[Kĩ năng làm thơ – phần 1]: Thơ lục bát và Song thất lục bát


Cách làm thơ lục bát và song thất lục bát có lẽ là một trong những điều được khá nhiều bạn trẻ ngày nay tìm hiểu. 

Sáng tác thơ là cách thể hiện thế giới bên trong cũng như bên ngoài của bạn. Một bài thơ có thể là về bất cứ chủ đề gì, từ tình yêu cho đến sự mất mát hay về cánh cổng hoen gỉ ở một trang trại cũ kỹ. Việc sáng tác một bài thơ có thể khó nhằn, đặc biệt là nếu bạn không phải là người có óc sáng tạo thiên bẩm hay bùng nổ ý tưởng văn thơ. Tuy nhiên, chỉ cần có nguồn cảm hứng và hướng đi đúng đắn, bạn sẽ tự viết được một bài thơ.

Ở bài viết này, chuyên mục thông tin & kiến thức của Cây Bút Trẻ xin chia sẻ đến các bạn một số kiến thức cơ bản để có thể tự sáng tác được một bài thơ lục bát hoặc song thất lục bát nhé!

I/ Thơ lục bát

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau:

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

2 4 6
bằng trắc bằng
2 4 6 8
bằng trắc bằng bằng

Bảng luật như sau:
Câu lục: + B + T + B
Câu bát: + B + T + B + B
(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.)

Ví dụ:

Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính)

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.
(Huy Cận)

Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

Bảng luật như sau:
Câu lục: + T + T + B
Câu bát: + B + T + B + B

Ví dụ:

Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.
(Nguyễn Du)

2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

Bảng luật như sau:
Câu lục: + B + T + B
Câu bát: + T + B + T + B

Ví dụ:

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

II/ Thơ song thất lục bát

Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng.

3 5 7
trắc/bằng bằng trắc
3 5 7
bằng trắc bằng

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt, (tiếng thứ 3 là trắc)
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, (tiếng thứ 3 là bằng)
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
(Đặng Trần Côn)

Vài Nét Về Niêm Luật:

Đây là thể thơ độc đáo của Việt Nam. Thể thơ Song Thất Lục Bát kết hợp uyển chuyển giữa loại thơ 7 chữ và lục bát. Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn bắt đầu bằng hai câu 7 chữ, rồi đến câu 6 chữ xong đến câu 8 chữ; cứ như thế mà tiếp tục ngắn dài tùy ý miễn sao là bội số của 4. Chẳng hạn 4, 8, 12, 16, 24, 32,… câụ

QUY TẮC CHUNG:
Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi đoạn 4 câu như sau :

câu 1: x x t x b x T1
câu 2: x x b x T1 x B1
câu 3: x b x t x B1
câu 4: x b x t x B1 x B2

câu 5: x x t x B2 x T2
câu 6: x x b x T2 x B3
câu 7: x b x t x B3
câu 8: x b x t x B3 x B4

với:
x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc
b = thanh bằng (ịẹ, không dấu hay dấu huyền)
t = thanh trắc (ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng)
B = vần thanh bằng
T = vần thanh trắc

TÓM LẠI:

+ Trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật.

+ Trong câu 6 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật.
+ Trong câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm luật.
+ Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc tùy ý miễn sao đọc lên âm điệu nghe xuôi tai là được.

CÁCH ĐỐI:

Không bắt buộc như trong thơ Đường luật, nhưng có thể áp dụng trong cặp câu 7 chữ. Câu 7 ở trên đối với câu 7 ở dướị

VÀI VÍ DỤ MINH HỌA:

Để dễ hiểu, chúng ta có thể thử phân tích niêm luật của một vài đoạn thơ bên dưới sẽ thấy rõ hơn những điều đã giải thích ở trên.

Thí dụ 1:
Tiết Phụ Ngâm
Thiếp có chồng, chàng ĐÀ hay BIẾT,
Đôi minh châu tha THIẾT còn TRAỌ
Nghĩ tình vương vấn khít KHAO,
Ngọc này thiếp buộc áo ĐÀO thắm TƯƠỊ

Nhà thiếp ở lầu NGOÀI ngự UYỂN,
Chồng thiếp làm lính ĐIỆN Minh QUANG.
Biết chàng lòng sáng như TRĂNG,
Thờ chồng, thiếp nguyện đá VÀNG thủy CHUNG.

Trả minh châu, lệ đôi DÒNG,
Hận không lúc thiếp chưa CHỒNG gặp NHAỤ
Trần Trọng San dịch

Chú thích:
* BIẾt vần với THIẾT (vần trắc # T1)
* TRAO vần với KHAO và ĐÀO (vần bằng # B1)
* TƯƠI vần với NGOÀI (vần bằng # B2)
* UYỂN vần với ĐIỆN (vần trắc # T2)
* QUANG vần với TRĂNG và VÀNG (vần bằng # B3)
* CHUNG vần với DÒNG và CHỒNG (vần bằng # B4)

Chú ý, trong bài thơ này, 2 câu cuối cùng là lục bát. Bài thơ này là một loại biến thể của Song Thất Lục Bát vì không theo đúng quy tắc nêu ở trên.

Thí dụ 2:
Trải vách quế gió vàng hiu HẮT,
Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG.
Oán chi những khách tiêu PHÒNG,
Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌ

Duyên đã may cớ SAO lại RỦỊ
Nghĩ nguồn cơn dở DÓI sao ĐANG.
Vì đâu nên nỗi dở DANG ?
Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.

Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HÓA
Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI
Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI
Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG

(trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)

Chú thích:
* HẮT vần với NGẮT (vần trắc # T1)
* ĐỒNG vần với PHÒNG và TRONG (vần bằng # B1)
* ĐÀO vần với SAO (vần bằng # B2)
* RỦI vần với DÓI (vần trắc # T2)
* ĐANG vần với DANG và THƯƠNG (vần bằng # B3)
* MÌNH vần với HÌNH (vần bằng # B4)
* HÓA vần với ĐÓA (vần trắc # T3)
* TƯƠI vần với CƯỜI và MÙI (vần bằng # B5)

Thí dụ 3:
Thuở trời đất nổi CƠN gió BỤI,
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN.
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN,
Vì ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀỴ

Trống Trường Thành lung LAY bóng NGUYỆT,
Khói Cam Tuyền mờ MỊT thức MÂỴ
Chín tầng gươm báu trao TAY,
Nửa đêm truyền hịch định NGÀY xuất CHINH.

(trích Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm)

Thí dụ 4:
Chìm đáy nước cá LỜ đờ LẶN
Lửng da trời nhạn NGẨN ngơ SA
Hương trời đắm nguyệt say HOA
Tây Thi mất vía, Hằng NGA giật MÌNH

Câu cẩm tú đàn ANH họ LÝ
Nét đan thanh bậc CHỊ chàng VƯƠNG
Cờ tiên rượu thánh ai ĐANG
Lưu Linh Đế Thích là LÀNG tri ÂM

Cầm điếm nguyệt, phỏng TẦM Tư Mã
Địch lầu thu, đọ GÃ Tiêu LANG
Dẫu mà tay múa, miệng XANG
Thiên tiên cũng ngảnh Nghê THƯỜNG trong TRĂNG

(trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)

CBT: phần kiến thức này được dẫn lại từ nguồn: https://sites.google.com/site/baclieu32/-viet-bai-huong-dan-lam-tho/huongdanlamtholucbatvasongthatlucbat
Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ