Nếu không muốn khóc xin bạn đừng đọc “Đi hết nửa đời con về với mẹ!” của Hoa Anh Túc


Hôm nay ngày 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày mà những người làm mẹ, làm vợ, làm chị, làm em gái được tôn vinh. Tôi gặp rất nhiều trên mạng xã hội những lời chúc, những ảnh những hoa. Tôi cũng gặp những món quà được người ta gửi về tặng mẹ…..

Nhưng khi đọc bài thơ “Đi hết nửa đời con về với mẹ” của Hoa Anh Túc, bỗng dưng tôi hỏi mình rằng, chúng ta rồi sẽ lại dại khở đến bao lâu?

Có lẽ, ngay từ đầu, chúng ta cũng xem lại thế nào là một nửa cuộc đời nhé? Nếu phân tích dưới góc độ sự sống của con người, và đưa ra một khái niệm chung nhất, và với mức tuổi thọ trung bình của chúng ta nhé. 

Theo một số nghiên cứu đã được công bố, thì đến thời điểm hiện tại (năm 2020) tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là khoảng 75 – 80 tuổi. Và như thế, một vòng đời với 80 tuổi thì nửa đời người sẽ được hiểu là ở ngưỡng tuổi đời 40 chăng?

Tôi biết Hoa Anh Túc khoảng 4 năm nay, cô ấy là một tác giả trẻ, (sinh năm 1993). Bài thơ “Đi hết nửa đời con về với mẹ” hình như được cô viết vào cuối 2018, đầu 2019 thì phải, lúc ấy Hoa Anh Túc mới đang ở ngưỡng 27 tuổi. Vậy, ở câu thơ đầu tiên:

Đi nửa đời người đã đến được đâu chưa?

Tại sao ở cái tuổi 27 mà cô nàng lại chạnh lòng mà tự hỏi bản thân mình là đi hết nửa đời người rồi? Phải chăng khái niệm nửa đời người cô đang nghĩ ở đây không phải là vòng sống mà là lẽ sống? mà là tâm lý và tình cảm cũng như sự trưởng thành của một con người?

Đi nửa đời người đã đến được đâu chưa?
Hay vẫn quẩn quanh, chưa trưởng thành mà vẫn hoài là đứa bé
Dừng lại ở nơi đầy bão giông cho hao mòn tuổi trẻ
Đổi lại được gì ngoài những vết xước đau thương?

Đi nửa đời rồi, đã thấy được con đường?
Hay vẫn dậm chân, lạc trong thanh xuân tròng trành không bến đỗ?
Phải qua
bao nhiêu cám dỗ,
Để hết ngây ngô mà học cách khước từ?

Đúng thế thật. đọc những câu thơ trên thì rõ ràng chúng ta đã hiểu về khái niệm nửa đời người. Ừ có lẽ thế, à không, mà đúng thế thật. Nửa đời người hay một đời người mà đếm bằng năm sống thì hóa ra chúng ta chỉ là những cá thể sinh tồn mà thôi. Còn nếu là những con người, thì vòng đời của chúng ta được đếm bằng sự trưởng thành của mỗi con người, phải chăng?

Đứa con trong bài thơ mà tác giả Hoa Anh Túc đang nhắc đến, có thể là chính cô, cũng có thể chỉ là một nhân vật nào đó được cô xây dựng lên qua ngòi bút của mình. Nhưng, cho dù đó là ai thì dường như tất thảy chúng ta, ai cũng sẽ nhìn thấy được mình ở trong đó. Nửa đời người ở đây là hành trình mà chúng ta đã bỏ lại tuổi thơ để rời xa vòng tay mẹ. Ấy là khi chúng ta đã sắp vội vã một nửa đời người…

Chúng ta lớn lên rồi, rời xa vòng tay của mẹ, bước chân vào đời. Đôi khi, có thể là những hòa bão, có thể là những khát khao, những tính toan những dự định. Hoặc đôi khi, chỉ là vì mình còn mải mê một cuộc đời nào đó, mà không kịp nhận ra rằng “vẫn hoài là đứa bé” hay không?

Bạn ư? Tôi ư? chúng ta cứ mải miết bon chen giữa cuộc đời, cứ quẩn quanh và rồi dừng lại ở  “nơi đầy bão giông cho hao mòn tuổi trẻ”, rồi thì lại lạc chân “trong thanh xuân tròng trành không bến đỗ”, rốt cuộc thì chúng ta nhận về những “vết xước đau thương?”

Có thể khi viết ra những điều này, Hoa Anh Túc đang tự kể hoặc nhập vai vào một đứa con tha phương để tự kể. Nhưng riêng tôi, không hiểu sao, đọc những câu ấy tôi lại có cảm giác đó là lời trách giận, xót thương mà người mẹ dành cho con của mình.

Cứ ngẫm mà xem, có thể ở cái cuộc đời đầy toan tính này, người ta đến với bạn chỉ vì những thứ phù du, có thể vì tình yêu, vì danh phận, vì bạc tiền… Và một ngày nào, khi bạn không còn gì để họ cần đến nữa, họ sẽ ra đi. 

Nhưng, nơi quê nhà, mẹ là người luôn cho bạn tình yêu thương và sự lo lắng vô tận, đổi lại chẳng lấy điều gì riêng mình. Và, khi nhìn thấy đứa con của mình cứ mải miết đi, đi mãi trên một con đường đầy những “vết xước đau thương?” thì người mẹ ấy xót.

Đúng, nếu đúng như những gì tôi cảm nhận, thì rõ ràng là người mẹ ấy đang trách móc con mình. Bà trách móc bởi bà xót, bà thương, bà không muốn tiếp tục nhìn thấy con của mình tiếp tục bị va đập bởi phong trần của cuộc sống. Lời trách ấy là bao la tình mẹ, mà tôi cam đoan rằng, nếu bạn đang đọc đến dòng này rồi, nhất định sẽ cảm thấy đâu đó nơi khóe mắt cay cay.

Đi hết nửa đời,
cúi đầu thú tội: “mình là đứa con hư”
Mải miết bước đi đâu biết mẹ hiền từ đợi con nơi bậu cửa
Còn bao nhiêu mùa nữa
Mẹ ngồi đọc câu kinh, nguyện cho đứa con xa được hạnh phúc yên bình.
Mẹ ơi!

Đoạn thơ bạn vừa đọc trên đây, có lẽ mới thật là lời tự kể của người con, là những gì mà người con muốn nói. Đã đến lúc rồi, đã đến lúc con tự nhận ra mình sau những “đau thương”. Có lẽ tác giả cũng như người con trong bài thơ, hoặc có thể là bạn, là tôi, chúng ta sẽ từng như thế.

Chúng ta buộc phải thốt lên rằng “mình là đứa con hư”, mình cứ mải mê với con đường của riêng mình, với những sân chơi của riêng mình, dù rằng mình luôn tự bào chữa rằng, mình cần phải trưởng thành, cần phải ra đi vì nghiệp lớn, hoặc…chúng ta thường có rất nhiều những lý do. Nhưng rốt cuộc thì sao?

Chúng ta đã bỏ quên “bao nhiêu mùa mẹ ngồi trên bậc cửa”, chúng ta sẽ lại vô tình bỏ quên những câu kinh, những lời khẩn cầu mà mỗi ngày mẹ chắt chiu trong từng thương nhớ? Sau tất cả, người mẹ già vẫn ngày ngày, giờ giờ hướng tâm về con, mong con những điều an lành nhất, thì chúng ta, liệu có vì mình mà cứ bỏ quên cả thanh xuân của mẹ?

Chúng ta khờ dại lắm, vẫn luôn khờ dại lắm, đừng cố chấp nữa, đừng tự cao tự đại với cái tôi của bản thân mình nữa. Hãy suy nghĩ lại đi:

Mẹ ơi!
Mai sớm bình minh
Nhờ mẹ ra lũy tre,
quét đám lá khô giùm con, mà chất đầy bao tải
Khi con trở lại
Đem những dại khờ mà hóa kiếp tàn tro.

Tôi không biết khi viết bài thơ này tác giả có khóc không nhưng thực sự, đọc đến những vần thơ này, tôi đã khóc, và khi ngồi viết bài bình này, tôi cũng khóc.  Hôm nay, ngày mà người ta tôn vinh mẹ của mình, tôi vẫn đang ở đây, giữa cái đất phồn hoa đầy cám dỗ này chỉ vì hành trình lớn của bản thân. Vì rất nhiều lý do, tôi vẫn cứ tự bao biện cho mình rằng hôm nay tôi chẳng về được với mẹ. Cuộc sống phòng trần, nó vui dập tôi ghê quá. Hoa Anh Túc đã nói rất đúng, cho dù thế nào thì chúng “mình là đứa con hư”.

Có lẽ, khi viết những câu thơ này, nữ tác giả Hoa Anh Túc cũng giống tôi và giống nhiều bạn đang đọc đến dòng này. Chúng ta thèm được về với mẹ, thèm được về để:

Hay con về làm đứa trẻ lên ba.
Xúng xính váy hoa nép hiên nhà mẹ nhỉ?
Tự nhiên,
con muốn mình ích kỷ.
Bỏ tất cả sau lưng và chẳng muốn làm gì.

(Trích: Hay con về làm đứa trẻ lên ba – Hoa Anh Túc)

Vì rất nhiều lý do mà chúng ta chưa thể trở về bên mẹ, có thể thật sự là chưa thể, cũng có thể là chúng ta đang tự bao biện cho bản thân. Nhưng, dù là vì gì đi nữa thì chúng ta vẫn chưa thể về bên mẹ. Và đây là cách mà tác giả Hoa Anh Túc muốn nói với mẹ của mình lúc này:

Mai sớm bình minh
Nhờ mẹ ra lũy tre,
quét đám lá khô giùm con, mà chất đầy bao tải
Khi con trở lại
Đem những dại khờ mà hóa kiếp tàn tro.

Mẹ ạ, con nhận là mình khờ dại rồi, con nhận là đã hết nửa đời rồi mà con vẫn còn dại khờ quá. Con thèm về bên mẹ, để có thể rũ bỏ đi những tính toan của cuộc sống, những mệt nhoài của tuổi trẻ, những dại khờ của năm tháng chông chênh. Con sẽ về để đốt đi hết tất cả, như một thứ tàn tro…

Các bạn thân mến! Tôi không có thói quen bình nhiều về câu chữ và tâm tư của tác giả trong mỗi bài viết. Bởi có thể chúng ta sẽ hiểu được tác giả nghĩ gì viết gì và như nào khi viết ra những tác phẩm đó. Nhưng cũng có thể là chúng ta sẽ hiểu sai hoặc không thể đủ đầy. Nhưng, tôi có thói quen khi đọc một bài thơ, một câu chuyện nào đó, tôi sẽ đi tìm hình bóng mình trong mỗi câu chữ của người ta.

Và khi đọc “Đi hết nửa đời con về với mẹ” của Hoa Anh Túc thì  thực sự là tôi thấy mình trong đó. Cũng là những dại khờ đó, là những bon chen đó, những lời khóc lóc của bản thân đó, những trách giận yêu thương của mẹ tôi đó…tất cả đều có trong đó.

Và, sau tất cả, sau 16 câu thơ thì câu thứ 17 mới là câu đã lấy đi của tôi nhiều nước mắt nhất:

Đi hết nửa đời rồi – con sẽ về. Mẹ đừng lo.

Bạn có dám cá với tôi là chưa một lần mẹ trả lợi mẹ rằng con sẽ về mẹ đừng lo không? Không, tôi tin là bạn không dám cá bởi hầu hết chúng ta rồi ai cũng sẽ một lần như thế. Chúng ta cứ vội vã buông đi, rồi ra đi, cứ mải mê đi.

Nhưng cũng là câu đó, Hoa Anh Túc đã dùng để kết bài như một lời hẹn, một lời hứa cuối cùng: Con sẽ về!

Đây là câu đắt nhất của ý thơ và của cả bài thơ luôn. Tôi xin phép không bình chi tiết câu thơ này, bởi nó sẽ được cảm xúc của mỗi các bạn cảm nhận. Sau tất cả, về đi nào các bạn và tôi.

Tạm dừng lại mọi thứ, để trở về bên mẹ đi nhé! Những hoa những quà, những gì chúng ta đang đăng tải trên mạng xã hội không thể làm mẹ của chúng mình nguôi bớt nỗi nhớ thương con đâu.

Về đi, đừng chần chừ nữa! Về đi!

Bài bình của: Mr. Sựt

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ