Kỳ thi của cha mẹ


Hôm nay, cả nước có 925.790 thí sinh đặt bút viết vào bài thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Tức là, có hàng triệu bậc cha mẹ cũng sẽ khó có giấc ngủ sâu trong những ngày nóng nhất của mùa Hè.

Cách đây đúng 20 mùa hè, Chiến đi bộ từ lò luyện thi trường Giao thông Vận tải ở Cầu Giấy đến thăm tôi ở lò luyện thi trường Báo chí trên đường Xuân Thủy. Chiến bảo: “Mỗi ngày tớ chỉ dám ngủ vài tiếng thôi. Bố mẹ tớ đã vay một chỉ vàng cho tớ đi Hà Nội thi đại học”.

Chiến được thuê một giường ở ký túc xá đại học Giao thông. Giá 20 nghìn một ngày nhưng cậu được giảm còn 17 nghìn vì là học sinh dân tộc Mường. Bố Chiến ngủ tạm ở bến xe khách trên đường Nguyễn Trãi cho đỡ tốn.

Ngày chúng tôi thi đại học, mẹ tôi đứng chầu chực ở cổng trường cũng là lúc bố cậu đi bộ từ bến xe Sơn La ra trường Cầu Diễn ngồi ngóng con cùng hàng trăm phụ huynh khác.

Buổi trưa thi xong môn cuối, Chiến gọi điện từ bốt điện thoại công cộng bến xe khách về nhà tôi thông báo, làm bài xong, cậu được bố đưa đi Thủ Lệ “cho biết Hà Nội”, bây giờ sẽ lên xe về Hòa Bình.

Chiến người Mường, nhà ở Hòa Bình. Chúng tôi quen nhau vì một bài thơ tôi được đăng trên báo Hoa Học Trò đầu năm lớp 12, bên dưới có địa chỉ trường và lớp tôi. Nửa tháng sau ngày báo đăng, tôi nhận được phong bì thư Chiến gửi để kết bạn làm quen.

Chiến kể cả xã có hai đứa được đi học cấp 3 thôi. Bố mẹ cậu có hơn một quả đồi, trồng chè, su su, mướp, chanh, đem ra chợ bán nuôi cậu trọ học trên huyện. Cuối tuần Chiến đạp xe gần 30 cây số đường đất núi về thăm nhà. Trời mưa con đường về bản dốc và trơn lắm, nên bố mẹ chỉ mong Chiến thi được vào đại học Giao thông vận tải để còn đi xây đường.

Trời mưa con đường về bản dốc và trơn lắm, nên bố mẹ chỉ mong Chiến thi được vào đại học Giao thông vận tải để còn đi xây đường.

Tháng 9 nhập trường, Chiến lại đi bộ từ ký túc xá Giao thông ở Cầu Giấy đến trường báo chí ở Xuân Thủy rủ tôi đi ăn cơm bụi. Cậu thuộc lòng thực đơn: 500 đồng lạc, 500 đậu sốt cà chua, 500 cơm với lại rau xào. Chiến bảo 500 lạc rang được 17 hạt, cô bán cơm xúc chuẩn lắm. Ăn thịt thì tốn, 1.000 đồng được có ba miếng thịt luộc thôi. Mà bố mẹ cậu vẫn còn nợ một chỉ vàng.

Hơn một năm sau ngày trở thành sinh viên, bố Chiến mất vì bệnh. Cậu bạn cùng phòng ký túc xá Giao thông chở tôi đi xe máy về bản nhà Chiến ở Hòa Bình. Tôi ngồi sau xe không dám động đậy vì đường khó đi, chỉ dám thở hắt ra khi cậu bạn chỉ ngôi nhà sàn dưới dốc có cây cờ vàng đỏ – báo hiệu nhà có đám. Bố Chiến mất vì bị bệnh nhưng không đi bệnh viện. Mẹ cậu bảo sẽ bán đi nửa quả đồi để trả nợ chỉ vàng, nhưng chồng bà trước khi mất cũng yên tâm, thằng Chiến học xong chắc sẽ có việc làm. Trong tủ kính tôi vẫn thấy cái ảnh chụp hai bố con khoác vai nhau ở cạnh hồ Thủ Lệ.

Hôm nay, cả nước có 925.790 thí sinh đặt bút viết vào bài thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Tức là, có hàng triệu bậc cha mẹ cũng sẽ khó có giấc ngủ sâu trong những ngày nóng nhất của mùa Hè.

 

Tôi lại nhớ Chiến. Chuyện của Chiến là một mô-típ kinh điển của những kỳ thi đại học suốt nhiều thập niên ở Việt Nam. Hay đúng hơn, là hình ảnh cha và mẹ Chiến, đã trở thành hình mẫu kinh điển của rất nhiều miền quê Việt Nam, mỗi lần “thi đại học”. Phụ huynh, cũng chính là những thí sinh vất vả nhất mỗi kỳ thi ở nước ta.

So với những năm trước, kỳ thi THPT quốc gia kiêm thi đại học bây giờ đã bớt căng thẳng vì cách thức thi, cách thức “chọi” dễ thở hơn, thí sinh được đăng ký không hạn chế số nguyện vọng xét tuyển nên khả năng đỗ đại học khá cao. Đặc biệt, cái thời bố mẹ và con rồng rắn về Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn thi đại học đã không còn.

Nhưng những cải cách của cuộc thi THPT quốc gia dường như không đủ khiến sự nghiệp làm phụ huynh ở xứ này bớt vất vả đi. Đại học không còn là điều tột cùng xa xỉ, những lo toan về đường học hành của con cái không còn đo bằng chỉ vàng, hay bằng 500 đồng lạc rang, thì nó sẽ được nâng cấp thành những dạng thức mới. Nó có thể là trường điểm, trường quốc tế, hay là nỗ lực tuyệt vọng tìm đường đưa con ra nước ngoài.

Tại Việt Nam, việc học hành của con cái vẫn được chứng minh là mối quan tâm lớn nhất của cha mẹ. Khi các phụ huynh được hỏi rằng họ quan tâm đến con ở khía cạnh nào nhất, câu trả lời nhiều nhất là mong con có kết quả cao trong học hành. Và hệ quả, nhiều cha mẹ vẫn ép con học quá sức.

Ở chiều ngược lại, nhiều con cái trưởng thành không trả lời được câu hỏi “Ước mơ của bố mẹ bạn là gì?”. Một khảo sát 200 người cho biết, gần 50% người con trưởng thành không biết cha mẹ có ước mơ nào muốn thực hiện. Bóng dáng của những phụ huynh như trong câu chuyện của bạn Chiến tôi năm xưa, vẫn còn đấy, chỉ thay đổi hình thái thể hiện.

Mặc dù tình mẫu, phụ tử là thứ tình yêu người ta ít khi phải cố gắng để có, nhưng nghề làm cha mẹ lại là nghề khó nhất. Một kỳ thi ngắn của con trẻ, lại là lúc chúng ta nhắc nhau rằng kỳ thi của đời làm cha mẹ ở xứ này dài đến thế nào.

Hồng Phúc/ theo vnexpress.net

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ