Cãi vã để Trưởng Thành


Ở đời ai mà chẳng đôi lần cãi vã. Mỗi lần lại giúp tôi hiểu ra nhiều điều hơn, soi xét bản thân mình kỹ hơn. Những lần cãi vã ấy tạo thành tôi sau này, chín chắn và trưởng thành.

Ở đời ai mà chẳng đôi lần cãi vã. Người ta cãi để bảo vệ cái tôi to đùng, cãi để giành phần thắng cho bản thân. Đối tượng cãi thì nhiều lắm, từ đứa bạn nối khố cho đến bà bán cá cân điêu. Từ ông sếp khó tính cho đến thầy cô và thậm chí cả cha mẹ mình. Nhiều người sẽ quên ngay những lần cãi vã với người khác, nhưng cũng có người nhớ như in và thường xuyên suy ngẫm về những lần cãi vã chống đối ấy.

Lúc còn bé tôi vốn không phân biệt được đâu là cãi vã, đâu là tranh luận. Nhưng chúng tôi vẫn được dạy không được phép to tiếng hay gân cổ lên với bất kỳ ai. Và chúng tôi khá tuân thủ lời của cha mẹ về những điều dạy ấy.

Lần đầu tiên tôi thực sự cãi vã với một người là năm tôi chín tuổi. Năm đó bố vừa mất và tôi đang trong tình trạng hoang mang cực độ. Buổi ra chơi tôi lẳng lặng giấu mình vào một góc nhỏ trong sân trường. Những cậu bạn chơi đuổi bắt va vào tôi, một trong số đó quay lại chửi “cha mày” khiến tôi nổi cáu. Một đứa trẻ chín tuổi không hiểu quá rõ về nỗi đau mất người thân nhưng tâm lý bảo vệ thì vẫn nằm sẵn ở trong đầu. Tôi yêu cầu nhận được câu xin lỗi nhưng lại nhận được sự bắt nạt hội đồng. Những cậu bạn tuổi nhỏ nhưng tính tàn nhẫn không nhỏ ấy mỉa mai bố tôi, nói ông chết là đáng. Tôi đánh nhau! Cả nhóm bị giám thị túm lên phòng hội đồng và bắt ghi bản kiểm điểm. Một bé gái con ngoan trò giỏi là tôi đã chống đối lần đầu tiên trong đời. Tôi cố chấp khẳng định mình không sai, từ tranh luận bình thường tôi nhanh chóng chuyển sang cãi tay đôi với cô hiệu trưởng và thầy giám thị. Kết quả là buổi chiều hôm ấy tôi ngồi hơn ba giờ đồng hồ trong phòng hội đồng, không khóc, không giải thích, không chịu viết bản kiểm điểm, không nhận sai mà thể hiện sự chống đối bằng những im lặng lì lợm. Tối đó tôi được đón về nhà, khi mẹ hỏi vì sao con cãi nhau với cô giáo tôi đã khóc. Rất nhiều năm sau này tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện đó dù cô giáo đã quên và mẹ tôi chắc cũng đã quên. Vì đó là lần đầu tôi không đủ lý lẽ để tranh luận, đó là lần đầu tôi phải dùng tới những lời cãi vã để bảo vệ cho tâm hồn non nớt đang bị tổn thương của chính mình.

 

Lần thứ hai tôi cãi nhau với chú ruột của mình. Những người hàng xóm đồn đại mẹ có nhân tình. Chú tôi vốn đi làm ăn xa, ông trở về và nghe những lời đồn đãi không hay ho ấy. Lời nói trên mâm rượu đã khiến người chú vẫn đang còn tuổi thanh niên trở về buông lời thóa mạ mẹ tôi – người chị dâu mà chú ấy vẫn hằng kính trọng và đòi đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi chỉ nhớ lúc ấy tôi vác một con dao rất lớn lao ra chắn trước mặt mẹ, tôi cãi lại những lời thóa mạ ấy, tôi cãi trong nước mắt và bất lực. Tôi mười ba, chưa hiểu thế nào là “có nhân tình” nhưng biết đó là điều gì rất xấu. Tôi sợ những lời cãi lại của mình không đủ để thắng một người lớn xác hơn, không ngăn được chú đuổi mẹ ra khỏi nhà dù đó là nhà của mẹ con tôi và phải đem dao ra hỗ trợ. Mãi sau này tôi mới hiểu không chỉ tôi tổn thương mà cả chú cũng tổn thương. Sự kính trọng dành cho người anh đã mất, tình cảm yêu quý với chị dâu, tình thương dành cho các cháu và hơi men dẫn dắt khiến chú hành động sai hoàn toàn. Mẹ tôi không có nhân tình, cũng chẳng yêu thương ai khác ngoài bố, những lời đồn đãi chỉ là sự bắt nạt của xã hội hướng vào một bà góa với hai đứa con thơ. Lời xin lỗi sau đó của chú đã không làm tôi quên được hình ảnh mình nhỏ xíu, ôm con dao to đứng trước cửa nhà vừa gào vừa khóc.

Lần thứ ba tôi cãi nhau với sếp. Công việc gia sư không đủ để tôi sống sót ở thành phố và trang trải những chi phí ăn ở, nhà trọ và học phí của trường đại học. Tôi làm thêm công việc của một người phục vụ bàn ở nhà hàng vào buổi tối sau khi kết thúc lớp dạy gia sư buổi chiều. Ngay tuần làm việc đầu tiên tôi bị khách hàng buông lời cợt nhả. Tôi nhẫn nhịn và sự nhẫn nhịn của tôi khiến những người đàn ông vô văn hóa ấy càng làm tới. Ngay khi một người khách đưa tay ra định vuốt ve eo mình tôi đã tạt thẳng ly bia lên đầu anh ta. Cả chủ nhà hàng lẫn quản lý đều bị kinh động, họ rối rít bắt tôi xin lỗi khách, còn người đàn ông kia thì giương giương tự đắc nói sẽ yêu cầu nhà hàng đuổi việc tôi. Tôi không nhớ mình đã nói chính xác những gì, tôi chỉ biết mình mắng như tát nước vào mặt người khách kia. Và câu cuối tôi nói với quản lý là: “em chỉ bán sức lao động chứ không bán nhân cách” trước khi quăng tạp dề lên mặt người khách nọ và bỏ về.

Lần thứ tư, tôi cãi nhau với khách hàng. Một chị khách đã mua giày từ shop giày nhỏ của tôi và giặt bằng cách cho nó vào máy giặt khiến đế bị bung ra, phần hoa trang trí bị đứt rời. Chị khăng khăng cho rằng mình chỉ giặt tay và không hề dùng chất tẩy lẫn bàn chải. Thế nhưng vết xước dài trên thân giày lại là minh chứng tốt nhất cho việc giày bị cọ xát mạnh, những vệt keo chảy tràn ra cho thấy chiếc giày đã bị sấy qua. Hai hai tuổi, mới kinh doanh lần đầu và không đủ kinh nghiệm để xử lý tình huống dù mình chiếm lý lẽ. Tôi đã cãi lại người khách ấy, thậm chí to tiếng để giành phần thắng cho mình. Tôi đánh mất khách hàng đó và vẫn không làm cho những người khách khác quanh đó tin phục.

Tôi học được rất nhiều sau những trận cãi vã ấy. Lần đầu tiên, tôi cãi vã để bảo vệ cho tâm hồn tổn thương của bản thân và còn có một chút là bảo vệ cho danh dự của bố tôi. Dù các thầy cô chẳng mấy quan tâm điều ấy mà chỉ đang bắt lỗi tôi đánh nhau trong trường học. Lần thứ hai tôi cãi nhau với chính người thân của mình để cố bảo vệ mẹ, để thể hiện mẹ không sai, rằng tôi không bất lực, không vô dụng. Chỉ là tôi không biết rằng những lời cãi vã ấy đã thể hiện sự bất lực đến cùng cực, sợ hãi đến cùng cực. Lần thứ ba cãi vã là lần cãi nhau khiến tôi thoải mái nhất, tôi xả ra những uất ức của mình, tôi bảo vệ nhân cách của tôi thay vì chấp nhận uốn gối với những luật ngầm trong công việc. Đến bây giờ tôi vẫn cảm ơn lần cãi vã năm mười chín tuổi đó, cảm ơn bản thân dám hắt một ly bia lên khuôn mặt đạo đức giả của người khách ăn mặc lịch sự kia. Lần thứ tư cãi nhau lại là lần cãi vã ngây thơ nhất, bởi tôi chẳng cần phản ứng như vậy. Chuyện cãi vã đó không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh doanh nhưng làm tôi ghi nhớ rất sâu. Vì nó xảy ra trong những bước đầu tiên tôi bước ra đời sống. Nó khiến tôi nhắc mình thời thời khắc khắc phải kiềm chế bản thân và tìm hướng xử lý khác cho mọi chuyện. Nó giúp tôi phân định rạch ròi ranh giới tranh luận, tranh cãi và cãi vã. Mỗi lần lại giúp tôi hiểu ra nhiều điều hơn, soi xét bản thân mình kỹ hơn. Những lần cãi vã ấy tạo thành tôi sau này, chín chắn và trưởng thành.

Ai nói cãi vã chỉ là những lần giận dỗi hay vô lý? Đó là những lần va chạm để chúng ta lớn lên và hoàn thiện bản thân.

Nhím

Bình Luận

© Các tác phẩm sáng tác được xuất bản đều được bảo hộ bản quyền trong phạm vi hoạt động của CAYBUTTRE.VN, và đăng ký tác quyền DMCA. Đề nghị không sao chép, đăng tải, sử dụng lại những tác phẩm đó nếu không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. Trong trường hợp phát hiện ra các tác phẩm  đã xuất bản có dấu hiệu vi phạm về bản quyền, hãy liên hệ với đội ngũ Quản trị viên - Biên tập viên của chúng tôi và xin thông báo qua hòm thư info.caybuttre@gmail.com để phối hợp xử lý vi phạm. Trân trọng cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM
Danh sách thành viên Giới thiệu chung Quy định hoạt động
Các câu hỏi/đáp về CBT Trang vàng Cộng đồng CÂY BÚT TRẺ AUDIO

0 Comments

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Em tìm lại mình trong màu nắng Tháng Tư Nơi khoảng trời dường như chỉ một màu trong suốt Cánh đồng Loa kèn khoác á...
Căn phòng bỗng chùng chình Tiếng xì xầm, to nhỏ Áo trắng hồn nhiên quá Khung cửa nhìn Lo ra … Phố ngoài kia hố...
Ta đọc lại bài thơ đêm qua rồi bật khóc Muộn chiều nay…bụng đói cồn cào Những ngày cuối năm thiên hạ xôn xa...
Người nơi ấy giờ xa xôi quá Chẳng thể gần cho thỏa ước mơ Nụ Xuân e ấp đợi chờ Gửi trong muôn nẻo tình thơ t...
Trời lành lạnh, gió tạt vào lòng nghe buốt rát Những chiếc lá vàng rơi lững thững phía triền đông Con vẫn tha hươ...
Gác nhỏ đêm nay một mình ta Nhìn hoa tuyết rụng trắng sân nhà Đêm khuya lạnh lẽo nghe trong gió Chợt thấy giai n...
Nhằm điều chỉnh một số định hướng hoạt động mới, Cộng đồng Cây Bút Trẻ Việt Nam thông báo về một số thay đổi với thành viên (sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 30/1/2024) như sau: ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ...
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã nhận được tất cả 40 bài tham gia dự thi của 40 tác giả. Trong đó, có 33 bài dự thi được duyệt qua vòn...
Lâu lắm rồi mình chẳng viết được gì cả, không nổi một câu thơ, chẳng vẹn một ý truyện. Thỉnh thoảng, những đêm buồn như thế này, mình lại ngồi đọc những bài viết được đăng tải trên website, đọc nhữ...
Tạm biệt mái trường – Thơ Hương Tràm
Tôi tìm nhặt cánh Phượng rơi Mùa hạ đã đến, chợt trời đổ mưa Đâu rồi Hạt nắng lưa thưa Ve ngân h...
Kết quả cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh!”
Sau thời gian hơn 04 tháng diễn ra, cuộc thi viết “Những thiên thần không cánh” đã n...
Những điều Má không kể…!
Nó nhớ lúc nhỏ thứ quen thuộc nhất là bóng lưng của má. Đi đâu má cũng chở nó theo trên cái xe đ...
Mùa xuân có một thiên thần…
Thế rồi, mùa xuân năm ấy có một Thiên thần, đã mãi bay đi. Mẹ đã xa rời chúng tôi, không một lời...
Chị ấy tên là Hồng, biệt danh là Pink!
Cho dù câu chuyện có đang đi vào bế tắc, chỉ cần chị nói vài câu là mọi thứ sẽ vui vẻ. Chị biết ...
Ước mơ của Mẹ!
Xin lỗi mẹ vì có những lúc khiến mẹ phải buồn, con luôn muốn nói với mẹ dù con ngại ngùng đôi ch...
Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Hai 08, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Hai 07, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Hai 06, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Một 22, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Một 21, 2024 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Một 11, 2024 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 31, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 23, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 05, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Mười Một 04, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Chín 18, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Chủ Nhật, Tháng Chín 17, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 13, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Chín 06, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2023 CÂY BÚT TRẺ Thơ
Chủ Nhật, Tháng Tám 27, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Tư, Tháng Tám 23, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 21, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Tám 14, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Tám 05, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Thông tin - Kiến thức
Thứ Ba, Tháng Tám 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Ba, Tháng Bảy 25, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Sáu, Tháng Sáu 30, 2023 Biên tập viên Khánh Linh Tản văn
Thứ Hai, Tháng Sáu 26, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Năm, Tháng Sáu 01, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Bảy, Tháng Năm 20, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ
Thứ Hai, Tháng Năm 15, 2023 Biên tập viên Hương Tràm Thơ