tranh thủ lên thăm bố, bố nhớ ba mẹ con nhiều lắm. Cho bố xin lỗi…!

Nó ôm chặt lấy bố, cảm nhận được bờ vai mình hơi ướt. Bố khóc, bởi nó biết khi đã bước chân, vào phía sau cánh cổng trại giam kia là sẽ rất lâu, nó mới có thể gặp lại được Bố.

Nó không hận bố đâu, nó thương nhiều hơn.

Chuyến xe khách cuối ngày, lăn bánh thật chậm len lỏi, qua những con dốc ngoằn ngoèo. Nó mở rèm cửa xe ra, ngắm cảnh núi rừng. Một bên là vách núi cao dựng đứng, bên còn lại, ở phía xa xa dưới thung lũng kia, là những ngôi nhà sàn nhấp nhô. Cánh đồng lúa chín vàng ,được trồng trên những ô ruộng bậc thang, đang độ thu hoạch. Có tiếng cười đùa, gọi nhau ý ới. Kìa nhà ai nấu cơm có khói bếp bay lên….

(Còn tiếp)

Tác giả: ĐỖ QUANG DŨNG

 

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ