Độc giả của Xuân Diệu là ai?


CAYBUTTRE.VN – Trở lại thời điểm 1938, khi tập Thơ Thơ ra đời, từ góc độ thị trường, hướng đến khách hàng tiêu thụ sản phẩm văn hóa này, một câu hỏi được đặt ra: Độc giả của Xuân Diệu là ai?

Câu hỏi này đặt ra khi chúng ta hình dung có một bộ phận công chúng bỏ tiền ra để mua báo, lựa chọn Phong Hóa – Ngày Nay, thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, truyện ngắn của Thạch Lam, phóng sự của Việt Sinh, Trọng Lang, kịch của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ,… cùng các mục văn hóa, chính trị, xã hội quan trọng khác. Khảo sát những thông tin quảng cáo trên Phong Hóa – Ngày Nay có thể giúp chúng ta hình dung về bộ phận công chúng này thay vì một điều tra xã hội học không thể thực hiện được. Ai quảng cáo? Quảng cáo cái gì? Quảng cáo như thế nào? Quảng cáo hướng đến ai? Những người trong chuỗi cung – cầu này chính là độc giả của Phong Hóa – Ngày Nay mà Xuân Diệu là người từng bước được tạo dựng để trở thành: trước hết là sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu và sau đó từng bước đại diện cho cả chuỗi – hệ thống cung – cầu này. Từ những thông tin quảng cáo, chúng ta có thể đặt ra giả thuyết, độc giả của Xuân Diệu trước hết là thị dân.

Cụ thể hơn, đó là tầng lớp tư sản đang lên, trung – thượng lưu thành thị, có tiền, có học – Tây học. Ai sẽ là người mua các trang phục tân thời của họa sĩ – nhà thiết kế Lemur, Lê Phổ; ai sẽ mua đất, mua nhà, mua xe hơi, mua bảo hiểm, thuê kiến trúc sư thiết kế nhà, đi hội chợ, mua son phấn, kim cương, ngọc trai, nước hoa, trang điểm, đi mĩ viện, khách sạn, nhà hát, chụp ảnh nghệ thuật, hút thuốc lá nhập khẩu, uống rượu Cognac, nghe đĩa nhạc, ăn cơm Tây, khiêu vũ, học trường tư thục Thăng Long, Hoài Đức, tham gia đua xe, chơi quần vợt, du lịch, tắm biển, bận đồ bikini,… Nội dung những quảng cáo tràn ngập trên các trang báo Phong Hóa – Ngày Nay đã giúp chúng ta hình dung về bộ phận công chúng của Xuân Diệu. Do đặc tính của lớp độc giả này: có tiền, có học, sống theo lối mới, ưa kiểu cách, trịnh trọng, đề cao sự lãng mạn, lịch duyệt,…

Họ có nhu cầu thưởng thức một sản phẩm “chải chuốt” hơn. Bởi vậy, ta có thể lí giải được động cơ chỉnh sửa một số từ ngữ trong thơ Xuân Diệu từ bài thơ đầu đến khi xuất bản Thơ Thơ (Dấu vết của sự cải tạo này càng được nhìn rõ hơn nếu chúng ta xem xét giọng điệu, phong cách ngôn ngữ văn chương của Xuân Diệu từ truyện ngắn “Cái hỏa lò” – Ngày Nay, số 93, 9/1/1937 đến “Thương vay” – Ngày Nay, số 94, ngày 16/1/1937). Khi Thơ Thơ ra đời, Xuân Diệu đã chính thức trở thành người đại diện cho ngôn ngữ, văn hóa thị dân, tư sản trung lưu.

Xuân Diệu, trong chiến lược tạo dựng của Tự lực văn đoàn là một thi sĩ lãng mạn, thi sĩ của ái tình, tuổi trẻ và ánh sáng. Câu chuyện về lãng mạn, ái tình, tuổi trẻ và ánh sáng buộc chúng ta phải hình dung ở tầm chiến lược hoạt động của Tự lực văn đoàn. Những chủ điểm này, không gì khác chính là tâm điểm trong sứ mệnh của văn đoàn này. Từ tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, truyện ngắn của Thạch Lam, Xuân Diệu đến các bài thơ của Thế Lữ, Lan Sơn, Nguyễn Văn Kiện, Xuân Diệu độc giả hôm nay sẽ nhận thấy chủ đề mà các văn thi sĩ của Phong Hóa – Ngày Nay tập trung khai thác. Tuy nhiên, dữ kiện có tính xã hội học và dường như đáng tin cậy hơn cả vẫn là những quảng cáo trên các trang báo Phong Hóa – Ngày Nay.

Chú ý đến các sản phẩm quảng cáo, nội dung, ngôn ngữ quảng cáo, giả thuyết về sự tạo dựng một người phát ngôn đại diện cho tinh thần của tầng lớp thị dân, trung lưu trở nên có lí. Các quý bà, quý cô, thiếu nữ tân thời cần phải đến mĩ viện Amy để có được hàm răng xinh, ngực nở, dùng kem dưỡng da để có làn da đẹp, tập luyện thể thao để có eo thon,… nhằm thu hút sự chú ý của đàn ông, để giữ chồng, để kiếm tìm tình yêu. Muốn giữ được hạnh phúc cần phải biết khiêu vũ. Muốn đời sống hôn nhân – tình ái được mãn nguyện phải dùng dược phòng. Muốn tiến bộ phải tham gia Hội Ánh Sáng và các chương trình xã hội khác,… Ở phạm vi hẹp, hiện diện hữu hình của ái tình là thân thể, thơ Xuân Diệu đã nói lên một cách táo bạo, thiết thực nhất những nhu cầu của bộ phận công chúng này. Xem xét các tác phẩm thơ trên Phong Hóa – Ngày Nay với chủ yếu là sáng tác của Thế Lữ, Nguyễn Văn Kiện, Lan Sơn, Vũ Đình Liên, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính cho đến khi Với bàn tay ấy, Vì sao?, Xa cách, Đơn sơ của Xuân Diệu xuất hiện, các thực thể đôi ngực, mái tóc, đôi vai, sóng mắt, cặp môi, đôi hàm ngọc của răng, tay trong tay… với trạng thái ân ái (sát, kề, gần thêm nữa, quấn riết, trộn nhau,…) lần đầu tiên được thể hiện rạo rực và đắm say, gần gụi đến thế. Xét về mặt tư tưởng, ái tình trong thơ Xuân Diệu đã đi xa hơn, mạnh bạo hơn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ. Người ta không thể cam chịu như Nhung (Lạnh lùng), yêu nhau dưới bóng từ bi của Đức Phật như Tiểu Lan và Ngọc (Hồn bướm mơ tiên), cũng không thể cứ cách ngăn, lỡ dở như Loan – Dũng (Đoạn tuyệt), mộng mơ viển vông như trong thơ Thế Lữ. Chế Lan Viên quá xa lạ với cộng đồng này. Nguyễn Bính lại quê mùa quá. Chỉ có Xuân Diệu, ái tình của Xuân Diệu đã đến được với thế giới sâu kín, ẩn mật của tầng lớp thị dân, trung lưu, đang khao khát ái tình, khao khát tự do. Vẫn từ những thông tin quảng cáo, có thể nói, thuốc lậu Hồng Khê, Thanh Hà, Hưng Bình, dược phòng, hải sâm kiện thận, thuốc phòng tích, mĩ viện sửa ngực – eo Amy cho đến nước hoa Con Voi và khách sạn,… đã nói lên cụ thể phần nào nhu cầu ái tình – tình dục trong xã hội bấy giờ. Phóng sự của Việt Sinh về gái mại dâm (Hà Nội ban đêm), Trọng Lang về gái nhảy, cô đầu, nhà thổ (Hà Nội lầm than) càng giúp ta tin vào một giả thuyết về đời sống tình dục của tầng lớp thị dân. Không bàn đến phần tiêu cực, trụy lạc của tệ lậu, từ vũng tối của đời sống tinh thần – thể xác, Xuân Diệu đã nói một cách tinh tế, bằng những vần thơ bay bổng, du dương những rạo rực trong lòng người.

Thơ Xuân Diệu buổi ấy làm hiện hình “Nàng thơ” trong mơ tưởng của cư dân đô thị, có tiền, sống đủ đầy, và dần biết hưởng thụ – mà trước hết là hưởng thụ đời sống cá nhân, thân thể của mình. Không gì gần gũi hơn với cá nhân bằng ái tình – tình dục. Nếu để nói về nhu cầu ấy theo ngôn ngữ của một phóng sự điều tra xã hội, người ta đã có Thạch Lam, Trọng Lang hay phóng sự – tiểu thuyết của một người ở phe đối lập – Vũ Trọng Phụng. Nhưng, lớp công chúng ấy lại ưa trang hoàng đời sống ái tình bằng những lời có cánh, bằng một thứ ngôn ngữ “trau chuốt”, lịch lãm. Vì thế, họ cần một thi sĩ lãng mạn (thi sĩ lãng mạn trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng không phải là không có căn cước từ nhu cầu thực tế này trong xã hội).

Tự lực văn đoàn là một “tập đoàn” (Vũ Bằng) với cả nghĩa văn hóa, chính trị và thương mại. Bởi thế, từ góc độ diễn ngôn quảng cáo, Xuân Diệu có thể được xem như một sản phẩm được tập đoàn này tạo dựng, sản xuất nhằm đáp ứng các mục đích văn hóa, chính trị, thương mại. Sự tồn tại vững mạnh, có tính chất bá chủ của Tự lực văn đoàn trong đời sống báo chí Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX là điều kiện thuận lợi để tạo dựng một tượng đài – một thứ hàng hóa và qua đó tiếp tục duy trì thế lực của mình trước các đối thủ khác (Tiểu thuyết thứ Bảy, Tân Việt Nam, Ích Hữu, Loa, nhóm Tân Dân,…). Lợi ích cụ thể nhất chính là, với Xuân Diệu, tập đoàn này sẽ thu hút được đông đảo công chúng, khách hàng, hội viên (Hội Ánh Sáng), sẽ có thêm lợi nhuận thương mại, sức mạnh về chính trị và văn hóa,… qua đó thực hành tư tưởng cải cách xã hội và sâu xa hơn nữa của Tự lực văn đoàn. Câu hỏi “Độc giả của Xuân Diệu là ai?” hóa ra lại không dừng lại ở câu chuyện văn chương hay thương mại, mà đó là một chất vấn về hệ giá trị của một cộng đồng, một thời đoạn lịch sử. Cho đến nay, điểm nhìn này vẫn không phải đã mất đi tính hiệu quả của nó trong việc nhận diện những chuyển động của xã hội.

Theo Mạc Danh/Văn nghệ Quân đội

 

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ